Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Khám bệnh theo âm dương bằng máy đo áp huyết

KHÁM BỆNH THEO ÂM-DƯƠNG BẰNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT

1-QUY LUẬT QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG :

Đông y tượng trưng Âm-Dương là một vòng tròn lưỡng nghi, 50% là âm, 50% là dương, dó là âm dương quân bình hòa hợp 100%, đối với thiên nhiên là Thủy-Hỏa, thủy tượng trưng cho ¾ nước biển trên qủa địa cầu, hỏa tượng trưng cho sức nóng mặt trời, đối với thiên nhiên, sự tương tác giữa thủy-hỏa tạo ra sự khí hóa biến đổi thời tiết, môi trường sống. Đối với sự sống trong người là sự khí hóa của 2 yếu tố Khí là dương và Huyết là âm.

Khí hóa tạo ra sự sống, nhưng muốn duy trì được sự sống thì sự khí hóa phải theo một quy luật gọi là luật khí hóa phải có thêm hai yếu tố “ âm trong dương” và “dương trong âm” làm cho âm dương chuyển động để khí hóa, được biểu tượng bằng vòng tròn tứ tượng, từ đó sinh ra bát quái ngũ hành.

Đới với thiên nhiên :

Mặt trời là dương. Nước biển là âm. Sức nóng mặt trời chiếu xuống biển làm mặt nước nóng lên (là dương trong âm), tuỳ theo sự tác động ít hay nhiều, mạnh hay yếu, mà tạo ra gió, ra sóng, bốc hơi nước, làm thay đổi áp suất không khí...làm thủy triều xuống.....Khi nước bốc hơi thành mây là trong dương trên bầu trời đã có mây là âm trong dương để giảm bớt sức nóng của mặt trời cầm giữ cho nước khỏi bốc hơi nhiều, cây cỏ khỏi bị cháy khô vì hạn hán, sau đó mây tụ lại thành mưa trả lại nước cho biển làm thủy triều lên, mưa làm mùa màng cây cỏ tốt tươi, không khí mát mẻ, tẩy rửa những ô nhiễm môi trường và những cặn bã ra biển, để rồi lại tiếp tục khí hóa liên tục theo thời gian ngày, tháng, năm, đều đặn để nuôi dưỡng thiên nhiên và sự sống cho muôn loài vạn vật.

Đối với con người :

Sự cấu trúc tự nhiên trên da thịt, trong cơ thể con người cũng theo quy luật khí hóa tự động, trong âm có dương, trong dương có âm.

Trên da phần cứng thuộc dương như đầu, gáy, lưng, mông là dương, nhưng dưới mông, bắp chân là phần mềm thì lại là âm, như vậy là trong dương có âm,

Phía trước như mặt từ cổ, ngực, bụng phần mềm là âm, nhưng xuống đùi, ống chân là dương, như vậy là trong âm có dương.

Dương tượng trưng cho hơi thở, cho khí lực co bóp tạng phủ chuyển động trong người, khí không thấy được nhưng đo được bằng máy đo áp suất, máy đo dung tích phổi, và tạo ra nhiệt.

Âm thì lạnh, là chất nhìn thấy được, tượng trưng cho máu, nước, dịch chất, đàm, cholesterol....

Bên ngoài phía da thịt là dương, bên trong cơ thể là âm. Thay vì ngoài da phải nóng, trong cơ thể phài lạnh, nhưng để quân bình nên ngoài dương có âm là máu chạy ra đến da nên da thịt mát mẻ, trong cơ thể là âm có dương là khí chuyển động trong tạng phủ để quân bình làm cơ thể ấm.

A-Dấu hiệu kinh nghiệm bệnh chứng của Âm-Dương theo Mạch :

Khi cơ thể bệnh là mất quân bình âm dương, nên 2 yếu tố quan trọng để chẩn đoán bệnh là âm (máu) và dương (khí) như :

1-Âm thằng thì dương bệnh.

Âm thịnh thì trong lạnh. Dương hư thì ngoài da lạnh. Bệnh âm thịnh dương suy thì phải bổ dương thông âm chứ không phải tả âm.

Những bệnh âm thắng dương như :

Đau bụng tiêu chảy, lưỡi trắng, rêu lưỡi ướt, mạch Trầm, Trì. Mạch Trì là hàn, mạch Trầm làm đau. Lưỡi trắng rêu ướt là âm thịnh, tiêu chảy là dư âm, không đủ dương.

2-Dương thắng thì âm bệnh :

Dương thịnh thì ngoài da nóng. Âm hư thì trong nóng.

Bệnh dương thịnh âm suy phải tả dương để ức chế dương và bổ âm để quân bình. Thí dụ như sốt cao, miệng khát nước, lưỡi đỏ, rêu khô ráo, mạch Hồng, Đại.

Sốt cao lưỡi đỏ mạch hồng đại là dương thịnh nhiệt, miệng khát lưỡi khô là thiếu nước do âm hư.

3-Âm hư triều nhiệt :

Âm hư sinh nội nhiệt (bên trong thiếu âm thủy, thiếu máu), âm trong dương hư không đủ ức chế dương, nên nhiệt ngoài vào tạng.

Hai loại nhiệt hội lại gọi là triều nhiệt.

Dương khí có dư thì mình nóng không có mồ hôi. Mồ hôi, máu, nước, dịch chất trong cơ thể thuộc âm. Âm hư thủy cạn như hạn hán do đó mồ hôi không ra là để duy trì lại âm. Nếu chữa sai cho tả ra mồ hôi làm mất âm gọi là vong âm.

Nếu đêm ngủ ra mồ hôi hay ban ngày ra mồ hôi trộm cũng sẽ làm vong âm hoặc sẽ bị viêm gan làm vàng da (hoàng hãn).

Bệnh âm hư triều nhiệt phải bổ âm, (bổ máu, nước), thanh dương (làm mát).

Thí dụ bệnh có các dấu hiệu sau : Lưỡi đỏ, ít tân dịch (miệng khô khát), không rêu, má đỏ, môi hồng, tâm phiền nhiệt, ho, ra mồ hôi trộm.

Lưỡi đỏ, má đỏ, môi hồng là tâm phiền nhiệt, là dương hỏa thịnh vào tâm, phế, tỳ (lưỡi, má, môi), phổi khô thành ho, lưỡi ít tân dịch không rêu là âm hư, ra mồ hôi trộm cũng là âm hư thiếu thủy, lại bị mất nước qua đường mồ hôi thì âm càng mất, dương hỏa càng lấn vào trong.

4-Dương thịnh triều nhiệt :

Dương trong dương ngoài đều thịnh, dương ngoài thịnh thì mình nóng, dương trong thịnh thì khí nghịch, âm không ức chế được dương trong, tức là âm cũng suy mới sinh nội nhiệt.

Muốn quân bình phải tả dương để ức chế dương, tồn âm.

Thí dụ có dấu hiệu bệnh như :

Suyễn mãn tính phiền táo, bí đại tiện, cuồng loạn nói xàm, rêu lưỡi vàng mọc gai, mạch Trầm có lực.

Suyễn mãn là do khí nghịch đầy phổi làm thở vào ít, ngắn, cuồng loạn nói xàm là phản ứng tự nhiên để làm bớt khí nghịch, bí đại tiện là âm thiếu, dương hỏa thịnh làm phân khô cứng khó ra, rêu lưỡi vàng là nhiệt vào tỳ vị, truyền bệnh cho phổi, mạch Trầm hữu lực là khí huyết bị bế tắc uất kết ở trong.

5-Vong âm vì âm qúa hư, dương thịnh :

Âm hư làm mồ hôi ra như tắm, không dính, vừa nóng vừa mặn, da nóng, chân tay ấm, sợ nóng bên ngoài làm cơ thể nóng thêm, miệng khát thích uống nước mát nhiều để cơ thể được quân bình, hơi thở to, lưỡi đỏ khô, mạch Hồng, Thực.

Muốn quân bình phải thanh tâm, liễm phế, chỉ hạn. Mồ hôi nóng mặn là ờ tâm ra nên phải làm mát tâm, muốn chỉ hạn là cầm mồ hôi không cho ra nữa phải đóng lỗ chân lông lại gọi là liễm phế khí. Đối với khí công tập bài Nạp Khí Trung Tiêu và b63 phế bằng bài tập Vỗ Tay 4 Nhịp để đóng lỗ chân lông giữ cho mồ hôi không ra và chữa được bệnh ra mồ hôi tay.

6-Vong dương do dương suy vì hàn lạnh :

Dương hư tự hãn, khi mất dương, mồ hôi ra như tắm, vừa lạnh, vừa dính nhớt, chân tay mát lạnh, sợ lạnh, miệng không khát, lưỡi ướt nhạt mầu, hơi thở yếu, mạch Vi, Tế.

Tự ra mồ hôi làm dương khí kiệt quệ, Mệnh Môn hỏa suy, nước thận thủy tràn lên, nếu mồ hôi cứ ra thì dương khí hết gọi là vong dương..

Muốn quân bình phải cho thận khí giáng xuống hạ tiêu dẫn hỏa khí Mệnh Môn đi xuống thì mồ hôi ngưng ra. Nếu tả cho âm thoát thì dương tuyệt, ngược lại phải hồi dương liễm âm, bổ chân hỏa là Mệnh Môn (dùng ngải cứu hơ Mệnh Môn, Khí Hải).

7-Chân âm bất túc :

Là chức năng chuyển hóa của thận thủy hư, âm hư sinh nội nhiệt gọi là hư hỏa theo Mệnh Môn lên làm cho mặt đỏ, môi đỏ như son, miệng lưỡi khô đỏ, không rêu, lòng phiền muộn, xây xẩm, ù tai...chân yếu, đau trong xương, ra mồ hôi, ác mộng, tiểu tiện bí, lòng bàn tay chân nóng, mạch Sác, Vi, Tế.

