Tác gỉa: Thầy Đỗ Đức Ngọc
A-Phần Lý Thuyết :
Máy đo áp huyết đặt ở cánh tay trái theo quy luật thông thường, cũng là một định đề của người phát minh, chúng ta chỉ biết áp dụng để biết áp huyết của tim mạch, chứ ta không thể giải thích tại sao phải đặt máy ở đó mà không đặt ở chỗ khác, đành phải chấp nhận quy luật ấy.
Theo đông y, mạch trên tay gồm 6 đường kinh có chứa những ống mạch máu liên quan đến phế, đại trường ,tâm bào, tam tiêu, tâm và tiểu trường. Khi ống mạch căng cứng co bóp mạnh sẽ làm vỡ mạch máu não có ảnh hưởng đến qủa tim và động mạch tim, vị trí qủa tim bên trái, động mạch đi xuống cơ thể không ảnh hưởng đến não, nhưng mạch lên não sẽ bị ảnh hưởng đến bàn tay đau co cứng khó cử động trước khi vỡ mạch máu não. Do đó máy bơm ép động mạch ở cánh tay trái có thể biết trước được áp lực của mạch để kiểm soát thường xuyên hầu chữa kịp thời ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
Trước kia máy đo áp phải bơm bằng tay, theo quy định số trên là số tối đa cao nhất bắt đầu nghe và bắt được mạch đập, rồi xả khí ra từ từ đến khi hiện ra số dưới là số tối thiểu thấp nhất còn nghe và bắt được mạch. Sự chính xác còn lệ thuộc vào thính tai nhanh mắt của bác sĩ, ngày nay máy đo áp huyết bằng điện tử chính xác hơn, nhưng tại sao phải có 3 số, tại sao 3 số lại khác nhau ở 2 cánh tay, và mỗì số có ý nghĩa gì, nhất là ý nghĩa của số thứ hai, có lẽ ngay cả người chế ra máy cũng chưa giải thích được. Nhưng dựa vào thống kê tổng kết những kinh nghiệm lâm sàng, người ta tìm ra một quy luật tiêu chuẩn, theo quy luật này, nếu áp huyết ở người lớn, đo ở cánh tay hai bên chỉ dưới 140/90mmHg mạch 70-80 là an toàn, không sơ bị tai biến mạch máu não. Khi áp huyết cao hơn 140/90mmHg mạch 80 là người đã bị bệnh cao áp huyết, hoặc dưới 100/65mmHg mạch 65 là người bị bệnh áp huyết thấp, còn tiêu chuẩn trung bình ở trẻ em dưới 12 tuổi từ 95-105/60-70mmHg mạch 60-70 là tốt.
Đối với đông y khí công qua nhiều năm kinh nghiệm và kiểm chứng kết qủa trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu của máy đo áp huyết để tìm ra được mọi chứng bệnh nan y mà tây y chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, điều đó chứng tỏ lý thuyết ngũ hành tạng phủ vẫn có giá trị như một định đề của khoa học trong lãnh vực chữa bệnh cho con người không kém gì tây y.
Trước kia chưa có tây y, con người cũng đã có bệnh tật, và cũng đã có những người thầy chữa bệnh đủ các loại, ở khắp mọi nơi trên thế giới, cho nên trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật có nói : Ngươi là thầy thuốc, có khi nào ngươi treo bảng chỉ chữa được bệnh này mà không chữa được bệnh khác hay không?, ý nói, nếu chỉ chữa được 1 bệnh thì đâu có thể gọi là thầy thuốc được, có nghĩa là không phải chữa ngọn, mà phải là điều chỉnh lại chức năng hoạt động trong con người thì mọi bệnh đều khỏi, nên không có những ngành chuyên khoa, tách rời từng tạng phủ ra để chữa như ngày nay, nên thầy thuốc đông y điều chỉnh bệnh là điều chỉnh chức năng hoạt động của cả một tổng thể ngũ hành tạng phủ trong con người có liên hệ với nhau để không làm mất quân bình chức năng của một tạng phủ nào, kết qủa tuy chậm nhưng không có biến chứng làm hại tạng phủ khác.
Những thầy thuốc đông y chia làm 3 hạng : bậc hạ công chữa vào ngọn, trực tiếp vào nơi có bệnh cho bệnh nhân thấy kết qủa ngay để nổi tiếng, không cần chữa biến chứng, bậc trung công chữa ngừa biến chứng và chữa vào ngọn nơi có bệnh, kết quả châm hơn, nhưng không có biến chứng nào xảy ra, bậc thượng công vừa chữa ngừa biến chứng, chữa ngọn vào nơi có bệnh, và chữa vào gốc nơi nguyên nhân sinh ra bệnh, thời gian chữa khỏi bệnh lâu hơn hai loại thầy trên nhưng khỏi bệnh hoàn toàn trong một thời gian dài không tái phát..
Nhưng tại sao lại có 3 bậc thầy, không phải vì kém trình độ hay kém tài, mà hồi xưa không có trường dạy đào tạo thầy thuốc thành 3 bậc khi học nghề thuốc, nhưng khi hành nghề do trình độ đạo đức mới tạo ra 3 bậc khác nhau, bậc hạ công tham tiền chữa nhanh và mau nổi tiếng gọi là bá đạo, bậc trung công là y đạo, bậc thượng công là vương đạo.
Môn Khí Công Y Đạo đào tạo ra thầy thuốc lấy y đạo làm căn bản, nhưng con người sinh ra để học hỏi và tiến hóa đến mục đích cứu người theo vương đạo.
Y đạo và vương đạo là phải theo quy luật ngũ hành tạng phủ, chữa là điều chỉnh ngũ hành tạng phủ, những thầy thuốc không theo quy luật này chỉ là thầy thuộc bậc hạ công, tránh né biện chứng luận trị theo ngũ hành tạng phủ, thậm chí còn không biết đến ngũ hành là gì, nên sau này các thầy thuốc châm cứu chỉ cần học thuộc công thức được dậy, chỉ biết tìm công thức hay thuốc có sẵn chữa vào một bệnh, đúng thì tốt, không đúng lại thay đổi công thức hay thuốc khác, rồi khác nữa, do đó để lại nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe bệnh nhân, chứ không lý luận theo ngũ hành tạng phủ để tìm nguyên nhân âm dương, khí huyết, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý, nên không biết sáng tạo chọn ra công thức cho thuốc phù hợp để điều chỉnh đúng gốc bệnh, vì thế mới gọi là bá đạo.
Ngày nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã rọi sáng cho ngành đông y, qua máy đo áp huyết để chứng minh được ngũ hành tạng phủ đúng hay sai mà môn học khí công y đạo có thể giúp được cho các thầy thuốc đông y châm cứu biết được bệnh chứng do khí huyết, hư thực, hàn nhiệt để chữa vào nguyên nhân gốc bệnh theo kinh nghiệm của môn học khí công y đạo đã áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh trong những trường hợp sau đây :
01-Tìm ra được tạng phủ nào hàn hay nhiệt.
02-Tìm đưọc bệnh : Hở van tim, hẹp van tim bên trái, bên phải…
03-Khám phá ra ống mạch tim bị nghẽn tắc do kết tủa cholesterol trong ống mạch.
04-Dấu hiệu bệnh : Nhồi máu cơ tim
05-Bệnh loạn mạch tim
06-Khám phá ra được bệnh cao áp huyết mãn tính do chức năng thận hư yếu.
07-Tìm ra được bệnh của gan thực gan hư.
08-Tìm ra được gan bị nhiễm trùng
09-Tìm ra được bệnh chai gan
10-Tìm được bệnh của bao tử thực hay hư
11-Tìm được bệnh loét bao tử , bao tử xuất huyết
12-Tìm được bệnh của Tỳ thực hay hư
13-Tìm được áp huyết cao do chức năng thận hư
14-Tìm được bệnh sạn thận
15-Tìm ra bệnh ở phổi hư, thực, hàn, nhiệt
16-Ung thư phổi
1-Tìm ra được tạng phủ nào hàn hay nhiệt.
Tất cả các bệnh đều phải biết nguyên nhân hư thực, hàn nhiệt, do tạng phủ nào mạng, tạng phủ nào yếu, nên cần phải đo áp huyết. con số chỉ mạch đập trung bình từ 70-80 là tốt, không hàn không nhiệt.
Nếu mạch đập dưới 65 là hàn, và trên 90 là nhiệt
Nếu mạch đập dưới 55 là sốt hàn, và trên 120 là sốt nhiệt chứng tỏ có nhiễm trùng trong cơ thể
Nguyên nhân gây hàn nhiệt có thể kiểm tra trên huyệt ngũ hành của tạng phủ để biết nguyên nhân gây ra từ tạng phủ nào, và mức độ vi trùng đã vào đến tạng phủ nào, chức năng tạng phủ nào còn mạnh, chức năng tạng phủ nào đã bị suy yếu.
