Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Câu hỏi 249 : Kinh nghiệm khám định bệnh bằng máy đo áp huyết. Nhìn kết qủa của máy đo áp huyết trên huyệt, biết được bệnh của tạng phủ về khí-huyết hư-thực, hàn-nhiệt thay cho bắt mạch hay thay cho xét nghiệm y khoa.

Con Chào Thầy !!!

Con gặp trường hợp có 2 bệnh nhân trên 60 tuổi , huyết áp 2 bên lúc nào cũng ngưỡng 160, 170, đôi khi lên đến 180. Nhưng tâm trương lại thấp hơn tiêu chuẩn. ( khác với trường hợp của thầy Thanh Cao ( Bài 152 ) là tâm trương cao hơn tiêu chuẩn ). 

Nhịp tim đập cũng thấp hơn tiêu chuẩn nhiều. Toàn thân, móng tay, môi, mặt .v . v. sắc da thấy trắng bợt như thiếu máu. Chứ không thấy sắc đỏ như những người cao huyết áp. Người lạnh chứ không nóng. Hỏi bệnh nhân có cảm thấy choáng váng, đau đầu nhiều không. 1 người nói là hơi khó chịu đôi chút . Người còn lại trả lời là không. ( Chỉ có điều người nhà dẫn đi chữa đau lưng, đau khớp, đi đứng không vững tuổi già này nọ thôi chứ không chủ đích bệnh cao huyết áp.). Mặc dù bệnh nhân không có triệu chứng đau đầu. Nhưng con thấy áp huyết trên là không tốt.

Con phân vân là căn cứ nhịp tim, màu sắc, rờ chân tay cho thấy là Hàn. Nhưng bây giờ cho họ ăn đồ bổ máu, đồ nóng vào cho nhịp tim lên thì sợ huyết áp tăng thêm nữa. Mà ăn đồ lạnh nữa thì cũng không xong. Nguyên nhân là do cơ địa nên mặc dù áp huyết cao nhưng không gây đau đầu, hay do lý do nào khác thưa thầy.

Kính mong thầy xem xét, phân tích giúp con !!!

Chúc thầy và mọi người sức khỏe. Con cám ơn thầy !!!

Trả lời :

Căn cứ vào kết qủa số đo áp huyết có những trường hợp sau đây, lấy theo lứa tuổi trung niên:

Trường hợp 1, bình thường khỏe mạnh : 130/70-90mmHg mạch 70-80

A-Những trường hợp áp huyết cao thuộc thực chứng :

Trường hợp 2 : 160/70-90mmHg mạch 80 . Kết luận : Cao áp huyết đơn thuần, không có bệnh tim mạch.

Trường hợp 3 : 160/100mmHg mạch 80. Kết luận : Cao áp huyết hở van tim.

B-Những trưòng hợp áp huyết cao::

Trường hợp 4 :Thực chứng và thực nhiệt :

160/100mmHg 100 người nóng do nhịp tim nhanh, cao áp huyết, hở van tim.

Trường hợp 5 : Thực chứng và thực hàn :

160/70-90mmHg mạch 50-60, nhịp tim chậm nên người lạnh, hơi thở ngắn gấp mới bị cao áp huyết, giống như suyễn hàn.

Trường hợp 6 : 170/60mmHg mạch 65, người thực hàn, thiếu máu, áp huyết cao do tâm hư, thận thủy thực, hẹp van tim thỉnh thoảng bị ngộp thở hoặc hụt hơi. Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng cho áp huyết xuống, nhịp tim tăng lên.

C-Những trường hợp áp huyết thấp thuộc hư chứng :

Trường hợp 7: 130/60mmHg mạch 50 người lạnh, đủ khí thiếu huyết, do tim nhỏ..

Trường hợp 8 : 90/60mmHg mạch 50 người lạnh, thiếu khí thiếu huyết, do tim nhỏ.