Tai ù liên quan đến thận, miệng lưỡi họng khô đỏ là thiếu thủy do thủy hư, tâm hỏa xuống Mệnh Môn để khí hóa thận thủy, thủy không có, hỏa khí của Mệnh Môn sẽ đi lên ức chế tâm làm tâm nóng thêm sinh ra phiền muộn, tâm truyền sang tỳ làm tỳ nhiệt nên môi đỏ như son, hỏa hại phế làm ra mồ hôi, hỏa hại tâm làm ra ác mộng, hỏa đốt khô thủy làm xương đau nhức, khí huyết nóng âm ỉ nên lòng bàn tay chân nóng, mạch Sác là nhiệt, không đủ khí lực tuần hoàn nên mạch yếu là Vi Tế.

Muốn quân bình phải đại bổ chân âm thận thủy và bổ mẹ của thùy là phế kim, mà không được tả dương khí.

8-Chân dương bất túc :

Là chức năng chuyển hóa của thận dương hư, Mệnh Môn không đưa tâm hỏa vào thận để chuyển hóa khí, thận thủy âm không được Mệnh Môn chuyển hóa dương khí cho nên cơ thể dư nước, ứ nước, dấu hiệu bệnh như sắc mặt trắng mét, da thịt mát lạnh, môi lưỡi nhợt nhạt, ho suyễn hàn, thận sưng phù, tiêu chảy thường vào lúc sáng sớm, đàn ông thì liệt dương, đàn bà thì lãnh cảm, tinh huyết lạnh, hai chân yếu, da chân bóng, mạch không có lực, mạch Nhược.

Muốn quân bình phải bổ thận dương Mệnh Môn để chuyển thận thủy hóa khí mà không được tả thận thủy làm tổn thương âm khí.

Dựa vào các thí dụ trên, các loại bệnh tật đều do âm dương mất quân bình nghĩa là âm dương không bằng nhau, và mất hòa hợp là âm đương hợp lại không đúng 100%, có khi thiếu, gọi là hòa hợi thiếu, hay thừa gọi là hòa hợp dư. Cần phải biết phân loại âm dương để biết cách chữa khi nào bổ âm, khi nào tả âm, khi nào bồ dương, khi nào tả dương, hay bổ dương thông âm, ức dương bổ âm, bổ âm thanh dương, tả dương tồn âm, hồi dương liễm âm...

Trong tất cả các bệnh đều phải biết phân biệt bệnh thuộc âm hay dương mới quyết định được cách chữa đúng.

B-Nguyên tắc điều chỉnh Âm-Dương :

Theo biểu tượng vòng tròn lưỡng nghi, thì một bệnh có thể do âm dương trong ngoài mất quân bình theo 8 loại căn bản như :

1-Dư dương, âm đủ : Phải tả dương như trường hợp biểu thực

2-Thiếu dương, âm đủ : Phải bồ dương như trường hợp biểu hư

3-Dư âm, dương đủ : Phải tả âm như trường hợp lý thực

4-Thiếu âm, dương đủ : Phải bổ âm như trường hợp lý hư

5-Dư dương, dư âm : Phải tả âm, tả dương như trường hợp biểu thực lý thực

6-Thiếu dương, thiếu âm : Phải bổ âm, bổ dương như trường hợp biểu và lý hư

7-Âm dư, dương thiếu : Phải bổ dương, giữ âm như trường hợp lý hàn

8-Dương dư, âm thiếu : Phải bổ âm, tiềm dương như trường hợp lý nhiệt

Không kể những trường hợp bệnh nặng của âm dương như : Chân âm bất túc, chân dương bất túc, vong âm, vong dương. Các trường hợp khác của âm dương đều nằm trong 8 biểu tượng vòng tròn lưỡng nghi căn bản, trong đó phản ảnh được biểu-lý, hư-thực, hàn-nhiệt.

2-LÀM SAO PHÂN BIỆT BỆNH CHỨNG ÂM DƯƠNG BẰNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT.

Theo KCYĐ

Thí dụ lấy tiêu chuẩn tuổi trung niên làm mẫu :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

A-KCYĐ đặt ra quy ước thực-hư về khí và huyết.

Về khí lực từ 120 đến 130, chênh lệch nhau 10 chia làm 2 phần, mỗi phần là 5mmHg

Về huyết lực từ 70-80 số chênh lệch cũng chia 5 phần, mỗi phần là 2mmHg

1-Về thực chứng của khí lực là dương dư thừa :

Khi nói tới dư dương thì lấy số tốí đa cộng thêm mỗi số 5mmHg là tăng 10% như :

130 + 5mmHg = 135mmHg là dương 60% ( như bệnh áp huyết cao vừa)

130 + 10mmHg = 140mmHg là dương 70% (như bệnh áp huyết cao)

130 + 15mmHg = 145mmHg là dương 80% (như bệnh áp huyết qúa cao, chảy máu cam)

130 + 20mmHg = 150mmHg là dương 90% (biến chứng gây tai biến mạch máu não gây tê liệt)

130 + 25mmHg = 155mmHg là dương 100% (đứt mạch máu não, xuất huyết làm chết người)

Nếu so với áp huyết tiêu chuẩn tuổi lão niên :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Áp huyết tâm thu tối đa là 140mmHg.

Khi áp huyết tăng 5mmHg= 145mmHg tây y kết luận áp huyết cao, phải dùng thuốc trị áp huyết.

Nhưng áp huyết tăng trên tiêu chuẩn 20mmHg là 160mmHg là áp huyết qúa cao.

Nếu so với áp huyết tiêu chuẩn tuổi thiếu nhi :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

Áp huyết tâm thu tối đa 100mmHg,

Khi bé có tâm thu cao hơn 20mmHg thành 120mmHg, cháu bị áp huyết cao hay chảy máu cam, mà các bác sĩ không thấy nguyên nhân này là dương tăng 80%, nên không chữa bệnh áp huyết, mà chỉ bôi vaseline vào mũi do nguyên nhân tróc niêm mạc mũi, và tây y thường nói rằng cháu lớn lên sẽ hết chảy máu cam. Nhưng thực ra áp huyết cao vẫn theo cháu lên đến tuổi thanh niên, trung niên vẫn bị chảy máu cam, vì không biết nguyên nhân dư dương 80% này.

2-Về thực chứng của huyết là âm dư thừa :

Khi nòi dư âm thì lấy số tối đa cộng thêm 2mmHg là tăng 10% như

80 + 2mmHg = 82mmHg là âm 60%

80 + 4mmHg = 84mmHg là âm 70%

80 + 6mmHg = 86mmHg là âm 80%

80 + 8mmHg = 88mmHg là âm 90%

80 + 10mmHg = 90mmHg là âm 100%

3-Về hư chứng của khí lực dưong thiếu :

Khi nói tới thiếu dương, thì lấy số tối thiểu trừ đi mỗi số 5mmHg là thiếu 10% như ;

120 – 5mmHg = 115mmHg là dương thiếu còn 40%

120 – 10mmHg = 110mmHg là dương thiếu còn 30%

120 – 15mmHg = 105mmHg là dương thiếu còn 20%

120 – 20mmHg = 100mmHg làdương thiếu còn 10%

Áp huyết khí lực dưới 100mmHg là thuộc bệnh nan y, khó chữa.

4-Về hư chứng của huyết là âm thiếu :

Khi nói tới thiếu âm thì lấy số tối thiểu trừ đi mỗi 2mmHg là thiếu 10% như :

70 – 2mmHg = 68mmHg là âm thiếu còn 40%

70 – 4mmHg = 66mmHg là âm thiếu còn 30%

70 – 6mmHg = 64mmHg là âm thiếu còn 20%

70 – 8mmHg = 62mmHg là âm thiếu còn 10%

Áp huyết tâm trương huyết lực thấp dưới 62mmHg là bệnh nan y khó chữa.

B-Thực hành khám bệnh âm dương bằng cách khám âm-dương nhiệt độ của bàn tay và máy đo áp huyết :

Mu bàn tay là dương, lòng bàn tay là âm.

Người khỏe bình thường, muà hè nóng thì bàn tay mát, mùa lạnh thì bàn tay ấm.

Nếu có sự chệnh lệch hàn-nhiệt thì cơ thể có bệnh, gọi là mất quân bình âm-dương.

a-Thí dụ 60% dương, 40% âm, nếu đo áp huyết, dương 60% là 135mmHg , âm 40% là 68mmHg , áp huyết sẽ là 135/68mmHg, nhưng hòa hợp lại vẫn còn đủ 100% cả 2 phần, trường hợp này dùng châm cứu hay huyệt điều chỉnh lại âm-dương sẽ có kết qủa.

b-Nếu vừa mất quân bình âm-dương, vừa mất hòa hợp do tà khí lục dâm (thời tiết xâm nhập), hay do ăn uống sai lầm phá hỏng âm-dương, thay vì 60% dương, 40% âm là mất quân bình âm-dương nhưng còn hòa hợp, nay trở thành bệnh 80% dương 40% âm là vừa mất quân bình, vừa mất hòa hợp thừa dương, hay khi đo áp huyết có kết qủa (80% dương là 145mmHg, 40% âm là 68mmHg) đo áp huyết nếu có kết qủa là 145/68mmHg có nghĩa dương bên trong đã thịnh 60% lại thêm lục dâm hay thức ăn làm dương tăng thêm đến 80% làm thân nhiệt nóng không ra mồ hôi, khát muốn uống nuớc là tại sao? Vì âm có 40% là thiếu, sinh ra nội nhiệt, sự khí hóa tự động để bảo vệ cơ thể là phải giữ không cho âm mất thêm, nên vệ khí của cơ thể tự động không cho xuất mồ hôi, mà phải cần nước ở ngoài bổ sung thêm mới bảo tồn được âm.