Máy đo áp huyết vẫn để đo trên tay cánh tay tự nhiên, thí dụ kết qủa đo được 130/80mmHg mạch 80 là bình thường.
Tiếp tục đo áp huyết, nhưng lấy ngón tay cái ấn đề vào huyệt ngũ hành của tâm, can, tỳ, phế, thận...( chức năng của tâm ở huyệt Cưu Vĩ, của gan ở Cự Khuyết, của tỳ ở Thượng Quản, của tỳ vị ở Trung Quản, của tiểu trường là Kiến Lý, của đại trường là Thủy Phân, của thận là Khí Hải, của phổi là Trung Phủ, của tâm phế là Chiên Trung...)
Đo áp huyết thử từng huyệt, nếu áp huyết không cách biệt, chỉ có số thứ 3 chỉ về mạch cách biệt nhiều, là tạng phủ ấy đã bị bệnh hàn hay nhiệt.
Thí dụ kết qủa đo bình thường ở trên là lý tưởng 130/80mmHg mạch 80, nhưng ở tâm áp huyết thau đổi thành 150/90mmHg mạch 95 là tâm nhiệt đang tiềm ẩn trong người, nếu đo nhiệt độ ở lưỡi để tìm xem có sốt hay không vẫn không thấy, nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy nóng lồng ngực mà tây y không lý giải được.
2-Tìm đưọc bệnh : Hở van tim, hẹp van tim bên trái, bên phải…
Kết qủa của máy đo áp huyết cho ra 3 con số, số thứ nhất là số chỉ áp lực của tâm thu, qủa tim thu bóp lại, bơm máu chạy ra khỏi tim theo động mạch đi ra. Số thứ hai là số chỉ tâm trương, quả tim nở ra để hút kéo máu về tim. Số thứ 3 là mạch tim đập trong 1 phút khi tim làm việc thu vào nở ra. Con số thứ hai rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh về van tim bị hở hay hẹp ở bên trái hay bên phải.
Thí dụ số đo bên tay trái 145/100mmHg mạch 80, số đo bên phải 140/85mmHg mạch 75.
Nếu chỉ xét đoán theo tây y về áp huyết bên trái thì chưa phải là cao áp huyết để cần phải uống thuốc, nhưng sự khác thường của số thứ hai khiến cho bác sĩ cũng lo ngại, phải gửi đi bác sĩ chuyên khoa tim mạch để quyết định phải uống thuốc điều trị hay không. Có loại thuốc chỉ làm hạ số tâm thu mà không làm hạ tâm trương, có thể áp huyết xuống 135/98, hay xuống nữa 120/98 hoặc ngược lại 120/102mmHg…Như vậy tây y phải làm thế nào cho số thứ 2 xuống, nếu thuốc có hiệu lực làm xuống được số thứ hai thì cả hai bên tay đều xuống, thí dụ xuống được 20mmHg thì bên trái sẽ là xxx/80mmHg, bên phải sẽ là xxx/65mmHg, sự chênh lệch hai bên vẫn còn khoảng cách bất bình thường, nhưng cơ thể là một tổng hợp ngũ hành tự động tạo phản ứng cân bằng để giúp tim không bị nguy hiểm sẽ đổi mạch đập bên mạnh hơn bên yếu hơn để giữ quân bình, đó lại là một biến chứng của tim làm liệt van tim thành hẹp van tim mãn tính hay hở van tim mãn tính, cuối cùng phải mổ tim để chỉnh lại van tim hai bên…
Số thứ hai lớn hơn 100 là dấu hiệu tim co bóp bất bình thường mới làm hở van tim, nếu trên 120 thường xuyên là có bệnh hở van tim, dấu hiệu lâm sàng như môi dưới trệ xuống ngả mầu máu bầm hơi xanh đen, đầu ngón tay có mầu như dính thuốc nhuộm đen, do máu không trao đổi được oxy. Ngược lại số thứ hai nhỏ hơn 65 có dấu hiệu hẹp van tim, nhỏ hơn nữa sẽ thường xuyên đau nhói tim, khó thở, tim đập mất nhịp.
Cách chữa :
Đông y khí công dựa vào chức năng của huyệt và của ngũ hành tạng phủ theo nguyên tắc con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con, nên bệnh van tim thuộc chức năng của tim là hành hỏa, con của hỏa là hành thổ, âm bệnh lấy dương chữa, dương của thổ là kinh Vị có huyệt Hạ Quan giao điểm của khớp 2 hàm răng trên và dưới nơi má, là huyệt để khám và điều chỉnh van tim, bấm vào nếu đau là hẹp van, có dấu hiệu má bên đó lõm vào, còn van tim hở bấm không đau không có cảm giác, có dấu hiệu má bên đó phình ra nhìn như bị sưng. Nếu bên nào hẹp van, bấm vào cảm thấy đau, thì cần phải day tả, có nghĩa là day nghịch chiều kim đồng hồ cho bệnh nhân có cảm giác đau, sẽ có phản ứng tăng sức chịu đựng chống lại cái đau cho hết đau. Nếu bên hở van bấm không có cảm giác, thì day bổ thuận chiều kim đồng hồ nhẹ từ từ đến hơi mạnh cho đến khi bệnh nhân có cảm giác biết đau. Lúc đó đo lại áp huyết, con số thứ hai trở lại bình thường. Đông y gọi huyệt là nội dược, tương đương với ngoại dược mà không có phản ứng phụ, khi nào cần điều chỉnh lại số thứ hai thì lại day bổ hay tả tiếp để lúc nào cũng giữa được con số thứ hai trong tiêu chuẩn. Ai cũng có thể làm thử, thấy kết qủa dễ dàng và tầm thường nên không tin, cứ cho là bệnh van tim là một bệnh khó chữa đối với các bác sĩ tây y, làm sao đông y lại có thể nào chữa dể dàng như thế được.
Chữa bằng thuốc cây cỏ thiên nhiên : Cây óc chó và Hẹ chữa bệnh hở van tim và ngừa nhồi máu cơ tim.
Dùng 9 đọt cây óc chó , cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước. 1 bó lá hẹ tươi chừng 1 nắm tay, cho 1/2 ly nước, giã vắt lấy nước.
Hai ly để riêng, đem phơi sương lúc buổi tối. 12 giờ đêm đem vào, uống từng ly, mỗi ly cách nhau 30 phút, uống ly nào trước cũng được.
Mỗi tuần uống hai đêm liên tiếp, tuần thứ hai cũng uống đúng như 2 ngày tuần trước.
Ở Việt Nam, vùng quê, ngoài bờ rào, bờ ruộng, có một loại cây mọc hoang, người miền Bắc gọi là cây sung dại, người miền Nam gọi là cây ổi dại. Vì trái của nó nhỏ bằng trái trứng cá, hình giống qủa ổi nhỏ mới mọc, nhưng bên trong ruột mền, chứa những hạt nhỏ như ruột qủa sung. Lá của nó có ba loại khác nhau mọc trên cùng một cành, nếu tính theo chiều dài 1 gang tay đo từ trên ngọn xuống khoảng 20cm, gọi là 1 đọt, cùng 1 đọt có 3 loại lá, lá trên cùng là lá ổi, lá giữa to hơn chia hai phần, nửa bên hình lá ổi, nửa bên hình lá đu đủ, lá dưới to hơn nữa là lá đu đủ nhỏ. Bài thuốc này do cố Bác sĩ Lương hoàng Phấn gọi tên nó là cây óc chó, học được từ Tây Tạng, và vị Sư Lạt Ma Y Sĩ thầy dạy của ông khuyên ông phải trở về VN, xuống núi hành đạo bằng chính những loại thuốc cây cỏ qúy chỉ ở VN mới có để cứu chữa cho những người bị bệnh nan y…
Bất ngờ, tôi có một bệnh nhân bị bệnh hở van tim nặng, khoảng 60 tuổi, bà ta người qúa mập, có dấu hiệu hở van tim hiện trên mặt như, phù hai bên má, môi dầy hơn bình thường, môi dưới xệ, hai môi không thể khép kín được, mầu môi và 10 đầu ngón tay bầm tím như nhuộm chàm, mệt mỏi, đi lại khó khăn, làm một tí gì cũng mệt và thở dốc. Đã và đang dùng thuốc tây y, lúc nào cũng phải dùng Coramine để trợ tim, chứ không thể chữa dứt, có nguy cơ chết bất đắc kỳ tử.
Trước kia khi còn ở VN, tôi chưa nghiên cứu thành công về cách chữa bệnh bằng huyệt và bằng khí công, nên tôi đã cầu cứu đến Sư huynh Phấn chỉ dạy cho loại cây cỏ nào có thể chữa được bệnh nan y này mà ông đã học hỏi được rất nhiều từ vị Thầy Tây tạng trong 2 năm tu học nghiên cứu y học từ kinh nghiệm của Thầy ông.