D-Những trường hợp áp huyết thấp thuộc thực chứng :

Trường hợp 9 : 80/55mmHg mạch 120 thiếu khí, và thiếu máu, đang nóng sốt do máu nhiễm trùng, cơ tim co bóp chặt làm đau nhói ngực. Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu hạ nhiệt cho nhịp tim xuống thì áp huyết xuống theo, cơ thể lạnh, đi vào hôn mê chết sau khi ngủ. Nếu cơ thể còn sức đề kháng, thì cơ thễ vẫn giữ nhiệt cao, tim đập nhanh để giữ áp huyết không bị tụt thấp. Áp huyết này ở bên bờ cửa tử. Do đó cần phải bổ máu, nhịp tim sẽ châm lại mà áp huyết không bị tụt thấp.

E-Những trường hợp bệnh nan y có áp huyết giả:

Trường hợp 10 : hàn giả nhiệt : 90/60mmHg mạch 50, thiếu khí huyết, ngưòi nóng, dấu hiệu ung thư, cần phải uống thuốc bổ máu một thời gian 2 tháng cho áp huyết lên.

Trường hợp 11 : nhiệt gỉa hàn : 80/55mmHg mạch 120 thiếu khí người lạnh, trường hợp ung thư cấp tính, không nên đụng đến, áp huyết này cũng bên bờ cửa tử.

Trường hợp 12 : 130/65mmHg mạch 120 nếu người lạnh là do thiếu khí.và huyết, cần uống thuốc bổ máu cho máu đủ thì nhịp tim sẽ đập chậm lại và số tâm thu sẽ xuống..

Trường hợp 13 : 160/100mmHg 110 người lạnh. Nhiệt gỉa hàn, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, áp huyết sẽ trở lại bình thường, thân nhiệt đều, vì van tim mở lớn làm ứ khí huyết không thông.

F-Những trường hợp liên quan đến van tim đóng chặt :

Trường hợp 14 : 130/60mmHg mạch 70, có dấu hiệu thỉnh thoảng ho, khí công gọi là tiếng ho cứu mạng làm van tim bật ra, nếu không van tim bóp chặt không mở làm nhịp tim bị nhẩy mất nhịp.

Trường hợp 15 : 130/60mmHg mạch 120 người nóng, do van tim bóp chặt, máu không trao đổi được oxy, nên trong máu nhiều CO2 tạo nên máu nhiệt.

Trường hợp 16 : 130/60Hg mạch 120 người lạnh, van tim đóng chặt, do uống nhiều nước làm mất nhiệt của tâm hỏa.

Trường hop 17 : 130/60Hg mạnh 50 người nóng, hàn giả nhiệt, hẹp van tim, khí đủ, thiếu máu thực chứng, cần bổ máu và tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần thông khí toàn thân để điều hòa thân nhiệt.

Trường hợp 18 : 90/60mmHg mạch 55, giống trường hợp 7, nhưng người nóng không do sốt nhiễm trùng, hẹp van tim, vừa thiếu khí, vừa thiếu huyết. Cần bổ máu, và tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực.

G-Những trường hợp van tim hở, mở lớn :

Trường hợp 19 : 180/100-120mmHg mạch 75 , do giãn mạch, tim thòng, do uống thuốc giãn mạch, nên mạch bình thường. Nếu đưa áp huyết xuống bệnh nhân lại bị mệt do nhịp tim rối loạn qúa cao hoặc qúa thấp.

Trường hợp 20 : 130/100-120mmHg mạch 120, van tim mở lớn, tim to, hẹp ống mạch quanh màng bao tim, nên nhịp tim nhanh nếu cơ thể không bị nhiệt, không cao áp huyết.

Trường hợp 21 : 90/100-120mmHg mạch 55, thiếu khí huyết và tim lớn bẩm sinh, người lạnh, mặt phù., cần tập bài Nạp Khí Trung tiêu thông khí toàn thân, và làm van tim thu hẹp lại.

Trường hợp 22 : 80/100-120mmHg mạch 120, áp huyết thấp, mạch nhanh nhưng người không nóng, hở van tim do uống nhiều nước, đáy tim nở lớn, làm mệt, mặt phù nề.

H-Những trường hợp khi đo áp huyết máy bơm nhồi 2-3 lần mới cho ra kết qủa.

Trường hợp 23 : 130/120mmHg mạch 75, hở van tim do cholesterol , thân nhiệt bình thường.

Trường hợp 24 : 190/120mmHg mạch 95, hở van tim do ăn nhiều chất béo, cay, nóng, trán nóng, người có bụng mập. Châm nặn máu huyệt Thương Dương làm thông tim.