Với lý thuyết này, khi chúng ta nghe một bệnh nhân nói người tôi nóng mà không bao giờ ra mồ hôi, có nghĩa người ấy có bệnh dương thừa, âm thiếu, cách chữa cần uống nước bổ sung, hay thiếu máu, nếu đo bằng máy đo áp huyết, thì bệnh này sẽ có số đo áp huyết khí lực thừa, huyết lực thiếu như : 145/68mmHg.

c-Ngược lại âm 80% (86mmHg), dương 30% ( 110mmHg), kết qủa nếu đo áp huyết thấy 110/86mmHg, cũng là âm dương vừa mất quân bình vừa mất hòa hợp vì dư thừa âm, là dương hư thiếu, sẽ tự thoát mồ hôi để bớt âm, nên không khát, không thích uống nước làm âm dư thừa. Nếu có người nói, người tôi hay ra mồ hôi, mà không thích uống nước, chúng ta biết ngay là bệnh âm thừa, dương thiếu, nếu đo bằng máy đo áp huyết sẽ có kết qủa như 110/86mmHg., trường hợp này châm cứu dùng huyệt, tả dư, điều chỉnh cho âm dương hòa hợp thì dễ.

Đối với khí công tập cho ra mồ hôi thì làm giảm âm.

d-Nếu âm 60% (82mmHg), dương 20% (105mmHg), khi đo áp huyết có kết qủa 105/82mmHg), cơ thể mất quân bình hoà hợp vì thiếu, có nghĩa là cơ thể thay vì 60% dương và 40% âm, tuy mất quân bình, nhưng vẫn hòa hợp đủ 100% thì dễ chữa bằng huyệt châm cứu có kết qủa, nhưng lại bị lục dâm như gió lạnh xâm nhập, mặc áo không đủ ấm, hay ăn uống thức ăn có tính hàn, hay giận dữ bực tức nói nhiều làm mất khí, mất nhiệt, sẽ đi đến vong dương là mất dương, kiểm tra bằng áp huyết có dương thấp còn dưới 10% hay dưới 100mmHg là sắp vong dương khi mất dương dần thì dưới 90/82mmHg, rồi xuống dần 80/82mmHg, xuống 70/82mmHg dương mất dần gọi là vong dương, thì bệnh này không thể chữa khỏi bằng huyệt hay châm cứu, mà phải tập khí công tăng khí, điều chỉnh ăn uống thuốc đông y tăng dương bớt âm để tái lập quân bình hòa hợp 50% âm+50% dương thành 100% thì mới khỏi bệnh.

Tại sao nói chânn cứu không chữa được bệnh này ? Vì châm cứ là điều chỉnh khí huyết sẵn có trong người đượng quân bình, như 60% âm + 20% dương, diều chỉnh quân bình là 40% âm+ 40% dương, thì vẫn còn gốc bệnh chưa hòa hợp 100%, vì thiếu âm phải bổ sung âm bằng thuốc bổ máu, uống nước, thêm đường, bổ sung dương bằng tập khí công, làm tăng âm tăng dương không phải nhiệm vụ của châm cứu, do đó các thầy châm cứu cổ xưa biết thêm cách dùng thuốc để cho bệnh nhân bổ sung phần thiếu mới khỏi bệnh.

e-Nếu âm 20% (64mmHg), dương 60% (135mmHg),khi áp huyết đo được 135/64mmHg, trong trường hợp đang bị bệnh âm 40% dương 60%, khi theo dõi mạch hay áp huyết từ 135mmHg (dư dương 10%, so với tiêu chuẩn tuổi), âm 68mmHg (thiếu 10% so với tiêu chuẩn tuổi), đo áp huyết sẽ là 135/68mmHg đối với tây y là tốt, vì không biết tình trạng khí huyết âm dương như đông y là áp huyết đang có bệnh. Khi âm xuống còn 20% thì áp huyết từ 135/68mmHg sẽ mất thêm âm còn 135/64mmHg, tự nhiên mất thêm âm dễ dàng như mất nước, tiêu chảy, bệnh viện lấy thêm máu để thử nghiệm, mệt xuất mồ hôi, lại không uống thêm nước hay dùng thuốc bổ thêm máu, khiến 6mmHg mất dần, sẽ đến tình trạng vong âm, là trường hợp gây ra ung thư và cách chữa của tây y lấy máu nhiều mà không cho bổ thêm máu sợ tế bào ung thư phát triển là đã tự làm vong âm thêm như 135/50mmHg, lúc đó bệnh nhân mất máu nuôi tế bào mà chết chứ không phải do ung thư mà chết.

Tóm lại mất âm phải bổ sung thêm âm là nước, là đường, là máu, ăn uống bổ máu, châm cứu hay dùng huyệt chì làm quân bình âm dương trong cơ thể như 60% âm +40% dương, châm cứu bấm huyệt, trên nguyên tắc là thầy giỏi biết điều chỉnh thì kết qủa tốt sẽ quân bình 50-50% âm dương, hay mất quân bình hòa hởp dư thừa như 40% âm 80% dương, dùng huyệt cắt tả bới dương 20%, còn 60 % dương diều chỉnh 10% sang bù cho âm 10% để quân bình hoà hợp, nhưng ai biết làm diều này, nếu không nhờ máy đo áp huyết để đưa kết qủa về tiêu chuẩn tuổi, thì chỉ là chữa mò, kết qủa chỉ tạm thời vì chưa chữa đúng gốc bệnh đưa áp huyết về tiêu chuẩn âm dương quân bình và hòa hợp

Còn mất quân bình âm dương thiếu, thì châm cứu, khí công không chữa đúng gốc bệnh là thiếu thì bổ sung âm bằng thức ăn chứ không phải bằng huyệt làm tăng máu được, như xe thiếu xăng không thể châm cứu giống như chỉnh vặn nút này nút kia hay khí công là đẩy cho xe chạy được.

Nếu mất quân bình thiếu hòa hợp, tại sao nói châm cứu hay bấm huyệt hay khí công không chữa đúng gốc bệnh được, thí dụ 30% âm. 50% dương, châm cứu hay bấm huyệt giỏi thì chỉ giúp quân bình thành 40-40%, vì thiếu không làm thành 100% được, cho nên dư thì dễ chữa, thiếu thì cần phải bù từ bên ngoài vào. Muốn biết thiếu thừa hay quân bình đúng cũng cần phải đo áp huyết theo dõi cả 3 số đúng tiêu chuẩn.

Khí công và châm cứu bấm huyệt có thể cắt bớt khí, bớt huyết, nhưng không thể thêm huyết, thuốc bắc có thể thêm âm, thêm dương, nhưng dương là khí dễ bị mất khi bệnh nhân không biết cách duy trì khí để bảo quản âm huyết, do đó mà những bệnh nan y chữa không khỏi, vì thiếu âm như chất bổ máu, thiếu nước, thiếu đường, nên hiện nay sở dĩ có nhiều bệnh ung thư do thiếu âm là máu và đường, thiếu máu và đường được thấy rõ nhờ máy đo áp huyết.

Theo thống kê thì số tâm trương là máu, nước, mỡ lẫn lộn trong máu, nên tâm trương cao, nhưng có thể vẫn thiếu máu mà dư thừa nước, dư thừa mỡ, cholesterol, nên cần phối hợp với xét nghiệm tây y để biết có dư cholesterol trong máu, hay thiếu hồng cầu hay không.

Còn nếu theo đông y, nhìn dấu hiệu thiếu máu hiện trên mắt, lưỡi, da thấy thiếu mà tâm trương cao thì không phải dư máu mà dư mỡ, dư nước, cho tập khí công cho người tăng nhiệt toát mổ hôi, tan mỡ thì tâm trương sẽ hạ thấp mới là tình trạng thực của lượng máu trong cơ thể. Còn nếu người ốm, bụng nhỏ, không chứa nước chứa mỡ thì tâm trương cao mới thực là dư máu.

Tuy nhiên thiếu âm do đường thì khi thử máy đo đường ai cũng thấy thiếu so với tiêu chuẩn âm theo đông y phải phù hợp vói nhịp tim, mạch không Sác, không Trì mà mạch Hoãn từ 70-80, hiện nay trên thế giới đều khuyên bớt ăn đường làm thiếu âm là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, và hiện nay nền y học hiện đại tiên đoán đến năm 2060 trên thế giới sẽ có 40% dân số thế giới mắc bệnh ung thư, thay vì y học tiến bộ, thì bệnh viện phải ít cần đến, nhưng ngược lại y học càng tiến bộ thì bệnh viện càng xây lớn và xây nhiều bệnh viện để nhận được nhiều bệnh nhân hơn, sơ thiếu không đủ chỗ cho người bệnh, đó là một nghịch lý của sự tiến bộ trong ngành y.

Để phòng bệnh, cần biêt tình trạng bệnh qua kết qủa máy đo áp huyết, và để biết đông y hay tây y chữa đúng hay sai, khỏi hay chưa khỏi, nặng hay nhẹ, cả hai loại thầy thuốc khi muốn chữa bệnh là phải biết cách điều chỉnh tình trạng khí huyết cho bệnh nhân quân bình và hòa hợp, hay chính bệnh nhân phải nhờ vào máy đo áp huyết so với tiêu chuẩn tuổi sẽ biết được kết qủa trong thời gian điều trị đúng hay sai, hay tự biết khi nào cần bổ sung khi nào phải cắt bỏ dư thừa do ăn uống hay do thuốc, do đó cách chữa tự nhiên nhất là không được lạm dụng dùng thuốc suốt đời khi kết qủa máy đo áp huyết là máy đo tình trạng âm-dương khí huyết đã được quân bình trong tiêu chuẩn tuổi.