Ông đã chỉ cho tôi nhiều loại cây cỏ tầm thường ở VN nhưng có gía trị qúy báu để chữa những bệnh nan y, và Cây óc chó là một cây qúy, ông chỉ cách dùng và mô tả loại cây này cho tôi đi tìm, và chữa thử nghiệm theo cách của ông.
Tôi nói người nhà đi vùng Hóc Môn tìm cây óc chó, họ chặt một cành đem về, tôi bảo họ ngắt lấy 9 đọt (mỗi đọt là 1 gang tay, tính từ ngọn đo xuống).
Cách uống như lời dặn trên, bệnh nhân khi uống lần thứ nhất, sáng hôm sau tôi đến thấy khuôn mặt nhỏ lại, môi nhỏ lại, hết mầu tím bần, bàn tay cũng hết tím, bệnh nhân ra đón tôi ngoài cửa mừng rỡ, ăn nói to tiếng hơn. Bà ta uống hai lần đã khỏi, bà hỏi tôi có thể uống tiếp tuần thứ hai nữa không, sau khi bắt mạch tim, tôi đồng ý để bà uống tiếp. Sau 4 lần uống, bà đã đi làm trở lại bình thường.
Cây óc chó chỉ ở Việt Nam mới có, chưa biết tên khoa học và thành phần dược tính, nhưng là thuốc kinh nghiệm nhân gian lại truyền từ Tây Tạng, có nghĩa là y học cổ truyền Tây Tạng đã biết áp dụng từ lâu.
Xin cảm ơn cố bác sĩ Lương hoàng Phấn.
Sau đây là những tài liệu nghiên cứu và tham khảo về cây óc chó theo tây y và đông y chưa được đầy đủ như cách dùng của Tây tạng, để qúy vị thấy ngành duợc của chúng ta vẫn còn thiếu sót, so với kinh nghiệm xử lý sáng tạo trên lâm sàng.
Hai vị thuốc trên bổ sung cho nhau tạo phản ứng biến thành một hợp chất đặc trị để chữa bệnh nhồi máu cơ tim và hở van tim rất có hiệu qủa.
Công dụng của Cây óc chó loại thứ nhất : Cây to mọc ở rừng.
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Juglans regia L. loại cây lớn mọc ở rừng, tên khác là cây Hồ đào. Theo phân chất nhân và qủa thu tập được ở California, có chứa 14-20% protein, hơn 60% dầu béo như acid palmitic, stearic, oleic, linoleic, những chất còn lại là carbohydrate, chất xơ, chất vô cơ Na 2,7. K 687, Ca 61, Mg 131, Fe 2,35, Cu 0,31. P 510, S 104, Cl 23mg/100g, iode, As,Zn,Co,Mn, Phosphore toàn phần dướI dạng acid phytic, lecithin, nhân có globulin trong chứa 2,18% cystin va,84% tryptophan,. nhiều Vit.C, vỏ và thân chứa nhiều tannin. Công dụng bồi bổ, ức chế virus, kháng khuẩn, an thần, giảm thân nhiệt, chống co thắt cơ trơn.
Phân tích theo đông y :
Cây óc chó có vị ngọt, hơi chát, tính ấm. Vào 2 kinh phế thận để bồi bổ gan thận, mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực qúa độ sinh ho, hen, suyễn, lưng đau mỏi, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát trùng, khử lọc máu. Dầu óc chó chữa phỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc.
Công dụng của Cây óc chó loại thứ hai : Mọc ở đồng bằng
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Ficus hirta Vahl., tên khác là vú chó, vú bò, mọc từng bụI nhỏ ven rừng, bờ ruộng rẫy quanh làng, lá hình đu dủ. Chứa acid hữu cơ, acid amin, các chất triterpen, alkaloid và coumarin., có tác dụng lợi đởm, bình suyễn, nhuận trường. Tây y chưa phân chất kỹ những thành phần và công dụng của cây óc chó này.
Phân tích theo đông y :
Theo tài liệu cổ, chỉ dùng rễ để làm thuốc, rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng khử phong thấp mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thủng, sinh tân. Từ xưa Tuệ Tĩnh đã sáng tạo dùng nhựa mủ trắng cây óc chó pha trộn với bột nghệ vàng chế thành viên để chữa bệnh bụng trướng đầy, đại tiện táo kết, còn lá và qủa gĩa pha rượu đắp vết thương bầm tím
Công dụng của lá Hẹ :
Phân tích theo tây y :
Tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Có chứa 4 loại đường fructose, glucose, lactose, sucrose, 20 hợp chất sulfid, ether, odorin, aliin, methylaliin, linalool, protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, tro, caroten, Vit.C, có tác dụng chống u.
Phân tích theo đông y :
Hẹ có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn. Hạt có vị cay, tính ôn, bổ gan thận, tráng dương, cố tinh. Theo phân chất dịch lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, diệt roi trùng âm đạo sau 30 phút tiếp xúc, làm giãn nhẹ huyết quản, kích thích tử cung co bóp, gây giảm hồng cầu và huyết sắc tố máu ngoại vi.
Kinh nghiệm dân gian chữa ho hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, ly amip, mồ hôi trộm. Hạt hẹ chữa đái dầm, đái són, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối.
Chống chỉ định :
Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
3-Khám phá ra ống mạch tim bị nghẽn tắc do kết tủa cholesterol trong ống mạch.:
Do ăn nhiều chất béo một thời gian lâu, khi thử máu có mỡ trong máu, từ đó ngưng hay giảm bớt chất béo, và kết qủa thử máu ở những lần sau đều tốt, không có mỡ trong máu nữa, và bệnh nhân cũng tin như thế. Thật ra, hiện tại trong máu không có mỡ khi thử máu, nhưng mỡ đã kết tủa như cặn bã thành sẹo dính vào vách thành mạch ống máu chung quanh qủa tim nơi tâm bào làm nghẽn sự tuần hoàn của ống mạch. Chúng ta chỉ có thể biết được điều đó khi dùng máy đo áp huyết có những dấu hiệu bất thường của máy xảy ra như sau :
a- Những kết tủa thành cục mỡ đặc rất nhỏ di chuyển quanh tâm bào, khi áp lực máy bơm lên tối đa khoảng 180 rồi bắt đầu xả khí, các con số xuống dần đến khi đến số tối thiểu khoảng 66 rồi hiện ra kết qủa áp huyết tốt khoảng 135/85mmHg mạch 75. Như vậy cục mỡ đặc nhỏ này không tan lẫn vào máu nên thử máu không có cholesterol trong máu, và đưòng kính của cục mỡ kết tủa này nhỏ hơn so với đường kính của ống mạch nên nó đã có thể trôi đi đến chỗ khác.
b- Nhưng khi đang đo áp huyết, máy đang bơm rồi lại bơm nhồi lên lần nữa là khí bơm trong ống mạch bị nghẽn vướng cục mỡ đặc cholesterol nên máy không bắt được số tối đa, phải bơm nhồi lại cho mạnh hơn... dó là dấu hiệu nghẹt ống máu do mỡ kết tủa ở tâm bào, mạch chung quang qủa tim. Có khi máy chỉ bị nhồi khi đo ở một bên tay, thì ống mạch bên đó có nghẹt cholesterol, bên kia không bị nghẹt, có khi cả hai bên bị nghẹt. Bệnh còn nhẹ, có khi máy bơm thông suốt, áp huyết sẽ thấp, bỗng nhiên bơm bị nghẹt, áp huyết sẽ lên cao, mặc dù có uống thuốc điều trị áp huyết và trị cholesterol.
Cách chữa :
Theo Tinh :
Dùng Sơn Tra làm tiêu đàm, cholesterol, hạ áp huyết. Nấu 15 miếng Sơn Tra với 1 lít nư ớc, bỏ vào bình thủy. Người mập, uống 1 ly trước bữa ăn cơm và 1 ly sau bữa ăn cơm thay nước trà mỗi ngày, khoảng 1 tháng đo lại mức cholseterol trở lại bình thường, đo áp huyết không bị máy nhồi. Người gầy ốm không được uống trước bữa ăn sẽ bị gầy thêm, nếu không muốn giảm cân, chỉ uống sau bữa ăn để loại bỏ chất béo trong bữa ăn khi bao tử nghỉ đang lọc chất bổ nuôi cơ thể và sẽ loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể.
Theo Khí :
Tập động công Bài Vỗ Tay 4 Nhịp. Bài tập thở thông Tinh-Khí-Thần, bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng chữa được bệnh táo bón, cholesterol, áp huyết cao, điều hòa chức năng co bóp của tim, ngừa được nhồi máu cơ tim, điều chỉnh van tim, không cần mổ...