Trường hợp 25 : 120/60mmHg mạch 70 áp huyết bình thường, nhưng hẹp van tim do cholesterol đóng cục chặn nơi van khi van tim co lại làm nhói tim ngực. Cần tập bài Đứng Hát Kéo GốI Lên Ngực. làm mở van tim.

I-Những trường hợp đo kết qủa hai bên tay chênh lệch :

a-Bên tay trái cao hơn bên phải :

Trường hợp 26, Bên trái cao hơn tiêu chuẩn, bên phải đúng tiêu chuẩn:

Trái :160/80mmHg mạch 90, Phải : 130/80mmHg mạch 80 đo ăn nhiều không tiêu.

Trường hợp 27, bên trái cao hơn bên phải, cả hai cao hơn tiêu chuẩn :

Trái 180/80mmHg mạch 95, Phải 160/80mmHg mạch 85, người dư khí huyết do ăn nhiều chất bổ mà lườI tập thể dục.

Trường hợp 28, bên trái cao hơn tiêu chuẩn, bên phải thấp hơn tiêu chuẩn :

Trái 170/80mmHg mạch 90, Phài 115/80mmHg mạch 75. Áp huyết hai bên chênh lạch nhiều, bên cao bên thấp, do ăn thiếu máu, làm đau nửa đầu bên phải, thoái hóa xương cổ, vẹo cổ hay vẹo cột sống, rối loạn tiền đình

Trường hợp 29 : bên trái cao hơn bên phải nhưng cả hai dưới tiêu chuẩn :

Trái 110/78mmHg mạch 70, Phải 90/68mmHg mạch 65. Gan thiếu máu, cơ thể thiếu khí, do ăn nhiều chất chua, ngườI ốm gầy, đau nhức gân xương, ngườI lạnh, đau nửa đầu, khó thở, van tim hai bên không đều, hẫng nhịp tim. Cần uống thuốc bổ máu. tập bài Đứng Hát Kéo GốI Lên Ngực, Cúi Ngửa 4 Nhịp, và uống trà gừng mật ong.

Trường hợp 30 : bên trái cao hơn bên phải, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch nhanh :

Trái 110/78mmHg mạch 110, Phải 90/68mmHg mạch 110. Bệnh gan thiếu máu, có dấu hiệu chai gan, thoái hóa xương cổ, lưng, liệt dây thần kinh mặt, đầu chân tay tê, để lâu không chữa bổ máu, dẫn đến bệnh ung thư nội tạng.

Trường hợp 31 : bên trái cao hơn bên phải, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch chậm :

Trái 110/78mmHg mạch 55, Phải 90/68mmHg mạch 50. Gan thiếu máu bẩm sinh, đau nửa đầu, đau cổ gáy tay vai do không đủ máu tuần hoàn nuôi các khớp. Cần bổ máu, uống trà gừng, Thở Đan Điền Thần.

b-Bên tay phải cao hơn bên trái :

Trường hợp 32, Bên phải cao hơn tiêu chuẩn, bên trái đúng tiêu chuẩn :

Phải :160/80mmHg mạch 90, Trái : 130/80mmHg mạch 80, do chức năng gan thực, gan hơi nhiệt .

Trường hợp 33, bên phải cao hơn bên trái, cả hai cao hơn tiêu chuẩn :

Phải 180/80mmHg mạch 95, Trái 160/80mmHg mạch 85, tâm nhiệt, vì mẹ của tâm và con của tâm nhiệt, do ăn uống những thức ăn nhiệt gây táo bón. Tập Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng và dùng Phan Tả Diệp làm hạ áp huyết, xổ nhiệt độc cho gan.

Trường hợp 34, bên phải cao hơn tiêu chuẩn, bên trái thấp hơn tiêu chuẩn :

Phải 170/80mmHg mạch 90, Trái 115/80mmHg mạch 75, rối loạn tiền đình, tây y thường cho là virus trong tai. Bấm huyệt Ế Phong, bổ bên trái thấp, tả bên phải cao cho áp huyết hai bên quân bình.