Nhờ máy đo áp huyết mới kết hợp được kiến thức đông tây y, lý thuyết bệnh của đông y lúc nào cũng cho rằng mất quân bình âm dương khi thiếu khi dư mà gọi là hư thực, tây y thắc mắc lấy gì chứng minh, nay môn Y Học Bổ Sung lấy máy đo áp huyết chứng minh bằng con số cụ thể như trên, như vậy từ nay với con mắt nhìn kết qủa máy đo áp huyết, thầy đông y biết thế nào là khí huyết bị bệnh, nhưng ngược lại, tây y dùng máy đo áp huyết lại không thấy bệnh chi tiết rõ ràng như đông y, mà cứ cho rằng áp huyết từ 100-140mmHg, trong giới hạn này đều tốt mà không thấy số nào bệnh, số nào không bệnh rõ ràng là một thiếu sót sai lầm.

C-Một thí dụ mẫu để tìm bệnh âm-dương mất quân bình hòa hợp :

Nam, 28 tuổi, cách đây hai năm cháu bắt đầu bị bệnh, đau đầu mờ mắt, dạ dày, đại tràng rồi đau cổ vai gáy, rồi huyết áp thấp, nhịp tim chậm. Và hiện tại bây giờ cháu rất yếu, hụt hơi khó thở, thỉnh thoảng nhói tim, mắt mờ lắm và rất khó tập trung nhìn vào vật cụ thể. Tay không lạnh nhưng từ bụng đến chân rất lạnh, sợ gió sợ lạnh, bụng cồn cào khó chiu, các khớp không được êm ái, đi tiểu nước tiểu vàng. Huyết áp cháu đo được như sau ạ:

-trước ăn:+tay trái: 97/49/59 + tay phải:113/53/57

sau ăn: + tay trái: 105/49/58 + tay phải:107/55/58

So với áp huyết tiêu chuẩn tuổi :

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

1-Cách tính nhanh về khí lực :

Cứ thấp 1 lần 5mmHg thì dương còn 40%

2 lần 5mmHg thì dương còn 30%

3 lần 5mmHg thì dương còn 20%....

Khí lực lấy số tối thiểu 110 trừ 97 tay trái = 13 (hơn 2 lần 5mmHg) thì dương còn khoảng 25% trước khi ăn.

Sau khi ăn tay trái 120 trừ 105 = 15 (là 3 lần 5mmHg) thì dương còn khoảng 20%. Như thế là thức ăn đã làm mất dương.

Tay phải trước khi ăn áp huyết phải cao, lấy 120 trừ 113 = 7 (hơn 2 lần 5mmHg) dương còn khoảng 25%

Sau khi ăn, áp huyết bên gan xuống 110 trừ 107 = 3mmHg dương còn khoảng 45%

2-Cách tính nhanh về huyết lực :

Cứ thấp 1 lần 2mmHg thì âm còn 40%

2 lần 2mmHg thì âm còn 30%

3 lần 2mmHg thì âm còn 20%....

Lấy tiêu chuẩn thấp 65 trừ 49 tay trái = 16mmHg là gấp 8 lần, thì thức ăn không có bổ âm huyết 0%

65-54= 11mmHg gấp 5,5 lần thì làm mất máu trong cơ thể thêm gọi là tình trạng vong âm

Nhịp tim tiêu chuẩn trung bình 68 so với nhịp tim hiện tại sau khi ăn 58 là thiếu 10 là thiếu đường, mạch Trì đi chậm và người lạnh

Kết luận : Tính theo % chuyển hóa thì dương còn 20% , âm còn 0% là thức ăn không có tạo máu

Tính theo % hấp thụ bên gan, đây là bệnh dương còn 45%, âm 0%

Đây là dấu hiệu ung thư.

Muốn cứu bệnh này, thì uống thêm đường là tăng âm, đường pha với nước, nước cũng là âm làm tăng lượng máu tuần hoàn, nhưng tạm thời làm giảm tỷ lệ hồng cầu vì máu loãng. Tuy nhiên nhờ đường làm chức năng chuyển hóa thức ăn và tăng tính hấp thụ thức ăn thành máu với điều kiện phải uống thuốc bổ máu, ăn thức ăn bổ máu, kiêng ăn chất phá máu, chất hàn lạnh làm giảm nồng độ đường không đủ nhiệt chuyển hóa thức ăn, và giúp tăng nồng độ máu tuần hoàn.

Sau khi ăn cần thử đường, đường-huyết thiếu dưới 8.0mmol/l phải uống thêm đường rồi tập bài khí công chuyển hóa thức ăn : Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mền Bụng 300 lần, đang tập thấy mệt không tập nổi do thiếu đường là thiếu âm nhiều, cần thử lại đường, và uống cho đường tăng lên trên 8.0mmol/l rồi tập tiếp cho đủ số 300 lần.

Sau đó tập bài làm tăng áp huyết : Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần và bài Nằm Đá Gót chân vào mông 300 lần làm tăng thân nhiệt, tăng áp huyết chuyển hóa đường giúp bao tử chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, giúp gan hấp thụ chất bổ thức ăn thành máu.

Sau khi tập, đo lại áp huyết và đường bên gan :

115/60mmHg 65 kết qủa là dương không thiếu, nằm trong tiêu chuẩn, âm còn thiếu 5mmHg khoảng 25% là do còn thiếu đường, vì nhịp tim ở mức tối thiểu thì đường tương đương 6.0mmol/l, phải uống thêm đường để tồn âm (là giữ âm không bị mất).

Do đó, cách phòng ngừa ung thư là cơ thể cần máu và cần đường chuyển hóa thức ăn để tập khí công, nếu uống đường mà không tập khí công thì thức ăn không được chuyển hóa thành máu nên âm vẫn thiếu, mà đường bị giữ trong mỡ bụng, muốn tan mỡ bụng và tăng đường chuyển hóa thì không cần uống thêm đường, chỉ cần tập khí công cho xuất mồ hôi thì đường xuất ra theo máu tuân hoàn, đo lại đường trong máu sẽ tăng.

Tập khí công phòng bệnh, chữa bệnh, có ưu điểm tăng dương, nhờ đường giúp thức ăn chuyển hóa máu và bảo vệ âm không bị mất, KCYĐ chỉ không chữa được những bệnh kiêng ăn bổ máu, bổ đường như kiểu thiếu âm thiêu dương mà ăn gạo lức muối mè làm ất thêm âm mất thêm dương do không theo dõi âm-dương bằng máy đo áp huyết và máy đo đường và lười tập để bị bệnh nặng khó chữa hì đành bó tay.

D-Phương pháp đánh giá các thầy chữa bệnh một cách công bình :

Y học mục đích học cách chữa bệnh cho mọi người, không phân biệt đông tây y, châm cứu, bấm huyệt, thuốc bắc, dinh dưỡng, dưỡng sinh, khí công, vật lý trị liệu, hay y học dân tộc cổ truyền bản xứ hoặc bất cứ phương pháp chữa bệnh nào....cần phải đạt được kết qủa giống nhau.

Khi sinh viên y khoa học các môn, muốn tốt nghiệp ra trường phải bốc thăm chữa bệnh cho một bệnh nhân, được kiểm chứng áp huyết và đường trước, sinh viên muốn chữa theo phương pháp nào cũng được, hội đồng giám khảo chấm đậu rớt căn cứ vào kiểm chứng đo áp huyết và đường sau khi chữa đã được quân bình âm dương chưa, nếu khỏi bệnh, áp huyết và đường lọt vào tiêu chuẩn thì cho tốt nghiệp hạng ưu, nếu không đạt được tiêu chuẩn như thế thì cho chữa bệnh nhân thứ hai, nếu đạt tiêu chuẩn cho đậu hạng trung bình, nếu không đạt tiêu chuẩn cho chữa thêm một bệnh nhân thứ ba, nếu đạt tiêu chuẩn thì cho đậu hạng thứ, cả 3 bệnh nhân không đạt tiêu chuẩn thì cho rớt.

Với cách này, hội đồng giám khải sẽ hỏi vấn đáp : anh hay chỉ làm cách nào mà đã làm cho khí lực tăng hay giảm, làm cách nào đã làm cho huyết lực tăng hay giảm, từ đó có người nói, tôi dùng huyệt, tôi cho tập khí công, tôi cho uống thuốc viên, tôi cho ăn, tôi cho uống nước dinh dưỡng...sau mỗi khóa sẽ đúc kết được nhiều kinh nghiêm về dùng huyệt, dùng thuốc, dùng thức ăn thuốc uống và tập khí công...tất cả sẽ là một môn thuốc chữa đúng bệnh mà mọi người cần phải học, để cho các sinh viên y khoa các khóa sau tiến bộ hơn.

Với cách này thì các thầy thuốc không còn tranh cãi khen chê đông tây y, y học dân tộc cổ xưa của bản xứ nữa, ví nó đều là kho báu của nhân loại.

3-KHÁM BỆNH NGOẠI TÀ LỤC DÂM VÀ NỘI TÀ DO ĂN UỐNG BẰNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT.

Chúng ta đã biết dùng máy đo áp huyết để biết lực co bóp thức ăn, phần trăm chuyển hóa thức ăn và phần trăm hấp thụ thức ăn thành máu.