Xem các bài tập ở link này :
http://groups.google.com/group/forumkhicongydao/web/danh-sch-cc-videos-bi-ging?hl=vi
4-Dấu hiệu bệnh : Nhồi máu cơ tim
a- những cục mỡ đặc trôi theo ống mạch tụ lại ở động mạch hay tĩnh mạch vành, bệnh nhân thỉnh thoảng có dấu hiệu nhói tim thoáng qua ở bên trái hay bên phải quả tim, khi thử cholesterol trong máu không có, bác sĩ cho biết là bình thường không có vấn đề. Nhưng khi đo áp huyết, chúng ta thấy máy đang bơm lên tối đa 180 rồi bắt đầu xuống, và đang xuống nửa chừng, máy lại bơm ltiếp tục đến 200 rồi mới xuống, chúng ta tạm gọi là máy nhồi một lần, rồi cho kết qủa là áp huyết cao, cho dùng thuốc hạ áp huyết, thuốc loãng máu, và thuốc chữa cholesterol. Thuốc loãng máu và thuốc hạ cholesterol chỉ làm cho máu dễ chảy, tính theo độ trơn nhờn dễ chảy của chất lỏng (viscosity) lưu thông trong ống mạch, chứ không phá được cholesterol đã kết tủa tụ lại một chỗ quanh động mạch tĩnh mạch vành. Chỉ khi nào đo áp huyết lúc nào củng nhồi một lần, bệnh tắc nghẽn động mạch vành càng nhiều, số lần bị nhói tim cũng tăng và thời gian nhói tim cũng lâu hơn, lúc đó đo áp huyết nhồi đến 3 lần, lần thứ nhất áp lực của máy bơm lên tối đa là 180 thuộc bình thường, nhưng nhồi lên đến 200 lần thứ nhất, khi đang xuống lại nhồi lên đến tối đa 220, rồi đang xuống lại nhồi lên đến 240 mới xuống đến số tối thiểu 90 và cho ra kết qủa của áp huyết là 180-190/100-120mmHg mạch 60. Đã có người rất khỏe mạnh, tưởng hầu như không có bệnh tật, khi dùng máy đo áp huyết ở nhà, thấy máy bơm 2-3 lần, tưởng máy hư, hết pile, thay pile đo lại cũng bị nhồi 2-3 lần, tưởng máy hỏng, đi đổi hay mua máy khác, đo lại cũng vẫn bị bơm nhồi. Đi bác sĩ khám thì không phát hiện ra điều gì khác lạ, nên không cần uống thuốc, vì không có bệnh chứng rõ ràng, nếu không biết trước dấu hiệu này để ngăn ngừa sẽ bất tử vỡ tim đột qụy, điều mà tây y chưa thấy trước được, đến khi thấy được đã qúa muộn màng như chuyện kể của anh Đức đã đưa kinh nghiệm của anh lên mạng dưới nickname ducquany (bác sĩ Đức Quân Y) trong trang nhà Cánh Thép…(canhthep.com)
Thưa các NT và bạn bè thân hữu,
Đức quân y tôi đã trải qua một cú heart attack ngày Chúa nhật 23/09/2009, khi đưa vào đến ER ( cấp cứu ) của bệnh viện Gagfield medical center, sau khi check bằng Echo.Cardiogram, và đưa ngay lập tức xuống Cath Lab để tiến hành thông tim bằng Angiogram, ở động mạch vành chính của tim bị nghẽn 99%, là nguyên nhân chính gây ra cơn đột quỵ, khó khăn để thông và đã suýt chút nữa là Đức tui theo ông bà rồi, Code blue bật lên, tôi còn tỉnh nhưng tay chân shack và lạnh vô cùng, tim đập trên 120 nhịp/phút. Vị bác sỉ về tim đã nhanh chóng chích thuốc để kéo nhịp tim chậm lại, qua cơn nguy, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, cuối cùng thông được 2 động mạch và đặt stein, chuyễn lên CCU ( Cardio Critical Unit ) nằm đến 7 giờ sáng hôm sau đưa xuống thông tiếp, lần này đau khủng khiếp vì sau một đêm thì vết xẽ ở đùi ( để đưa catheter theo vein tỉnh mạch chính lên tim ) sưng tấy lên, may mắn cũng thông, nằm thêm một đêm với tình trạng thật flat, không nhúc nhích, kèm thêm bao cát 10 pounds đè lên vết thương không cho xuất huyết hematoma.!! Trưa thứ ba 25/09 xuất viện về nhà, chiều là xách xe chạy lòng vòng thăm bạn bè tỉnh như không có chuyện gì xảy ra, khác là trong tim có thêm 3 cái stein như lò so để nông 3 động mạch vành tim bị nghẹt.!!
Bây giờ tui nói về phần chính yếu, thật ra do chúng ta không chú ý, cú đột quy xãy đến là do quá trình lâu dài trong tim của mình:
1. Thỉnh thoãng khi vận động, hay làm việc nặng... thấy nhói một cái ở vùng tim thì coi chừng, chính hắn đó chớ không phải như cô ca sỉ Minh Tuyết hát: Đôi khi nghe trong tim ta nhói đau, monh anh tha thứ bao lổi lầm..... không phải yêu iếc gì hết.!!! chuẩn bị cho heart attack đó.
2. Với các đấng yên hùng, nếu đột nhiên gần đây khả năng tác chiến tự nhiên giãm sút, thay vì như xưa, đụng trận thì đại bác bắn từng tràng, cả nữa giờ mới ngưng tác xạ, còn bây giờ mới bắn có một hai phát là hết đạn kéo súng vào cất là coi chừng giống như phe ta bị tên đồng minh Mẽo cúp viện trợ.!!! là sắp tới giờ đứt phim 30/04 rồi đó, đó là dấu hiệu các mạch máu bị nghẽn ( chớ không phải ra ngoài ăn phở như các bà cứ nghi ngờ oan )
3. Khi bị đau vùng ngực hay chest pain, chest uncomforte... thì làm sao phân biệt cái nào là heart attack, cái nào là heart burn.??? giống nhau lắm quý vị, Đức tui cũng học qua, cũng trong nghề từ 72 tới giờ, bị rồi mới biết, và rất nhiều vị bác sỉ cũng lầm không phân biệt được, đúng là heart attack là đau vùng ngực, sau đó đau lan lên vai trái.... sách vở dạy như vậy, nhưng ngồi đó mà chờ coi nó có đau lan lên vai trái hay không là coi như xong rồi cũng chưa thấy !! tui hổng thấy lên vai mà nó lại xuống lưng nên mới chần chờ trể nãi. Cách phân biệt theo Đức tui kinh nghiệm qua là heart attack thì huyết áp tuột xuống ( vì tim bị nghẽn động mạch không co thắt đủ mạnh để đẫy máu ra, còn heart burn do bao tử thì chỉ có đau mà thôi. Cho nên khi đau vùng ngực thì làm ơn xách cái đo huyết áp tự động ( mua ở các pharmacy, ở drug store...khoãng 30 đô ) đo liền, thấy huyết áp từ trung bình khoãng 120/80 xuống còn dưới 90/60,( đừng đề xuống dưới 75/55 thường là rửa cẵng lên bàn thờ ngồi.!!!).
Trước đây có lúc chúng ta đã bàn đến phương pháp khi đột nhiên bị heart attack mà đang lái xe thì phải làm gì để lái xe về đến nhà, hoặc trong lúc ngồi chờ xe cứu thương đến, đó là hít hơi thật sâu 5 lần rồi ho mạnh 2 cái để điều chỉnh nhịp tim, điều đó đúng vô cùng với Đức, cái quan trọng trong cấp cứu đột quy là thở Oxygen, vì tim không đưa máu đủ ra phổi lấy oxy rồi đưa đến các cơ quan khác được cho nên phải thở oxygen là vậy, còn ho để tim trở lại trạng thái bình thường.
Bây giờ là những chuyện bên lề, trước hết Đức tui có nói kiểu positive là bịnh heart attack là hạnh phúc, thưa các NT và các bạn, có phải chúng ta ai cũng cầu xin và mong muốn rằng: Nếu ơn trên cho chúng ta sống thì được mạnh khoẽ, vui vẻ, còn khi nào phải ra đi thì đi cho nhẹ nhàn thanh thản, vâng thì heart attack là đó đó, sướng hơn các căn bịnh tiểu đường, cancer, strok.... bại liệt nằm kéo dài cuộc sống khổ mình khổ gia đình phải không quý vị. Đức tui khi còn nằm trên CCU thì vị Linh mục nhà thờ San Gabriel cùng đông đảo anh em bạn hữu sắp hàng dài chờ vào thăm vì mỗi lần thăm không quá 3 người, cả nhà thờ đã cầu nguyện cho Đức tui được Chuá nâng đở giữ gìn bình an, tui nói với vị Linh mục phó xứ là Cha Quyền là ngay trong giờ phút thập tử nhất sinh đó, Đức tui đã cầu xin với Chúa là: Lạy Chúa Jesus đầy quyền năng, con rất hạnh phúc lúc này khi vợ và con cái lo lắng chăm sóc cho con, xin Chúa nếu có thể gọi con về lúc này là perfect.!!!