Trường hợp 35 : bên phải cao hơn bên trái nhưng cả hai dưới tiêu chuẩn :

Phải 110/78mmHg mạch 70, Trái 90/68mmHg mạch 65, có dấu hiệu đau nửa đầu bên trái nhiều năm dẫn đến bệnh bướu não bên trái. Bấm bổ É Phong bên trái, tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực và Cúi Ngửa 4 Nhịp để cung cấp máu nuôi não, và uống thuốc bổ máu.

Trường hợp 36 : bên phải cao hơn bên trái, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch nhanh :

Phải 110/78mmHg mạch 110, trái 90/68mmHg mạch 110, là bệnh ung thư cấp tính do thiều khí huyết. Cần bổ huyết để mạch tim chậm lại. Tập thở Đan Điền Thần để duy trì áp huyết.

Trường hợp 37 : bên trái thấp hơn bên phải, cả hai dưới tiêu chuẩn nhưng mạch chậm :

Phải 110/78mmHg mạch 55, Trái 90/68mmHg mạch 50, do ăn những chất không bổ máu, những chất hàn lạnh, làm cơ thể thiếu máu, ăn không tiêu, đau bụng, bụng có hòn cục người thiếu khí suy nhược, phổi bị hàn đàm làm suyễn, tiêu chảy làm ra bệnh đường ruột, dẫn đến ung thư bao tử, ruột, bướu ổ bụng. Chỉnh lại cách ăn uống bổ máu, uống trà gừng mật ong, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực.

K- Đo áp huyết riêng của Tạng Phủ trên các huyệt liên quan :

Trong 37 trường hợp trên cũng có thể xảy ra tương tự, khi máy đo áp huyết vẫn để trên tay, nhưng bấm trên huyệt khác nhau để tìm bệnh khí-huyết của từng tạng phủ sẽ cho ra kết qủa khác nhau như :

a-Tìm bệnh khí-huyết ở phổi :

Bấm huyệt Vân Môn hay Trung Phủ bên trái thì đo áp huyết bên tay trái, bấm huyệt bên phải thì đo áp huyết bên tay phải, để biết phổi bên nào hư hay thực, hàn hay nhiệt.

b- Tìm bệnh khí-huyết của chức năng thận dương :

Bấm huyệt Khí Hải, đặt máy bên trái để biết tỳ khí và thận khí. Đặt máy bên tay phải đẻ biết can khí và thận khí.

Bấm huyệt Âm Giao đẻ biết chức năng thận thủy của thận trái, đặt máy bên tay trái, của thận phải, đặt máy bên tay phải.

c-Tìm bệnh khí-huyết của riêng tạng gan

Bấm huyệt Kỳ Môn bên phải thuộc gan tỳ. Bấm huyệt Chương Môn bên phải thuộc chức năng gan-tỳ và để máy đo áp huyết bên tay phải. Bấm huyệt Nhật Nguyệt phải để biết chức năng hoạt động của túi mật, máy đo đặt bên tay phải.

d-Tìm bệnh khí-huyết của tim :

Bấm huyệt Cưu Vĩ để biết bệnh tim bên trái qủa tim, để máy đo bên tay trái. Bên phải qủa tim, để máy đo bên tay phải.

Còn để máy đo bình thường, không bấm huyệt nào, là đo bệnh tim do ảnh hưởng ăn uống, đặt máy đo bên tay trái. Đặt máy do bên tay phải là đo tim do chức năng của gan.

e-Tìm bệnh khí-huyết ở bao tử :

Bấm huyệt Trung Quản, xem bệnh riêng của bao tử, về hư-thực, hàn-nhiệt, để máy đo áp huyết ở tay trái.

Nếu cũng bấm huyệt Trung Quản mà để máy đo áp huyết bên tay phải để xem chức năng gan ảnh hưởng đến bao tử để chuyển hóa thức ăn tốt hay xấu.

f-Tìm bệnh khí-huyết của riêng tạng tỳ :

Bấm huyệt Chu Vinh trái, đo máy bên tay trái, biết bệnh thuộc chức năng tỳ vị hư-thực, hàn-nhiệt..

Bấm huyệt Thiên Khê trái, để máy đo bên tay trái, sẽ biết bệnh liên quan đến phế-vị-tỳ.