Còn đây là cách khám bệnh do ngoại tà hay nội tà làm xáo trộn âm dương khí huyết như thế nào để phân biệt, mới biết cách chữa đúng.

Áp huyết đo tay trái để tìm bệnh do ăn uống sai hay đúng, nếu ăn sai làm ra bệnh gọi là do nội tà .

Áp huyết đo tay phải thuộc gan là phong ảnh hưởng do thời tiết lục dâm bên ngoài xâm nhập vào cơ thể cũng là do phong là gió xâm nhập vào lỗ chân lông như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp, trúng thử (trúng nắng), sẽ làm thay đổi áp huyết bên tay phải.

A-Bênh lục dâm làm thay đổi áp huyết bên tay phải từ nhẹ thuộc Biểu chứng đến nặng thuộc Lý chứng :

Tuy nhiên, đông y phân biệt bệnh lục dâm, có nghiã 6 khí do thời tiết như : khí phong, hàn, thử (nắng), thấp, táo (hanh khô), nhiệt oi bức, thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, gọi chung là lục tà hay tà khí hay ngoại tà, lúc mới xâm nhập thì còn ở ngoài da, thuộc biểu bì, ở lớp Khí phần nên gọi là bệnh còn ở Biểu, sẽ có dấu hiệu của biểu chứng như sốt, cảm, ho......sốt thì nhịp tim tăng thành mạch Sác, ra mồ hôi, như đổ mồ hôi là mất âm số tâm trương giảm, nhưng cơ thể mất năng lượng lại bị thiếu đường, hay ngược lại là cảm hàn không ra mồ hôi, rét lạnh....rét lạnh thì mạch trì, không ra mồ hôi thì âm không mất, hàn tà thì làm giảm khí lực tâm thu, lạnh thì mất nhiệt lượng là giảm đường-huyết...

Khi bệnh để lâu không chữa khỏi thì tà khí xâm nhập vào sâu bên trong là Bán biểu, Bán lý, rồi nặng nữa gọi là tà khí nhập vào Lý, là vào đến máu thuộc huyết phần khiến máu bị nhiễm trùng, áp huyết sẽ thay đổi khác nhau, khi so với tiếu chuẩn tuổi, chúng ta sẽ thấy được dương tăng hay giảm bao nhiêu %, âm tăng hay giảm %.

B-Bệnh nội tà do thức ăn thuộc lý chứng làm thay đổ áp huyết bên tay trái nhiều hơn tay phải :

Thức ăn sẽ ảnh hưởng ngay đến khí lực, huyết lực và nhịp tim ngay tức khắc, nếu tốt thì giữ áp huyết lọt vào tiêu chuẩn, dư thừa thì có thức ăn hay thuốc uống sai bệnh, làm tăng hay giảm khi, có thức ăn hay thuốc uống làm tăng hay mất máu, có thức ăn làm tăng hay giảm đường làm tăng hay giảm nhịp tim.

Do đó cần phải dùng máy đo áp huyết theo dõi thức ăn hay thuốc uống đúng hay sai trước và sau khi ăn để luôn giữ áp huyết được quân bình âm dương hòa hợp trong tiêu chuẩn. Với lý do cơ thể muốn khỏe mạnh luôn giữ cho quân bình âm-dương quân bình hòa hợp, nên không bao giờ đông y phải dùng thuốc suốt đời sẽ gây ra trạng thái mất quân bình âm-dương cho cơ thể.

Nhớ rằng thức ăn cũng là thuốc, nên thay đổi thức ăn hay thuốc đều làm áp huyết thay đổi tốt hay xấu. Bất cứ thứ gì vào bao tử cũng đều là thuốc, thuốc đến từ thức ăn, từ thuốc, do đó tránh bị trùng lấp như uống thuốc làm hạ đường thì đường huyết đã hạ lại còn kiêng ăn đường làm đường đã hạ thêm lần thứ hai, lại ăn những thức ăn làm hạ đường như chất chua, làm cơ thể mất đường 3 lần khiến đường-huyết xuống thấp mà vẫn phải uống thuốc suốt đời khiến cơ thể mất đường là mất âm hại thần kinh điều khiển chức năng khí hóa, làm yếu tế bào sẽ gây ra ung thư hoặc thấp đường đột ngột khiến co rút thần kinh gân cơ, tắc nghẽn tuần hoàn máu lên não gây hôn mê...

Thuốc áp huyết cũng vậy, thuốc uống đã làm hạ áp huyết lần thứ nhất, ăn thức ăn làm hạ áp huyết thêm lần thứ hai, lại tập khí công làm hạ áp huyết thêm lần thứ ba, làm áp huyết xuống thấp thêm mà không theo dõi bằng máy đo áp huyết, đến nỗi áp huyết đã lọt vào tiêu chuẩn khỏe, lại trở thành mất thêm âm, mất thêm dương, áp huyết xuống thấp gây ra bệnh, mà không được bỏ thuốc.

Có khi uống thuốc làm hạ áp huyết tốt, lại ăn những thức ăm làm tăng áp huyết như nhãn, xoài, sầu riêng, cam thảo trong thuốc Malox chữa bệnh bao tử, khô mực, trái hồng, lẩu đồ biển, ăn nhiều, uống nhiều thuốc bổ như bổ máu, thuốc chữa phong thấp đau nhức, uống nhiều thuốc bổ xương ….những thứ này làm tăng áp huyết. mà không biết kiểm chứng bằng máy đo áp huyết để thấy áp huyết bị tăng lên dần, lại không thắc mắc tại sao uống thuốc hạ áp huyết mà áp huyết không xuống, để gây ra biến chứng tai biến mạch máu não hay đột qụy thì đã muộn...

Nhất là cao áp huyết hay đột qụy thường xẩy ra sau những bữa ăn thịnh soạn, sau bữa tiệc tối làm áp huyết tăng về đêm do thức ăn không tiêu, mà không đo áp huyết kiểm chứng sau khi ăn 30 phút để thấy rõ thức ăn góp phần làm thay đổi áp huyết bất ngờ.

Ngược lại, sự xáo trộn áp huyết từ trung bình lọt vào tiêu chuẩn đến thấp dần mất khí lực đã gây ra yếu sức, nhiều biến chứng, lại mất huyết lực gây ra thiếu máu tạo thêm nhiều biến chứng khác, nhìn thấy được sự thay đổi áp huyết càng ngày càng xấu hơn theo cách giải thích của đông y như trên, thì rỏ ràng lợn lành chữa thành lợn què ….

Do đó, chúng ta cần phải biết thế nào là xáo trộn khí hóa ngũ hành tạng phủ khi được theo dõi kiểm chứng bằng máy đo áp huyết mỗi ngày.

Ngay trong qúa trình trị liệu bệnh ung thư của tây y, không linh động, mà chữa theo máy móc, ung thư là cơ thể qúa suy nhược thiếu khí (dương), thiếu máu (âm) làm áp huyết thấp, vong âm, vong dương, thiếu khí là không còn sức, thiếu máu làm tế bào khỏe thành tế bào bệnh hay chết, nên chúng ta cần phải kiểm chứng áp huyết trước khi chữa, và sau khi chữa hóa-xạ-trị xem cách chữa có làm cho khí huyết được quân bình hay không, tiến triển tốt hay xấu, tốt thì tiếp tục điều trị theo liệu trình, xấu thì phải ngưng ngay đừng để xấu thêm. nhưng tây y không kiểm chứng tình trạng âm-dương khí-huyết, mà chữa theo một liệu trình không thay đổi mà không biết sai hay đúng, có phù hợp với tình trạng khí-huyết của bệnh nhân hay không, phải xong một liệu trình mời xét nghiệm máu, thấy bệnh chuyển biến nặng hơn thì điều chỉnh âm-dương khí-huyết không còn kịp làm bệnh nhân chết không do tế bào ung thư mà biến chứng mất thêm khí-huyết gây đau đớn, khó thở, mệt, không ăn không ngủ suy nhược thần kinh, tế bào mạnh cũng chết dần cho đến khi tế bào toàn thân không hoạt động, tây y gọi là di căn chờ ngày tế bào không còn năng lượng như đèn hết dầu phụt tắt.

Đã có nhũng bệnh nhân chờ 3 tuần chết do di căn toàn thân, tôi bảo bệnh nhân đã chấp nhận chết thì đừng lo sợ, cứ uống thuốc bổ máu, bổ đường, tập khí công cho áp huyết tăng lên, may ra sống sót...họ áp dụng đến hơn 1 tháng mà không thấy chết lại thấy khỏe hơn, hồ sơ tây đã khóa lại, đó là lý do tại sao tây y chê là một may mắn cho bệnh nhân được lựa chọn theo các phương pháp khác .

4-TÌNH TRẠNG XÁO TRỘN KHÍ HÓA TRÊN KINH MẠCH :

Ngoài việc khán bệnh bằng Quy Kinh Chẩn Pháp, bằng du huyệt, bằng âm dương khí-huyết, bằng biểu-lỳ hư-thực, hàn nhiệt, được hiện ra con số rõ ràng là kết qủa của máy đo áp huyết và máy đo đường.

Chữa bệnh theo đông y cũng phải quy về đường kinh nào bệnh theo ngũ hành, và mỗi bệnh của mỗi đường kinh có những dâu hiệu triệu chứng riêng. Tuy nhiên khi bệnh có 1 kinh bệnh, có 2 kinh bệnh, 3 kinh bệnh, nhiều kinh bệnh khác nhau, như kinh này bệnh còn ở biểu (bên ngoài da lớp Khí phần), kinh khác bệnh trong lý ảnh hưởng đến máu trong huyết-phần, như do thức ăn, hay do ngoại tà chữa không khỏi để tà khí lấn dần sâu vào trong huyết phần làm hại máu nhiễm trùng, mất máu.