Bà xả tôi bật khóc và tôi cũng nhận ra là mình quá ích kỷ, người ta cầu cho được sống, còn mình lại cầu xin ngược lại. Nhưng thật lòng là tôi cãm thấy Chuá đã cho tôi một người vợ tuyệt vời, một gia đình hạnh phúc mà tôi không cầu mong điều gì hơn nữa.
Vài lời chia xẽ cũng hy vọng đem được điều gì có ích lợi thiết thực đến cho anh em bè bạn. Nếu có gì sơ sót cũng mong quý vị thông cảm cho Đức quân y.
b- Khi máy nhồi nhiều lần cho ra kết qủa áp huyết cao, uống 3 loại thuốc trị áp huyết là giãn mạch, loãng máu, hạ mỡ trong máu chỉ để đề phòng vỡ mạch máu, tai biến mạch máu não, chứ không chữa được bệnh nghẽn tim vỡ lồng ngực khi những ống ở động mạch vành tắc nghẽn do cục mỡ kết tủa tụ lại đặc trong ống quang động mạch tĩnh mạch vành, có triệu chứng đau nhói tim như có người bóp chặt qủa tim lại, xuất mồ hôi, mặt đỏ bừng, triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Nếu kịp đi bệnh viện mổ tim thay mạch tim thì thoát khỏi tay tử thần. Thật ra theo kinh nghiệm của môn khí công chữa bệnh, dấu hiệu này đã được báo trước từ lâu hơn một năm trước khi bị nhồi máu cơ tim. Theo luật căn bản của khí công chữa bệnh : “Áp huyết cao làm cho thần kinh ngoại biên bị co thắt, hay ngược lại thần kinh ngoại biên bị co thắt làm áp huyết cao.” Dấu hiệu của co thắt thần kinh ngoại biên là tê ngón tay, cùi chỏ, rồi lên tới vai và cổ rồi cứng cổ gáy, tay vai cổ khó cử động. Tây y lầm lẫn xếp loại bệnh này thành bệnh đau nhức phong thấp, nên cách dùng thuốc lại làm tăng mạnh tuần hoàn khí huyết khiến áp huyết tăng cao trong khi vẫn dùng thuốc để hạ áp huyết. Do đó cả hai bệnh dùng trái ngược mâu thuẫn, khi áp huyết hạ thì đau nhức, khi hết đau nhức thì áp huyết tăng, vì chữa theo từng khoa chuyên môn theo tây y, cả hai bệnh không bao giờ khỏi, nếu thầy chữa đông y chữa theo từng bài thuốc chuyên khoa như thế, gọi là chữa theo bá đạo, không chữa để điều chỉnh ngũ hành và ngừa biến chứng theo y đạo, nghĩa là vừa chữa được bệnh cao áp huyết nhưng khi áp huyết hạ không có biến chứng đau nhức phong thấp, hoặc ngược lại khi chữa phong thấp rồi ngừa biến chứng không bị áp huyết tăng cao, còn chữa theo vương đạo, không còn bệnh áp huyết, không còn bệnh đau nhức, vì chữa vào gốc bệnh là điều chỉnh lại toàn bộ sự khí hóa tổng hợp chỉnh lại chức năng hoạt động của tạng phủ để không có hành nào hư, thực để phá hỏng sự vận hành của tổng thể. Giống như một thợ sửa xe hơi giỏi, không phải chỉ chữa hay thay bougies, hay thay lưới lọc, thay bộ carburateur, chỉ cần vặn ốc chỉnh lửa, chỉnh gió, chỉnh xăng, chỉnh khói thoát ra ống, cả 4 thứ này hòa hợp thì xe đi rất êm không phải tốn tiền thay sửa theo kiểu thợ dở. Nhưng kiểu sửa nhanh, tốt, rẻ tiền là chính đạo thì nghèo, thay bộ phận từng phần là bá đạo thì mau giầu, đó là đạo đức trong nghề nghiệp, cho nên mới có bá đạo, y đạo và vương đạo do hoàn cảnh xã hội tạo ra..
Cách chữa :
Theo Tinh :
Bớt ăn chất béo, cay, nóng. Uống trà Sơn Tra làm tiêu mỡ trong gan. Tẩy độc trong gan bằng Phan tả diệp, tiệm thuốc tây có bán dưới tên Sena Laxatif, ngoài công dụng nhuận trường xổ ra phân trừ táo bón là nguyên nhân gián tiếp làm cao áp huyết, nhưng chất phan tả diệp còn có khả năng lọc độc máu trong gan, cuối mỗi tuần xổ độc trong gan một lần, uống 2 viên tối thứ 7 trước khi đi ngủ, chủ nhật sẽ đi cầu tự nhiên nhẹ nhàng, phân ra nhiều dễ chịu, không đau bụng như các thuốc xổ khác.
Theo Khí :
Tập động công Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, giúp cơ thể chuyển hóa nhanh, làm hạ áp huyết, đi cầu dễ không cần phải dùng thuốc trị táo bón...
Nếu so sánh hai số đo áp huyết của một người có sự khác lạ như sau thì tây y sẽ khám phá ra được bệnh gì hay bỏ qua xem như bình thường:
Tay trái đo được 120/110mmHg mạch 70, tay phải đo được 140/95mmHg mạch 85.
Theo khí công y đạo, số thứ hai tay trái chức năng hoạt động của van tim bị hở, nếu nghe bằng ống nghe mạch của tây y, sẽ nghe tiếng thổi phù, nhìn má bên trái hơi đầy chỗ giao điểm 2 khớp xương hàm trên hàm dưới như hơi bị sưng đầy hơn má bên phải, mặt nặng giống như mới ngủ dậy.
Khi qủa tim nở ra để thu hồi rút máu về tim, qủa tim phải mở rộng, khiến van tim bị hở thêm, nên tự cơ thể điều chỉnh, bắt qủa tim đập nhanh hơn lên 15 lần thay vì qủa tim khỏi mở rộng ra cho van tim đừng bị hở nhiều, nên mạch mới đập lên 85.
Cách chữa :
Nếu không chỉnh lại bằng huyệt Hạ Quan hai bên như trên sẽ thành bệnh nan y khó chữa cần phải mổ tim. Cần phải tập động công bài Vỗ Tay 4 Nhịp để tăng dương khí làm mạnh cơ tim giúp tim tự điều chỉnh van tim.
6-Khám phá ra được bệnh cao áp huyết mãn tính do chức năng thận hư yếu.
Bệnh này hay thường xảy ra đối với những người lớn tuổi đã dùng thuốc trị áp huyết lâu dài, áp huyết không xuống được như người khỏe mạnh bình thường dưới 140/90mmHg mạch 80, nhưng ổn định, cho nên các bác sĩ không thể nào biết được dấu hiệu này là do hư thận mãn tính do phản ứng của thuốc điều trị áp huyết. Nếu không phát hiện kịp thời, đến khi dấu hiệu bệnh của thận rõ ràng như chân và mặt sưng phù, ngủ hay bị hôn mê, si khờ, lãng trí, chân yếu đi đứng khó khăn, mới xét ra được bệnh thận hư không còn chức năng tự lọc thận, lúc đó sẽ phải bị lọc thận 3 lần một tuần, nếu tuổi trẻ thì phải chờ được thay thận, người già, thì lọc thận cho đến khi chết.
Nếu dùng máy đo áp huyết, chúng ta có thể biết trước được điều này. Theo Khí Công Y Đạo, đo áp huyết hai tay của một bệnh nhân thấy ổn định 145-150mmHg/90 mạch 80 ở cả 2 tay. Khi dùng huyệt tác động lên áp huyết, kiểm tra áp huyết ở từng huyệt trên mạch Nhâm từ mỏm xương ức là huyệt Cưu Vĩ, những huyết kế tiếp đi dần đến rốn, là Cự Khuyết, Thượng Quản, Trung Quản, Kiến Lý, Hạ Quản, Thủy Phân, Thần Khuyết ngay tại giữa rốn, áp huyết xuống thấp dần đến 120/80mmHg mạch 80, nhưng khi bấm đến huyệt Khí Hải thuộc thận dương, nơi chứa bể khí là nguyên khí tại tận của con người thì áp huyết lại tăng lên đến 144-145 như cũ, làm đi làm lại nhiều lần ở huyệt Khí Hải, áp huyết cũng không xuống được, khi sờ nắn ấn đè vào huyệt Khí Hải ảm thấy có cục cứng cảm thấy đau.
