Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010

012 - Công dụng và Cách dùng thuốc Đương Quy Tửu

Kinh thưa Thầy,

Vợ con năm nay 55 tuổi, bác sĩ bệnh viện Kaiser Permanente thử máu cho biết bị cholesterol cao, do di truyền từ bố mẹ, bắt phải uống thuốc hạ cholesterol khoảng một năm nay…hiện nay lượng cholesterol đã xuống nhưng bác sĩ vẫn yêu cầu tiếp tục uống thuốc.., thêm vào đó cô ta lại còn ăn ít, đi bộ 2 miles hằng ngày cho người thon gọn…mấy hôm nay tự nhiên lại than là bị chóng mặt…..

Thưa Thầy đây có phải là trường hợp bị thiếu máu, thiếu khí không? có thể dùng Đương Quy Tửu được không? nếu uống rượu này thì có phải ngưng thuốc tây không?

Trong cách làm rượu đương quy cho phụ nữ, trang 2, Thầy dậy dùng 5 thang trong 1,5 lít nước có nghĩa là nấu tất cả 5 thang trong 1,5 lít hay là nấu từng thang với 1,5 lít; sau đó trộn lại với nhau, đố thêm rượu, thêm mật ong? kính xin Thầy giảng rõ hộ con!

Con xin chân thành cảm tạ sự giúp đỡ của Thầy.

Kính,

An Nguyễn


a-Cần phải đo áp huyết 2 tay, chứ không đoán mò là thiếu máu hay không. Trường hợp áp huyết thấp dưới 105/80mmHg mạch 60 là thiếu máu bẩm sinh, nếu mạch trên 90 là thiếu máu cấp tính. Cả hai trường hợp này cần uống Đương Quy Tửu, mua thuốc sirop có bán sẵn ở các tiệm thuốc bắc không cần phải uống thuốc thang. Pha 2 muổng canh với 1 ly nước nóng uống ngay trước bữa ăn như rượu khai vị, thì vẫn uống thuốc tây được.

Trường hợp không mua được thuốc sirop bán sẵn, thì dùng cách làm rượu như trên : 5 thang với 1,5 lít nước nấu nhỏ lửa lâu cho tan thuốc đậm đặc còn 1/2, chắt lọc nước thuốc ra bỏ vào một cái thố, khi còn nóng, cho mật ong vào vừa đủ ngọt, và cho 50cc rượu trắng, rồi khuấy đều xong bỏ thố vào một nồi đậy kín hấp cách thủy lại cho chúng hòa tan với thuốc, chất rượu vừa làm tăng nồng độ thuốc vừa có tính chất bảo quản thuốc không bị thiu, hư mốc. mỗi lần ăn cơm uống 2 muổng canh.

Những bệnh có thể uống được thuốc bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe gin)

Những bệnh thuộc hư chứng, tây xét xét nghiệm tìm không ra bệnh, nguyên nhân do thiếu khí huyết trầm trọng, áp huyết rất thấp dưới 90/65mmHg, mạch có thể nhanh hay chậm, dễ bị tây y chẩn đoán lầm thành bệnh thần kinh, bệnh si khờ, điên, mất trí nhớ, tê bại liệt, ung thư tử cung, ung thư bao tử, ung thư não, không đủ sức làm việc, hay mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, mắt tối xầm tự nhiên té ngã, chân tay yếu đi hay bị té ngã .Những triệu chứng đó tây y chữa ngọn dưới nhiều tên bệnh khác nhau, nhưng đông y chữa vào gốc bệnh thiếu khí huyết, cần phải bổ khí huyết, khi áp huyết lên được 120-130/75-85mmHg, mạch tim trở lại bình thường 70-80 là khỏi bệnh.

Ngoài phương pháp tập động công, tĩnh công thiền, đông y cho dùng thuốc bổ khí huyết gọi là Đương Quy Tửu những triệu chứng bệnh thuộc ngọn kể trên đều dứt hẳn

b-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, bài thở Đan Điền Thần, bài Nạp Khí Trung Tiêu ngậm miệng thở ra bằng mũi để làm tăng áp huyết, bài Đứng đá đầu gối lên cao đến ngực như đá cầu, hai bàn tay đan lại tưởng tượng đang kéo khí từ đan điền Khí Hải lên tim cùng lúc và cùng nhịp với đá gối cao lên ngưc, vừa tập đá gối lên, đá chân này đến chân kia vừa hát theo bài hát one, two, three… liên tục cho đến khi nào người nóng, mặt hồng hào, trán hơi rịn mồ hôi thì nghỉ.

c-Cholesterol không ảnh hưởng di truyền, vì nếu chỉ ăn gạo lức muối mè một năm không có chất béo, người sẽ ốm nhom làm sao còn có cholesterol di truyền trong người được. Cholesterol do mình tự ăn uống dư thừa chất béo hay chất béo không chuyển hóa mới có mà thôi. Muốn chữa cholesterol bằng đông y, người ta thường dùng Sơn Tra.