Thí dụ bệnh ở 3 đường kinh, phải dựa vào dấu hiệu bệnh đang xẩy ra sẽ tìm được chính kinh bệnh phù hợp với xét đoán bằng mạch, bằng nguyên huyệt của đường kinh.

Có khi chứng bệnh lại không phù hợp với bệnh của đường kinh, lúc đó thầy đông y phải chọn chữa vào chứng bệnh trước mà bỏ không theo mạch là chữa ngọn giải quyết cấp tính không cho lan truyền kinh, lúc đó chứng chỉ là phụ, chữa theo mạch là gốc. Tại sao ?

Vì bệnh diễn tiến mỗi lúc mỗi khác, chưa tìm gốc bệnh ở đường kinh nào, nhưng bệnh đang phát triển làm tăng áp huyết hay giảm áp huyết qúa nhanh làm Tinh-Khí-Thần xáo trộn hàng ngày, phải dựa theo Tinh-khí-thần là khí lực, huyết lực, nhịp tim và đường để ổn định áp huyết, làm sao cho tinh là thức ăn làm ổn định khí lực, huyết lực, thiếu đường phải bổ sung đường, dư đường phải tập khí công làm hạ đường, nhưng chọn bài làm tăng hay giảm áp huyết cho khí lực phù hợp với cơ thể thì bệnh sẽ thuyên giảm mau lành. Nếu không phù hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Trường hợp này hay gặp ở những bệnh ung thư mà tây y chữa ngọn diệt tế bào ung thư mà không theo dõi ổn định áp huyết, nên bệnh không lành gây biến chứng của thuốc làm mất khí mất huyết, gọi là vong cả âm là mất máu, vong cả dương là mất khí lực, mất oxy thì bệnh nhân chết không phải do tế bào ung thư phát triển mà mất khí mất huyết các tế bào lành chết theo, tế bào chức năng cũng chết theo, không thở được, không ăn được, đau không ngủ được, không tiêu hóa hấp thụ được, như ngọn đèn hết dầu chờ tắt mà không cần phải tế bào ung thư phát triển thì bệnh nhân cũng đã chết.

Tất cả các bệnh cần cơ thể vận động giúp cho kinh mạch huyệt đạo, khí huyêt lưu thông. Thần là tinh thần ổn định, tâm lý ổn định vững vàng, lạc quan, tin tưởng, vui vẻ, yêu đời, không buồn thở dài, bi quan, chán nản, lo sợ, giận hờn, oán trách...vì thần có thể làm cho bệnh trở nặng thêm, có thể làm cho bệnh nặng hóa nhẹ. Nếu biết điều chỉnh Tinh-Khí-Thần hòa hợp bằng thức ăn là thuốc, bằng tạp luyện khí công, thì bệnh mỗi ngày mỗi thuyên giảm. Còn Tinh-Khí-Thần bất ổn, như tinh lại không muốn ăn, khí thì không muốn tập, như vậy là ngũ hành âm dương tạng phủ mất quân bình hòa hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Thí dụ bệnh dư âm thiếu dương, gọi là ăn nhiều lười tập, áp huyết như 110/100mmHg khí lực 110mmHg là dương thiếu, huyết lực 100mmHg là dư máu, mỡ... cần phải ăn chất tăng dương, uống thuốc nào để phục hồi dương, tinh thần phải lạc quan vui vẻ, phải tập vận động để tăng dương khí để chuyển hóa âm cho quân bình. Nhưng vì chúng ta không hiểu quy luật quân bình âm dương theo Tinh-Khí-Thần hòa hợp, phó mặc cho thầy thuốc chữa bệnh bằng thuốc chỉ đạt được ½ kết qủa là Tinh, còn ½ kết qủa nhờ vào thức ăn uống, lại ăn uống sai lầm làm cho thuốc mất công hiệu. Còn khí thì không biết giải huyệt, hoặc châm huyệt không đúng huyệt điều chỉnh, vì trước và sau khi châm không theo dõi áp huyết để so sánh kết qủa dùng huyệt đúng hay sai, còn chữa bằng luyện tập khí công cũng không theo dõi kết qủa áp huyết để so sánh trước và sau khi tập xem bài tập luyện đó có chữa được bệnh đúng hay không. Còn thần thì chán nản, lo sợ, buông xuôi, làm cho tinh-khí-thần tan rã.

Chữa bệnh bằng khí công phải chú trọng đến yếu tố tinh-khí-thần lúc nào cũng phải hòa hợp được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết và máy đo đường.

Những dấu hiệu xáo trộn sự khí hóa của tạng phủ được xếp theo thứ tự ngũ hành để tiện lý luận biện chứng tìm nguyên nhân gốc bệnh mới quyết định hư thì bổ, thực thì tả trên chính kinh bệnh hư thì bổ rồi bổ thêm đường kinh mẹ. Nếu chính kinh có dấu hiệu bệnh thực đo bằng máy đo áp huyết thì tả chính kinh và tả kinh con của chính kinh.

Cách tìm nguyên nhân gốc bệnh dựa vào 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần thể hiện trên dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của đường kinh, cho nên nhờ vào kinh nghiệm của đông y cổ xưa lưu truyền lại đã trải nghiệm từ nhiều đời, được đúc kết như dưới đây, chúng ta có thể biết tình trạng bệnh, và diễn tiến của bệnh đang ở giai đoạn nào, đến kinh nào, tạng phủ nào, tiếp theo sẽ chuyển bệnh ra sao để biết cách phòng bệnh.

5-KINH NGHIỆM DẤU HIỆU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG HỌC THEO ÂM-DƯƠNG NGŨ HÀNH :

A-BỆNH THUỘC HỎA

HỎA thuộc mùa hè.

Đặc tính của Hỏa : mang hỏa khí, nhiệt, hợp với vị đắng, có mùi khét, chủ huyết và mạch, khai khiếu ở lưỡi, tạo dịch chất, mồ hôi, tâm ưa vui cười, thích hợp mầu đỏ.

Bệnh thuộc hỏa, gồm tiểu trường, Tâm, Tâm bào và Tam tiêu .

Bệnh chứng chung :

Nếu hỏa thực : làm đau đầu, mình nóng nẩy, tâm không yên, không muốn nằm, kém ăn, đại tiện khó.

Nếu hỏa hư : sợ lạnh, hô hấp yếu, chân tay lạnh, kiết lỵ.

Bệnh chứng của kinh Tiểu Trường :

Đau cuống họng cạnh hàm, vùng huyệt Giáp Xa sưng, cổ vai đau không quay đầu ra sau được, cơ bắp sau cánh tay nhức, nặng thì vai đau như gẫy, mình nóng ớn lạnh, dộp miệng, tai điếc.

a-Cơ sở vật chất của Ruột non :

Chứa đựng thức ăn từ bao tử xuống làm phận sự rút chất bổ vào máu, loại cặn bã xuống ruột già.

Khi ruột non có bệnh sẽ không tiêu hóa chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà đưa thẳng xuống ruột già đi ra ngoài còn nguyên cả thức ăn, đi tiểu ít, ngắn, bí tiểu, tiểu ra máu, ra máu sau đại tiện, đau bụng dưới, ban đêm bụng nóng đến sáng thì ngưng nóng.

b-Bệnh tiểu trường thực chứng :

Mình nóng ra mồ hôi, đau bụng dưới, bứt rứt, lở nhọt ở miệng, sưng cổ cứng đơ.

c-Tiểu trường thực + nhiệt do tâm nhiệt :

Lòng phiền táo, bụng và rốn đầy cứng, trung tiện được thì dễ chịu, tiểu đỏ rít, đau ống dẫn tiểu. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, bìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ.

d-Tiểu trường hư :

Đau nửa đầu sau tai, điếc, mắt vàng.

e-Tiểu trường hư + hàn do tâm hỏa hư :

Bụng dưới đau thích xoa nắn, đại tiện chảy lỏng sống sít, tiểu lắt nhắt không thông do hư, tiểu nước trong do hàn.

Rêu lưỡi đỏ nhạt do hư, rêu lưỡi trắng mỏng do hàn.

f-Tiểu trường trướng khí :

Làm đau vùng bụng rốn, eo lưng và xương sống, đau dịch hoàn, phát nóng ớn lạnh, bí đại tiện. Rêu lưỡi trắng.

Bệnh chứng của Tâm kinh :

Đau trong tim ngực, hông sườn đầy đau, khô họng nói không được, lòng bức rứt nóng nẩy, bắp thịt trước cánh tay đau nhức hoặc nóng lạnh, lòng bàn tay nóng hâm hấp, đau tới vai, lưng, khuỷu tay, lưỡi cứng, mặt đỏ, da nóng, sợ lạnh, mắt vàng.

a-Cơ sở tạng tâm :

Tâm tàng thần, là quân hỏa, còn Tâm bào là tướng hỏa, chủ huyết, chủ nói năng, mồ hôi, vui cười.