Cách chữa :
Bấm vào huyệt Khí Hải áp huyết lại lên, theo lý luận ngũ hành, thận thủy hư không tự lọc cần phải bổ mẹ là Phế kim, luật thứ hai, âm hư lấy dương chữa, dương hư lấy âm chữa, âm là tạng, dương là phủ, kim dương là đại trường, kim âm là phế. Theo lý thuyết đông y là thế, nhưng khám bằng quy kinh chẩn pháp của khí công, bấm bẻ gấp khớp ngón tay cái thuộc phế và ngón tay trỏ thuộc đại trường xem ngón nào bấm cảm thấy cứng đau, ngón nào cảm thấy mền nhũn vô lực không đau, để xác nhận cần phải chữa phế hay đại trường.
Nếu chữa vào đại trường thì bấm trên bụng ở huyệt Thiên Xu thuộc kinh Vị là một loại nội dược vừa chữa được thông được tiêu hóa đường ruột, đi cầu dễ, thoát khí trung tiện, làm thông mềm khí tắc ở huyệt Khí Hải vừa mạnh bao tử để dưỡng phế. Vừa đo áp huyết ở tay, vừa bấm đè vào huyệt này, bệnh nhân vừa tập thở hơi ra bằng miệng cho khí trong bụng thoát ra làm hạ áp huyết bằng huyệt Thiên Xu, áp huyết lúc đó mới xuống được thấp hơn 140/90mmHg mạch như cũ.
7-Tìm ra được bệnh của gan thực gan hư.
a- Chức năng gan thực :
Một người đo áp huyết tay trái bình thường theo tây y, tưởng không bao giờ có bệnh áp huyết, nhưng đến với khí công y đạo, đo áp huyết tay trái có số đo 135/88mmHg mạch 80 cũng là lý tưởng, nhưng số đo tay phải mà tây y ít đo đến, có số đo 150/95mmHg mạch 80. Lúc nào cũng có số đo như thế, đều bỏ qua không chữa, đến khi thử men gan tăng cao mới phát hiện ra là chai gan thì đã muộn.
Kiểm chứng lại chức năng bằng huyệt, vẫn để máy đo áp huyết ở tay phải, bấm huyệt Cưu Vĩ, áp huyết xuống, nhưng bấm đến huyệt Cự Khuyết có liên quan đến gan thì áp huyết không xuống lại tăng cao hơn số đo tự nhiên ban đầu, lên tới 160/95mmHg mạch 80, nhưng bấm đếm huyệt Thượng Quản, Trung Quản, Kiến Lý, Hạ Quản áp huyết lại xuống thấp dần đến 120/80mmHg mạch 80. Điều đó chứng tỏ chỉ ở huyệt gan mới làm cho áp huyết tăng cao.
Khi chức năng gan thực nhiệt thì áp huyết số thứ 3 là mạch đập nhanh hơn như 150/95mmHg mạch 100, nếu chức năng gan thực hàn thi mạch đập yếu như 150/95mmHg mạch 65-60.
Cách chữa :
Khi áp huyết cao là bệnh thực chứng, theo ngũ hành phải tả con của gan là hỏa dương Kinh Tiểu Trường. Chọn ngũ du huyệt trên Kinh Tiểu Trường để Tả đoạn kinh Tiểu trường (hỏa dương) :Vuốt từ Kiên Trung Du đến Tiểu hải, vuốt 6 lần chuyển âm huyết ra dương khí làm hạ nhiệt của tiểu trường thì hỏa nhiệt trong gan được giảm.
b-Chức năng gan hư :
Số đo áp huyết ở tay trái bình thường 128/80mmHg mạch 75, ở tay phải 105/75mmHg mạch75, có dấu hiệu đau mỏi gân tay bên phải, thỉnh thoảng chóng mặt, nhưng nhức đầu nửa bên phải nhiều hơn, nếu tình trạng áp huyết như vậy kéo dài, người ta gọi là thiên đầu thống, đau nửa bên đầu hay migrain.
Kiểm chứng bằng huyệt Cự Khuyết áp huyết tụt thấp hơn nữa. Theo ngũ hành tạng phủ, con là gan mộc hư phải bổ mẹ là thủy, gan là âm lấy dương chữa, thủy dương là bàng quang, bệnh ở dưới chữa ở trên, nên chọn huyệt Thiên Trụ, bệnh nhân nằm ngửa, thầy chữa đứng phía trên đầu, dùng hai ngón tay giữa bấm vào huyệt Thiên Trụ kéo lên, giữ nguyên trong khi máy đo áp huyết đang bơm cho đến khi máy ngưng cho ra kết qủa áp huyết sẽ tăng cao, mặt đỏ hồng, sau đó đo lại áp huyết bình thường ở hai bên tay sẽ lên cao bằng nhau.
Khi chức năng gan hư nhiệt thì áp huyết sẽ có mạch nhanh hơn 90, như 105/75mmHg mạch 95, nếu chức năng gan hư hàn thì áp huyết có nhịp mạch đập yếu như 105/75mmHg mạch 60.
8-Tìm ra được gan bị nhiễm trùng
Nếu đo ở tâm bình thường 130/80mmHg mạch 80, nhưng đo ở chức năng gan áp huyết tăng 140/98mmHg mạch 120 là gan bị nhiệt do vi trùng xâm nhập vào gan cấp tính mới bị, nhưng tìm nguyên nhân tại sao gan lại bị nhiễm là phải do một nguyên nhân khác theo ngũ hành sinh khắc.Trường hợp gan bị nhiễm vi trùng từ lâu thì mộc thực sẽ sinh hỏa thực, nó sẽ làm cho áp huyết của tim mạch cao, và chính huyệt chức năng gan cũng cao, thí dụ thay vì 140/98mmHg mạch 120 thì biến thành 190/110mmHg mạch 120, lúc đó áp huyết đo bình thường ở cánh tay, không cần bấm huyệt cũng biết là người có bệnh áp huyết cao như 170/98mmHg mạch 90, dấu hiệu bệnh áp huyết cao, trán nóng nhưng không sốt, đó là tình trạng áp huyết cao mãn tính, nếu tự nhiên mạch cao hơn 120 như 170/98mmHg mạch 120 là cấp tính chóng mặt nhức đầu gần như mê sảng phải nhập viện cấp cứu và theo dõi bệnh.
Cách chữa :
Theo lý luận ngũ hành tạng phủ, mẹ thực tả con, áp huyết ở chức năng gan cao thuộc mộc, phải tả con của mộc là hỏa chỉ tâm và tiểu trường, nhưng chỉ chọn một, theo luật âm bệnh lấy dương chữa, hỏa dương là tiểu trường. Chọn ngũ du huyệt trên Kinh Tiểu Trường để Tả đoạn kinh Tiểu trường (hỏa dương): Vuốt từ Kiên Trung Du đến Tiểu hải, vuốt 6 lần chuyển âm huyết ra dương khí làm hạ nhiệt của tiểu trường thì hỏa nhiệt trong gan được giảm.
Theo nguyên lý âm dương, âm thì nở ra, dương co vào. Bệnh chai gan là gan cứng to, mất tính co bóp thuộc âm nhiều mà thiếu dương. Chức năng gan theo đông y, can tàng huyết, là kho lưu trữ máu, đưa máu ra khỏi kho gan để máu tuần hoàn nhận oxy biến thành máu đỏ, nhận máu cất vào kho, bảo quản máu được tốt. Nhưng bây giờ chức năng gan liệt không làn nhiệm vụ đó hoàn chỉnh, số máu trong gan bị giữ lại lâu không được trao đổi oxy, số máu đó sẽ bị hư hỏng, làm tăng men gan, khi máu lưu chuyển sẽ tạo ra sức nóng ấm, cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể, nhưng khi máu ngưng tụ cơ thể sẽ bị hàn. Nên chai gan là gan hàn, số nhịp mạch đập khi đo áp huyết sẽ thấp dưới 65.
Nếu chai gan thực hàn sẽ có số đo áp huyết cao, mạch chậm, như 180/98mmHg mạch 60. Nếu chai gan hư nhiệt, là cơ thể mất máum da thịt xanh xao, mạch chậm, như 100/65mmHg mạch 60.
Nếu so sáng số đo áp huyết này, chỉ có ở tay phải, mà ở tay trái cao hơn, cho biết chỉ có chức năng gan bị yếu không hoạt động.
Cách chữa :
Theo nguyên tắc ngũ hành tạng phủ, con hư bổ mẹ, âm bệnh lấy dương chữa, phải bổ hỏa đoạn của Kinh Bàng Quang, vuốt 9 lần từ Ủy Trung xuống Côn Lôn, làm ấm nóng lại bàng quang gan sẽ được ấm lên. Có thể vuốt nhiều lần 9 lần, đến khi đo áp huyết trên huyệt chức năng gan nhịp mạch đập sẽ gia tăng.