L- Đo áp huyết dưới cổ chân trong nơi huyệt Tam Âm Giao :

Theo tiêu chuẩn khí công, số đầu của áp huyết tâm thu ở dưới chân chỉ khí lực ở chân, cao hơn ở tay 10mmHg là đúng tiêu chuẩn.

a-Nếu cao hơn tiêu chuẩn nhiều thì chân bị sưng, ứ tắc, nặng, tê, đau.

b-Nếu thấp hơn tiêu chuẩn nhiều là chân yếu không có sức, teo chân, liệt chân.

Số thứ hai tâm trương, chỉ ống động mạch và tĩnh mạch ở chân :

a-Nếu cao hơn tiêu chuẩn là có dấu hiệu ống mạch chân bị trương căng phình do ứ nước, mạch lươn, phình tĩnh mạch, nguyên nhân do uống nhiều nước làm bụng dưới to nặng đè chặn nơi động mạch háng.

b-Nếu thấp hơn tiêu chuẩn là mạch máu ở chân bị teo, do thiếu máu, có dấu hiệu gân chân và dây thần kinh bị co rút đau nhức, tê, chứng tỏ thận thiếu nước, khô xương, thoái hóa cột sống lưng, đĩa đệm bị chèn ép gọi là bệnh gai cột sống, năm ngón chân tê cứng mất cảm giác.

Số thứ ba nhịp mạch đập :

a-Mạch đập chậm hơn tiêu chuẩn là thiếu máu, và chân lạnh, co rút đau.

b-Mạch đập nhanh hơn tiêu chuẩn, chân nóng, thận nhiệt, sưng đau nhức.

Cả hai chân cả 3 số cao hơn tiêu chuẩn, có dấu hiệu bệnh viêm sưng tuyến tiền liệt, bệnh đường tiết niệu, ung thư tử cung, sa tử cung dây chằng.

Bên qúa cao, bên bình thường, bí tiểu, chân lạnh là có dấu hiệu đau lưng một bên xuyên ra phía rốn liên quan đến sạn thận.

Hai bên đều thấp dưới tiêu chuẩn là chân vô lực, có dấu hiệu liệt chân, teo chân.

Lưu ý :

1-Những thầy chữa không nên đụng vào cơ thể người bệnh trong những trường hợp áp huyết của người lớn tuổi đang bị ung thư có số đo dưới 90, chỉ hướng dẫn họ hay người nhà tự chữa bằng cách bấm huyệt Ế Phong làm tăng áp huyết, uống thuốc bổ máu, tập thở Đan Điền Thần hay thở trên 3 huyệt Thượng-Hạ Uyển. Cấm kỵ dùng Phan Tả Diệp khi áp huyết thấp làm tụt áp huyết thêm sẽ làm mất sức dễ bị tử vong.

2-Những trường hợp áp huyết qúa cao, cũng không nên đụng vào cơ thể bệnh nhân, chỉ hướng dẫn người nhà châm nặn máu 10 đầu ngón tay chân, và nằm thở ở Khí Hải với một cây bút hay đầu đũa ấn đè vào huyệt Khí Hải sâu 3cm, há miệng thổi hơi ra nhẹ nhàng, từ từ, trong 30 phút, nếu áp huyết xuống dần thì có kết qủa. Trường hợp này có thể dùng Phan Tả Diệp.

3-Trên đây là những trường hợp khám bệnh bằng máy đo áp huyết để biết tình trạng khí-huyết trong cơ thể thay cho cách bắt ba bộ mạch ở cổ tay của bệnh nhân theo phương pháp đông y là 3 bộ vị thốn-quan-xích, mục đích để tìm hư-thực, hàn-nhiệt, biểu-lý ở mỗi tạng hay phủ khác nhau.

Nhưng ưu điểm của máy đo áp huyết chính là máy đo khí huyết biết ngay được những yếu tố cần thiết để tìm ra bệnh về khí, về huyết của từng tạng phủ, cho ra con số chính xác về hư thực, hàn nhiệt.

Từ dó áp dụng quy luật lý luận ngũ hành tìm ra gốc bệnh để chữa bằng cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, sau đó kiểm chứng lại bằng máy đo áp huyết để biết kết qủa xem chữa đúng hay sai.

Thân

doducngoc