Khi Tâm bệnh :

Các chứng nóng sốt, kinh sợ, động kinh, nghi hoặc, xây xẩm tối tăm mặt mày, cười khóc nói lăng nhăng lảm nhảm huyên thuyên, hay quên, hồi hộp, tự ra mồ hôi, các bệnh ngoài da đau ngứa ghẻ lở, eczema chàm, zona dời ăn do máu có độc.

c-Tâm thực :

Làm tinh thần rối loạn, điên, cười nói lảm nhảm, nóng nẩy, bực tức, động kinh, mình nóng, họng khô, đại tiểu tiện khó, bao tử căng tức, chân tay nặng nề, tăng áp huyết, đầu nóng, nhức đầu, Khi bị viêm nhiễm nặng làm tâm mê sảng, mặt đỏ, lưỡi khô, họng khát, chảy máu cam ra mũi, ra miệng, đau ngực, tiểu vàng đỏ. Khi nhiễm độc thần kinh sẽ đi tiểu ra máu, hoành cách mô căng tức đầy do khí đẩy lên rất khó chịu làm khó thở.

d-Tâm hư :

Làm tim hồi hộp sợ sệt, làm việc một tí thì mệt thở dốc, mộng mị lung tung, hay giật mình, ngủ hay bị thức giấc khiếp sợ, hay quên, sức khỏe giảm dần do không đủ tâm hỏa chuyển hóa thức ăn. Mặt mất sắc, mầu nhạt, ngực lưng tự xuất mồ hôi, tinh thần suy nhược, thiếu máu, gai gai sốt, chân tay giá lạnh.

Tâm hư nặng thì bất thình lình hoa mắt té ngã, trán xuất mồ hôi lạnh, chân tay rũ liệt, tụt áp huyết hay áp huyết bị thấp qúa gây ra chứng bại liệt xuội chân tay vô lực.

e-Tâm hàn :

Nói mê sảng, cứng ngọng lưỡi, cứng tay chân, huyết hư, thần mất, thần kinh suy nhược.

Hàn làm tắc khí thì huyết sẽ sinh đàm làm khí bị uất (ứ đọng dồn vào một chỗ), uất ở đầu làm mất ngủ, uất ở mắt làm nhức mắt, uất ở bụng làm làm băng lậu, huyết trắng, lãnh cảm ở phụ nữ, bất lực ở đàn ông.

Nếu do hàn tà ở thận tràn lên sẽ làm đáy tim nờ lớn làm đau tim ngực làm uạ mửa, miệng lở, bàn tay nóng dữ do âm hư hỏa vượng.

f-Tâm nhiệt :

Do tâm hỏa thịnh lồng ngực căng bứt rứt nóng nẩy không ngủ được, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ tươi hoặc có mụn lấm tấm ở lưỡi, tiểu đỏ rít, đau các đốt xương, đau tim ngực, đau sườn ngực do đàm hỏa tích tụ, mặt đỏ phừng phừng áp huyết tăng cao hơn tiêu chuẩn nhiều.

Nóng nhiều qúa làm tổn thương kinh lạc sinh thổ huyết (ói ra máu), da bị nóng sinh ra mụn nhọt ghẻ chốc sưng đỏ đau.

Tâm nhiệt truyền xuống tiểu trường sinh ra giun sán quấy phá.

g-Tâm thực + nhiệt :

Trong ngực khô nóng, ho khan, ho rặn đỏ mặt tía tai, phiền khát, da khô, tiểu không thông, tiểu đỏ rít, mặt và da đỏ, nổi mụn, chung quanh mũi đỏ. Lưỡi đỏ. Đẩu lưỡi đỏ sậm, có mụn ở lưỡi do nhiệt tà ở gan truyền sang.

Bệnh chứng của kinh Tâm Bào :

Nóng truyền vào Tâm bào phần nhiều do ngoại cảm nhiệt xâm nhập bởi ngoại tà, hoặc nội tà do đàm làm tắc hệ thống ống dẫn máu không lưu thông được làm rối loạn thần kinh, trí óc mê mờ ngớ ngẩn, nóng về đêm bứt rứt không ngủ được, tinh thần hôn mê, nói xàm như say như tỉnh, áp lực động mạch tĩnh mạch căng cứng, cứng nhượng chân.

Tâm bào liên quan đến tam tiêu, tắc thượng tiêu làm rối loạn áp huyết, thần kinh.

Tắc trung tiêu làm trở ngại tiêu hóa.

Tắc hạ tiêu làm táo bón, đau cứng đầu gối, đi lảo đảo.

a-Tâm bào thực :

Đau màng bao tim, tim, động mạch, tĩnh mạch căng to, mặt đỏ, sưng nách, đau tức sườn ngực, co quắp cánh tay và bàn tay, ngón tay cứng đau.

b-Tâm bào hư :

Bứt rứt nóng nẩy do máu huyết tuần hoàn không thông làm loạn nhịp đập của tim, thỉnh thoảng mất nhịp, tim hồi hộp do tim thỉnh thoảng phải đập mạnh để thúc đẩy nhịp đập để đẩy máu lưu thông, lòng bàn tay nóng.

Bệnh của Tâm và Tâm Bào liên quan đến áp huyết, thần kinh, hở van tim, hẹp van tim, sung huyết não, nhũn não, tê liệt, mất trí nhớ, thiểu năng động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, tim thòng, hoại tử, ứ huyết, ung thư, nhiễm trùng....

Bệnh chứng của kinh Tam Tiêu :

KinhTam tiêu , cơ sở vật chất là các hệ thống ống mạch từ tâm bào dẫn máu bao quanh khắp tạng phủ, xương, tủy óc, gân cơ, da thịt...bao gồm động mạch, tĩnh mạch, lưới mao mạch, hệ thần kinh khắp toàn thân...

Về chức năng hệ thống tam tiêu là vừa dẫn khí vừa dẫn huyết, dẫn giao cảm, vận động, phản xạ hưng phấn hay ức chề của thần kinh liên lạc hai chiều từ tạng phủ này đến tạng phủ khác dẫn truyền về thần kinh trung ương với nhiệm vụ điều chỉnh âm dương ngũ hành tạng phủ được quân bình hòa hợp, nó nối với các đường kinh của tạng phủ qua nguyên huyệt...cho nên bệnh của tam tiêu là bệnh của các ống mạch và các dây thần kinh.

Khi bị bệnh, cơ sở vật chất của nó bị nghẹt do khí huyết tụ, đàm tụ, máu trong các ống dẫn bị nhiệt, bị hàn.

Về chức năng của khí là dư khí, thiếu khí, nghịch khí, bị tà khí làm hại, nên chức năng dẫn khí huyết không được thuận lợi thông suốt đi khắp toàn thân.

Bệnh của chính kinh Tam tiêu đơn giản, nên trên kinh mạch Tam Tiêu chỉ có 23 huyệt dùng để sơ khí hóa, giải uất, giải nhiệt, thanh nhiệt, hóa đàm, thông khiếu, giáng hỏa nghịch, khí nghịch, tán ứ kết của chính đường kinh Tam Tiêu.

Về chi tiết, tại sao kinh tam tiêu bị bệnh là phải xét đến bệnh của từng vùng có các dấu hiệu bệnh của từng tạng phủ như :

Thượng tiêu bệnh do phế, tâm và tâm bào

Trung tiêu bệnh do gan, mật, bao tử, lá lách

Hạ tiêu do ruột, thận, bàng quang

Khi chữa phải tìm dấu hiệu bệnh do tạng phủ nào gây ra có liên quan đến kinh Tam Tiêu.

Kinh Tam tiêu sử dụng quyền của tướng hỏa phân bố nguyên khí của Mệnh Môn, thống lãnh phần khí-huyết của tạng phủ đi khắp kinh lạc nuôi dưỡng, bảo vệ, điều hòa cơ thể khắp ba vùng thưọng-trung-hạ tiêu, mỗi vùng có một nhiệm vụ riêng như : thượng tiêu chủ nạp khí, trung tiêu chủ hóa khí huyết, hạ tiêu chủ xuất thải cặn bã và độc tố.

a-Tam Tiêu chính kinh bị bệnh :

Gây ra các chứng nóng sốt, mắt mờ, gân co rút, giật như bệnh Parkinson đầu lắc, chân tay co giật, câm điếc, rối loạn thần kinh, kinh sợ điên cuồng, tràn huyết làm sung huyết não, làm tăng cao áp huyết, khí nghịch thuợng xung, các bệnh ngoài da như ghẻ lở có mủ, nổi hạch.

b-Tam tiêu do kinh khác làm bệnh :

Sợ lạnh, run lập cập, mất thần, tai ù điếc, tê đầu, tê hầu họng, khuỷu tay sưng đau, ngón tay út và áp út tê không cử động được.

c-Tam tiêu nhiệt :

Nhiệt ở thượng tiêu :

Làm ngực đầy như suyễn, thở vào khó hơn thở ra, uạ mửa nước chua, đau tức sườn ngực, ăn nuốt không vào, ra mồ hôi đầu trán.

Nhiệt ở trung tiêu :

Hay đói, ăn nhiều mà vẫn gầy ốm, da thịt teo, tiêu chảy, bụng trướng gõ vào kêu như trống.

Nhiệt ở hạ tiêu :

Tiêu chảy, phân lẫn nước vẩn đục lợn cợn, bụng như phù thủng, đi tiểu từng giọt không thông, đại tiện bón hoặc kiết lỵ.

d-Tam tiêu hàn :

Hàn ở thượng tiêu :

Ăn bị ói mửa ra lẫn đàm nhớt, đau tức từ trước ngực ra sau lưng.

Hàn ở trung tiêu :

Ăn uống không tiêu, mửa ra nước, lạnh bụng, nặng bụng, tiêu chảy, không khát nước.