Nếu đo áp huyết tự nhiên ở hai tay, tay phải thuộc gan được 98/65mmHg mạch 65, tay trái 105/70mmHg mạch 75 thuộc chức năng bao tử, vị khí kém không hoạt động đủ để co bóp thu nạp chất bổ của thức ăn sản sinh ra máu, nên cơ thể thiếu máu, trong gan cũng thiếu máu.
Cách chữa :
Cần phải uống thuốc bổ máu, cần thêm máu, và muốn duy trì cho khỏi mất máu, cần phải biết cách hít thở tăng cường oxy cho cơ thể và làm tăng áp huyết. Tập động công bài Nạp Khi Trung Tiêu để kích thích chức năng co bóp của tỳ vị gan cùng hoạt động đồng bộ. Bài đứng kéo gối lên ngực : http://video.yahoo.com/watch/6648789/17269834
10-Tìm được bệnh của bao tử thực hay hư :
a-Chức năng bao tử thực :
Cũng giống như trên, nhưng đổi lại áp huyết cao bên tay trái 145/95mmHg mạch 80, áp huyết thấp bên tay phải 135/88mmHg mạch 80. Thực ra cũng chưa chẩn đoán được bệnh gì, nếu bệnh nhân không cảm thấy có bệnh mà chỉ muốn khám tổng quát cho biết, và nếu không bấm huyệt ngũ hành để tìm bệnh ở tạng phủ như Cưu Vĩ, Cự Khuyết, Thượng Quản, Trung Quản, Kiến Lý, Hạ Quản, Thủy Phân, Thần Khuyết, Âm Giao, Khí Hải. Quan Nguyên...trên Mạch Nhâm trước bụng, thì không thể biết bệnh nhân đang có bệnh gì trong người.. .
Trường hợp này, bấm huyệt nào cũng xuống trừ huyệt Trung Quản áp huyết lại tăng cao hơn số đo tự nhìên lúc ban đầu như 170/95mmHg mạch 80, chứng tỏ bệnh cao áp huyết do bao tử bình thường không hàn không nhiệt..
Cách chữa :
Bấm huyệt Trung Quản thuộc chức năng bao tử mà đau, thuộc thực chứng, theo lý luận ngũ hành tạng phủ của đông y, phải tả con của thổ là thổ sinh kim, bệnh dương lấy âm chữa, bệnh bên dưới lấy bên trên chữa, tả huyệt Trung Phủ của Kinh Phế giao hội thông với Kinh Vị làn hạ áp huyết, hạ khí phổi, tức là tả con, làm giảm khí của mẹ là bao tử, huyệt Trung Quản hết đau, áp huyết sẽ xuống.
-Bao tử thực nhiệt :
Trường hợp bao tử thực nhiệt thì mạch cao hơn 90, thí dụ như tay trái vẫn đo được 145/95mmHg nhưng mạch 95, thì lúc đó vẫn day tả huyệt Trung Phủ nhưng làm hạ nhiệt lại theo luật 6, 9. Luật day 6 lần là dùng lão âm sẽ sinh dương, luật day 9 lần là dùng lão dương sẽ sinh âm. Có nghĩa là dùng âm huyết sinh dương khí, hoặc dùng dương khí sinh âm huyết, đây là chủ động sinh hóa chuyển hóa, nên theo lý thuyết khí công, chỗ nào có máu chạy thì chỗ đó ấm nóng, chỗ nào có khí đến thì chỗ đó mát.
-Bao tử thực hàn :
Trường hợp bao tử thực hàn thì mạch thấp hơn 65, thí dụ như tay trái vẫn đo được 145/95mmHg nhưng mạch 63, lúc đó vẫn day huyệt Trung Phủ, nhưng làm tăng nhiệt day 9 lần. Muốn nhớ điều này ta cứ theo cách nghĩ đơn giản day nhiều lần (9 lần) sẽ nóng hơn day ít lần (6 lần).
b-Chức năng bao tử hư :
Bao tử ở bên tay trái, nếu đo áp huyết tay trái được 105/78mmHg mạch 75, tay phải 140/90mmHg mạch 75, tây y vẫn thấy không có bệnh cao áp huyết. Nhưng đông y khí công nhìn ngay ra bệnh tại chức năng bao tử hư yếu nên áp huyết thấp, nếu kèm theo huyệt Trung Quản khi bấm vào trong khi đo máy xuống đến dưới 100/70mmHg mạch vẫn 75, có dấu hiệu biếng ăn, ăn không tiêu, bụng sôi...
Cách chữa :
Theo ngũ hành, con hư bổ mẹ, dương hư lấy âm chữa, mẹ của bao tử hành thổ là tâm hỏa không đủ nhiệt lượng cung cấp cho bao tử sinh hóa chuyển hóa nên thức ăn không tiêu.
Bổ tâm hỏa bằng cách không bấm day huyệt mà vuốt huyệt theo hình vẽ để thông khí Tâm Bào, và Thông Kinh Tâm làm tăng áp huyết, tăng nhiệt lượng cung cấp cho bao tửlàm nhiệm vụ sinh hóa chuyển hóa.
Trường hợp bao tử hư nhiệt :
Áp huyết giống nhau 105/78mmHg nhưng mạch nhanh hơn 90 thường xuyên, trán lúc nào cũng nóng hâm hấp không có mồ hôi, gọi là âm hư sinh nội nhiệt, cảm thấy người nóng nhưng lại không thích uống nước lạnh mát sẽ ăn không tiêu đầy bụng khó chịu. Muốn mất nhiệt, vuốt 6 lần. Đo lại áp huyết sẽ tăng, mạch sẽ giảm.
Trường hợp bao tử hư hàn :
Áp huyết giống nhau 105/78mmHg nhưng mạch dưới 65 thường xuyên, trán lạnh, bụng lạnh. Muốn điều chỉnh mất hàn tăng nhiệt, vuốt hai đoạn kinh này 9 lần, đo lại áp huyết tăng mạch tăng.
Nếu con số tăng chưa đủ có thể lập lại.
Nếu dùng động công để chữa cơ thể sẽ tự điều chỉnh áp huyết đều hai tay bcả 3 số, tăng áp huyết tăng nhiệt bằng bài tập Nạp Khí Trung Tiêu. Muốn làm hạ áp huyết đều hai tay cả 3 số, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng.
11-Tìm được bệnh loét bao tử , bao tử xuất huyết :
Theo nguyên tắc ngũ hành tạng phủ, loét bao tử do trong bao tử có nhiều nhiệt, do hỏa nhiệt của tâm truyền sang, bệnh truyền kinh, hỏa nhiệt dư do mẹ của hỏa là gan nhiệt. Như vậy cả 3 hành mộc, hỏa, thổ đều nhiệt, nhiệt ở thổ muốn thoát được thì con là đại trường đừng để bị táo bón, nhiệt sẽ giữ lại trong cơ bao tử. Khi đo áp huyết kiểm chứng bằng huyệt chức năng của gan ở Cự Khuyết, của tâm ở huyệt Cưu Vĩ, của vị ở huyệt Trung Quản, đều có số đo áp huyết cao và mạch cao như 180-200/90-100mmHg mạch 90-110, lưỡi đỏ, rêu dầy trắng khô, có dấu hiệu lưỡi nứt, nếu bị táo bón, đo áp huyết trên huyệt chức năng đường ruột ở Thiên Xu, áp huyết cũng cao nhưng mạch không cao, trường hợp mạch cao, thì đi cầu ra máu tươi, ngược lại đi cầu ra máu nâu là do xuất huyết bao tử.
Cách chữa :
Khi nhiều hành của tạng phủ bị bệnh thực, cần phải tả thực nhiệt vừa làm hạ áp huyết hạ mạch, trong trường hợp này không thể dùng huyệt cho 3-4 đường kinh sẽ phạm ngũ hành gây biến chứng, chỉ có tập khí công bài Éo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, hơi thở phải thổi ra bằng miệng đến 100-200 lần cho đến khi trán xuất mồ hôi, nêú để nhiệt kế đo trên huyệt Trung Quản ban đầu là 38 độ C, trên trán là 38.5 độ C, sau khi đo lại nhiệt độ ở đầu xuống 36.5 độ C, ở bụng 36-37 độ, áp huyết đo bình thường ở hai tay xuống 135/85mmHg mạch 75-80 là chúng ta đã biết cách điều chỉnh chức năng hoạt động của cơ thể trở lại bình thường.
Nhưng chữa bệnh là biết điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần hòa hợp.