Cẩn thận khi dùng Sơn Tra hay chất chua như chanh, nếu uống nhiều làm hạ áp huyết, tương phản với Đương Quy Tửu.

d-Xem thêm tài liệu về Sơn Tra :

Kinh nghiệm Đông y:

Những bệnh chữa bằng Sơn Tra

A-Phân tích công dụng của Sơn tra theo đông tây y :

Tên khoa học Malus doumeri (Bois.)A.Chev..tên khác là chua chát, chứa tannin, đường, acid tatric, citric, vị chua ngọt, chát,tính bình, vào các kinh can, tỳ, vị, có công dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa ăn ngon miệng, hóa tan máu cục, tan chất béo,dầu mỡ, cholesterol, đờm dãi, đuổi uất khí làm nhẹ ngực, tiêu tích trệ, tán cơ, làm tăng men tiêu hóa trong trường vị, thu liễm, giảm đau bụng do không tiêu, do ứ huyết, xuất huyết, bệnh trĩ, bảo vệ tim. Dùng chữa bệnh ăn không tiêu bụng đầy trướng, ợ nchua, kiết lỵ, mồ hôi trộm.

Nước sơn tra trừ cholesterol phòng ngừa cao áp huyết :

Mỗi ngày nấu 5-10 qủa sơn tra khô uống như nước trà sau mỗi bữa ăn, sau một tuần cholesterol xuống. Nếu uống tiếp tục sẽ giảm mỡ bụng và giảm mập.

Những người có bệnh biếng ăn, ốm yếu, nên uống trước bữa ăn sẽ kích thích ăn ngon.

Những người ăn được nhưng chậm tiêu, hoặc người mập, bụng nhiều mỡ, muốn bớt mỡ bụng, giúp tiêu hóa nhanh, nên uống sau bữa ăn. Cả hai cách uống trước hay sau cũng làm hạ áp huyết xuống bình thường sau thời gian 1 tháng.

Nếu chúng ta đang dùng thuốc tây y chữa bệnh cao áp huyết cũng vẫn dùng trà sơn tra được, nhưng phải đo áp huyết để kiểm soát mỗi ngày, đừng để áp huyết xuống dưới 120/70mmHg, vì trà sơn tra là loại dược thảo chữa bệnh cao áp huyết tương đương như loại thuốc trị áp huyết của tây y.

B-Ứng dụng kinh nghiệm đông y trong dân gian :

1-Đau bụng sau khi sanh còn huyết ứ :

Dùng Sơn Tra 100g sắc kỹ thêm đường vừa phải, uống lúc bụng đói rất công hiệu.

2-Ăn nhiều thịt bụng không tiêu đầy trướng tức :

Dùng Sơn Tra nhục (Sơn tra bỏ hột) nấu kỹ, ăn cả nước lẫn cái làm tiêu tích thực.

3-Chữa sán khí sa xệ ruột ở bẹn háng làm đau :

Dùng Sơn Tra nhục, Hồi hương mỗi thứ 1 lạng sao khô tán bột, mỗi lần uống 1 muỗng cà phê với nước sôi.

4-Trường phong hạ huyết :

Do phong nhiệt tích chứa ở trường vị lâu ngày làm đi cầu ra huyết như nước chảy, đỏ tươi, không đau hậu môn :

Dùng Sơn Tra khô tán bột, 1 muỗng cà phê, uống với nước sắc ngải cứu khô 5g là khỏi.

5-Chữa bệnh đau lưng, đùi ở người già :

Dùng Sơn Tra và Lộc nhung, 2 vị bằng nhau nướng tán thành bột trộn với mật ong làm thành viên nhỏ bằng hạt ngô, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10 viên uống với nước nóng pha chút rượu để dẫn thuốc.

Thân

doducngoc