Ở hạ tiêu :

Ở hạ tiêu bị bế hãm không chủ xuất thải cặn bã và độc tố được, rốn bụng lạnh, đau bụng sán lãi, đại tiểu tiện không thông, làm đau bụng dưới ngấm ngầm, khó thở tức bụng.

e-Tam tiêu thực :

Làm sưng viêm họng, thanh quản, hạch cổ, đau sau tai, đau khóe mắt, đầu mặt nóng đỏ, ra mồ hôi, ù tai, bụng dưới đầy cứng.

f-Tam tiêu hư :

Thiếu khí Vinh-vệ,(khí nuôi đưỡng, khí bảo vệ), hô hấp yếu, thượng tiêu không nạp đủ khí, trung tiêu không chuyển hóa làm bụng lạnh, hạ tiêu chủ xuất yếu làm bón giả vì phân lỏng mà không có lực co bóp đẩy ra.

Bệnh chứng khí-huyết, vinh-vệ của kinh Tam tiêu.

Kinh Tam tiêu chủ nạp khí, hóa huyết, chuyển thành khí huyết nuôi dưỡng tế bào, nuôi dưỡng tạng phủ gọi là Vinh khí, và tạo ra khí huyết nuôi dưỡng khí bảo vệ cơ thể chống bệnh tật gọi là Vệ khí, cho nên khi xét đến bệnh chứng của tam tiêu phải xét đến tình trạng khí, tình trạng huyết dẫn trong ống mạch, mà chúng ta được thấy rõ bằng máy đo áp huyết cho ra kết qủa 3 số đo là khí lực bảo vệ tuần hoàn cơ thể, huyết lực là lượng máu nuôi dưỡng tế bào, cả 2 số khí lực là vệ khí, huyết lực là vinh khí, khí huyết hòa hợp là nhịp tim. Do đó bệnh chứng có dấu hiệu riêng của phần khí, phần huyết.

Bệnh chứng phần KHÍ Tam tiêu (dương) :

a-Do tà khí lục dâm (thời tiết) :

Gọi là ngoại tà, từ phần vệ khí ngoài da xâm nhập vào phần khí như phong nhiệt, thử khí (trúng nắng) sẽ có dấu hiệu bệnh như phát nóng nhiều, sợ nóng mà không sợ lạnh, ra mồ hôi, miệng khát nuớc, rêu lưỡi từ trắng hồng trở thành vàng dầy, mạch Phù+Sác. Nếu tà nhiệt vào thượng tiêu nơi hông ngực làm tức đầy ngực, tâm buồn phiền bứt rứt, uạ mửa. Hay phong hàn làm cơ thể run lạnh cảm lạnh sợ lạnh...

b-Do ăn uống gọi là nội tà vào bao tử :

Nếu nhiệt phát sinh do ăn uống, hoặc nhiệt tà từ phần vệ vào trường vị làm bụng đầy đau tức, trướng, bí đại tiện hoặc són, hậu môn nóng đỏ, mê man nói xàm, tiểu đỏ rít, mạch Sác+Thực.

c-Khí hư :

Khí thượng tiêu hư :

Do phế khí hư có dấu hiệu thở ngắn, suyễn, nói yếu không có sức, tự xuất mồ hôi.

Khí trung tiêu hư :

Do trường vị có dấu hiệu bụng đau thích xoa nắn, ấn, không muốn ăn, đại tiện lỏng, chân tay lạnh buốt.

Khí hạ tiêu hư :

Do nguyên khí tại thận hư có dấu hiệu dương hư, ở hai má nổi mầu đỏ nhạt lẫn trắng, tai ù điếc, choáng váng đầu, hồi hộp, thở không đều, bàn tay nóng.

d-Khí thực :

Khí thượng tiêu thực :

Do phế khí thực làm tức ngực, xây xẩm, đàm nhiều, hơi nghẹt thở, nằm không yên, luôn há miệng co rút vai.

Khí trung tiêu thực :

Do vị khí thực thì vùng trung quản đầy tức, muốn ói, ụa mửa, nấc cục, ợ hơi hôi thối, nuốt chua do thức ăn sinh chua, bực bội. Làm tăng áp huyết bên tay trái.

Do can khí thực làm nhức đầu, mờ mắt, tăng áp huyết bên tay phải, đặc biệt là tăng nhãn áp.

Khí hạ tiêu thực:

Do ruột đầy làm bụng trướng, đau quanh rốn, bón, kiết đàm có mầu đỏ trắng, nếu triều nhiệt thì nói xàm.

Bệnh chứng phần HUYẾT tam tiêu (âm) :

a-Do ngoại tà :

Huyết bị nóng làm sắc lưỡi đỏ thẫm, nếu đỏ tía mầu đậm là nguy kịch, trong máu thiếu oxy trầm trọng như sốt xuất huyết. Nhiệt bên trong hoặc tà nhiệt ngoại tà như thời tiết, môi trường nhiễm trùng như bệnh thời đại như Ebola...truyền qua phần vệ khí vao khí phần rồi vào huyết phần làm huyết tăng nhiệt và áp lực khí dồn lên đầu, đo áp huyết tăng cao cả 3 số tâm thu khí lực, tâm trương huyết lực và nhịp tim đập nhanh Phù+Thực+Sác bên ngoài da nổi đỏ, ban chẩn, thổ huyết, máu cam, đi tiêu tiểu ra máu, ngày nóng ít, đêm nóng nhiều, mê sảng nói xàm, nặng thì phát cuồng, nhiệt cực thì sinh phong, như nóng qúa nuớc biển bốc hơi mạnh sinh ra gió, huyết nhiệt tức âm hư thành mất máu, gặp phong thì động khiến áp huyết tăng nhanh đột ngột, chân tay co rút co quắp, hôn mê gọi là trúng phong bất tỉnh kéo dài (coma) hoặc tê liệt tai biến mạch máu não.

b-Do huyết hư : (âm hư)

Có các dấu hiệu dễ thấy :

Tân dịch : Hao tổn tân dịch do đổ mồ hôi trộm

Mắt : trắng dã không có máu

Môi : khô, nứt nẻ, nhạt không có sắc hồng.

Thần : suy nhược, mệt mỏi, bứt rứt, mất ngủ, đêm nóng.

Thân : Gân, thịt máy động giật, nặng thì chân tay rút giật thành bệnh Parkinson hư chứng..

c-Do huyết thực (âm thực) :

Huyết thực làm ứ tắc đóng cục, làm bầm tím trong ngoài cơ thể :

Ở da : cục bộ bị bầm, sưng, sốt, đau, nổi gân xanh.

Ở kinh lạc : Đau mình, gân co rút Parkinson thực chứng, tim nóng, lưỡi thâm.

Ở thượng tiêu : Huyết tắc làm đau tức vùng hông, ngực, vai, tay như dao đâm.

Ở trung tiêu : Huyết tắc làm gò thắt đau giữa bụng.

Ở hạ tiêu : Huyết tắc một chỗ nhất định làm đau nhức như kim đâm ở bụng dưới làm nổi hòn cục, bướu (khối ung thư) đè vào đau nếu chỗ huyết bầm tắc làm thông được sẽ tan theo phân ra ngoài thì phân có mầu đen, có độc, lưỡi nổi chấm tím.

Bệnh chứng phần VINH-KHÍ :

Chất bổ dinh dưỡng từ thức ăn nuôi cơ thể gọi chung là huyết-dịch khi bị hàn sẽ hóa đàm (giống như nước đang chảy khi nhiệt độ thấp lạnh sẽ đông thành nước đá). Khi bị nhiệt xâm phạm thì hóa thành hỏa đàm khô đặc vàng, cả hai loại đàm làm tắc tuần hoàn tam tiêu khiến tâm thần rối loạn, bứt rứt chẳng an, nóng nhiều về đêm không ngủ được, tinh thần hôn mê nói xàm.

Nếu bệnh ngoài da sẽ nỗi hột như ban chẩn, eczema (chàm), dời ăn (zona), lưỡi đỏ sậm.

Bệnh chứng phần VỆ-KHÍ :

Vệ khí làm ấm áp cơ thể, bảo vệ sự hoạt động của các tế bào phòng chống bệnh qua các hạch tuyến, hệ miễn nhiễm, hệ nội tiết điều chỉnh các loại hormone, các dịch chất, loại bỏ các độc tố xâm nhập từ ngoài hay do tự phát sinh trong môi trường thấp nhiệt, thấp hàn trong tạng phủ.

Khi vệ khí bệnh sinh nóng sốt, sưng hạch, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, rêu lưỡi mỏng hoặc có nổi điểm trắng.

Nếu do thời tiết lục dâm xâm nhập qua da, vệ khí yếu làm lỗ chân lông mở lớn khiến cơ thể ớn lạnh. Nếu vệ khí mạnh thì lỗ chân lông tự khép chặt lục dâm không thể xâm nhập.

Khi vệ khí đuổi được tà khí bên trong ra thì lỗ chân lông mở cho mồ hôi độc xuất ra rồi lỗ chân lông tự đóng lại, nếu mở ra mà không đóng lại là vệ khí yếu.

Nếu tà khí vào sâu bên trong tạng phủ, vệ khí mạnh không đẩy tà khí ra da, thì đẩy tả khí xuống hạ tiêu để loại độc tố ra theo đường tiêu, tiểu, nhưng nếu vệ khí yếu thì hạ tiêu sẽ bị sưng hạch ở bụng ở háng.

Muốn giúp vệ khí mạnh phòng chống, chữa bệnh đuổi tà khi ra khỏi cơ thể không gì tốt hơn là áp dụng 3 bài tập khí công căn bản làm mạnh thượng tiêu bảo vệ da : Bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, bảo vệ trung tiêu chống huyết ứ, tập bài Kéo Ép Gối Thổi mạnh hơi ra làm mềm bụng 300 lần, làm mạnh hạ tiêu tan bướu bằng bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần.

Thân

doducngoc

(còn tiếp đông y cao cấp)