Tinh là điều chỉnh ăn uống, không được ăn no, không được ăn nhiều chất cay, nóng, bia rượu, các loại mắm, cà phê, thuốc lá, cà rốt, khô mực, cam thảo trái cây nhiệt đới như nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt, mít...là những chất làm tăng áo huyết và tăng nhiệt trong gan và bao tử.
Khí là phải tập cho khí nhiệt trong cơ thể thoát ra, các gân cơ trong cơ thể mềm lại là tăng âm, khi cơ thể căng cứng là tăng dương, nên phải tập thể dục thể thao, bơi lội, tắm hơi nóng cho xuất mồ hôi, tập bài Vổ Tay 4 Nhịp, Bài Kéo Êp Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, tập thở thiền ở Đan Điền Tinh để tăng thủy.
12-Tìm được bệnh của Tỳ thực hay hư :
Đo áp huyết tay phải bình thường dưới 140/90mmHg mạch 75, nhưng bên trái có hai trường hợp xảy ra một là thực áp huyết cao, hai là hư áp huyết thấp.
Có hai loại: thực hàn như 170/95mmHg mạch 65 và thực nhiệt 170/95mmHg mạch 95, khi bệnh có sốt nặng như viêm tụy tạng mạch trên 120
Có hai loại : hư hàn như 105/70mmHg mạch 65 và hư nhiệt 105/70mmHg mạch 95.
Chức năng bẩm sinh tỷ hư yếu, cơ thể gầy yếu, không ăn được nhiều, chán ăn kém ăn, thiếu máu suy nhược, chân tay lạnh, hay tiêu chảy, áp huyết sẽ ở khoảng 100/68mmHg mạch 60 thuộc bệnh mãn tính là dấu hiệu của thiếu máu để lâu không chữa đúng trở thành ung thư máu mãn tính, nhưng khi cấp tính mạch tăng cao thành sốt trong máu nhiễm trùng 100/68mmHg mạch 120 là ung thư máu cấp tính.
Trước khi đến giai đoạn ung thư máu đã có nhiều bệnh nan y trong người như đi lảo đảo, kém trí nhớ, rụng tóc, đau nhức tay và cánh tay như kim châm, năng nhấc tay hay cử động đau, đau xương khớp, tròng mắt trắng, thị lực kém, cơ thể bạc nhược, lạnh bụng, lạnh chân tay, tiêu chảy, trong người cảm thấy nóng khô khát nhưng không dám uống nước lại bị rét lạnh. Nếu chữa theo tây y từng phần thì phsải uống rất nhiều thuốc chuyên môn của nhiều bác sỉ chuyên khoa làm cho chức năng cơ thể rối loạn, nếu chữa theo đông y, không được điều chỉnh qúa 3 hành, thầy gỉỏi bậc thuợng công phải tìm ưu tiên nguên nhân trị tận gốc, dùng một hành hoặc hay hàn, dùng càng ít huyệt càng chính xác, nhưng phải lý luận ngũ hành tìm cho đúng huyệt tạo ra vị thuốc chũ lực, và biết hướng dẫn bệnh nhân biết điều chỉnh tinh-khí-thần hòa hợp.
Đối với khí công y đạo, việc chính là bổ máu duỡng tỳ, cho ăn ngủ được ngon, thuốc có công dụng nhất là Sirop bổ máu Đương Quy Tửu, tập thở Đan Điền Thần, dưỡng thần, tăng nhiệt, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, Đo lại áp huyết thấy áp huyết tăng dần mạch trở lại bình thường, bắt đấu tập phần động công Bài Nạp Khí Trung Tiêu tăng khí tăng nhiệt cho tỳ vị, bài Vỗ Tay 4 Nhịp giúp dung tích phổi tăng để cơ thể đủ oxy để duy trì công thức máu.
Kiêng ăn chất hàn lạnh chua làm mất máu, Ăn chất cay nóng ngọt làm tăng áp huyết, Tập dưỡng thần, tinh thần an vui bằng bài hát one, two, three...giúp tinh thần vừa vui vẻ, vừa luyện khí, luỳện hơi thở được dài hơi, tăng thêm oxy cho máu, giúp thận khí mạnh.
13-Tìm được áp huyết cao do chức năng thận hư :
Một người già đang dùng thuốc trị áp huyết 20-30 năm, áp huyết không xuống trong tiêu chuẩn được, nhưng ổn địng ở cả hai tay ở mức 140-145/85-95mmHg mạch 75.
Nhưng khi đo áp huyết được kiểm tra trên từng huyệt chức năng, từ Cưu Vĩ, Cự Khuyết, Thượng Quản, Trung Quản, Kiến Lý, Hạ Quản, đều xuống đến 120/70mmHg mạch 75, nhưng bấm đến huyệt chức năng thận ở Khí Hải áp huyết lại tăng lên cao hơn lúc ban đầu, thí dụ 160/95mmHg mạch 75. Như vậi bệnh nhân nàu chữa bệnh cao áp huyết là chữa ngọn trong nhiều năm, mà không chữa đúng gốc bệnh, và do phản ứng phụ của thuốc đã làn hại thận. Như vậy bệnh cao áp huyết do nhiều nguyên nhân chứ không riêng bệnh thuộc tim mạch, mà bệnh tim mạch là hậu qủa của nguyên nhân khác phải tìm theo quy luật ngũ hành tạng phủ. Do đó ngũ hành là một định đề quy ước để lý luận tìm nguên nhân và hậu qủa, còn cách chữa lại phải theo quy luật hư thì bổ, thực thì tả. Nhưng bổ hay tả ở Kinh nào, chọn huyệt nào là vị thuốc đúng nhất vừa có chức năng chữa ngừa biến chứng trước, chữa ngọn sau, và chữa vào gốc bệnh để bệnh không tái phát hay gây biền chứng.
Thí dụ như bệnh tìm thấy ở gan thực nhiệt, chữa ngọn là chữa ở gan, nhưng gan đã bệnh, và đã âm thần truyền bệnh làm hại đến tim sắp bị biến chứng đột qụy nhưng thầy thuốc chưa tìm thấy dấu hiệu, cứ chữa ngọn vào gan trước, chữa gan xong biến chứng ở tim phát ra làm đột qụy, thì thầy nói tôiđã chữa gan cho ông rồi, còn ông bị bệnh tim bất ngờ là chuyện khác, đó là cách chữa bá đạo, thầy trung công vừa chữa ngừa biến chứng ở tim, không cho tim phát triển bệnh, vừa ngưng ngay sự phát triển bệnh ở gan, thầy thượng công phải tìm thêm cách chữa vào gốc bệnh ở thận, dẫn thận khí thận thủy không truyền bệnh sang gan, còn gan đã truyền nhiệt mộc sinh ỏa cho tâm dư hỏa, thỉ thầy thượng công dùng thủy để cắt hỏa của tâm, để 3 hành thủy, mộc, hỏa trở lại quân bình không còn hành nào xung khắc hành nào.
Đo áp huyết có thể ở hai tay bình thường, nhưng khi kiểm tra áp huyết trên huyệt chức năng của tâm, can, tỳ, phế, thận, áp huyết đều xuống đến 120/85mmHg mạch 75. Nhưng khi bệnh nhân nằm ngửa, vẫn đo áp huyết ở tay, nhưng thầy thuốc dùng ngón tay giữa luồn vào lưng bệnh nhân bấm vao huyệt Mệnh Môn, đối xứng với rốn phía (gọi nôm na là rốn sau), bình thường nằm thở theo dõi khí ở huyệt này thì áo huyết xuống 120 hay thấp hơn, nhưng đặc biệt người có bệnh sạn thận thì áp huyết mặc dù đo ở tay, nhưng áp huyết tăng lên hơn 140, đó là dấu hiệu sạn thận.
Đã có lần tôi chữa một bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết trên 170/95mmHg mạch 100, áp huyết cao do bao tử nhiệt, người hơi sốt, sau khi tập cho bệnh nhân thở trên huyệt lam áp huyết hạ xuống 120-130/75-85mmHg mạch 75, thở đến huyệt Mệnh Môn áp huyết lại tăng, đo lại nhiều lần áp huyết cũng không xuống. Tôi cho bệnh nhân biết là anh đã bị sạn thận, làm thận khí tắc không cắt tâm hỏa thực được, phải trị sạn thận bằng trái dứa với phèn chua, hay dùng Thạch Lâm Thông. Bệnh nhân ngạc nhiên không tin, đi thử soi thận, bác sĩ chuyên khoa cho biết thận có sạn to cần phải mổ, anh không mổ mà theo phương pháp lấy sạn ra bằng thuốc đông y.
Xin xem các bài viết lien quan ở link này :
http://groups.google.com/group/forumkhicongydao/web/danh-sch-bi-vit-trn-doducngoc-org?hl=vi
15-Tìm ra bệnh ở phổi hư, thực, hàn, nhiệt :
Cũng như cách đo áp huyết bình thưòng, chỉ đo áp huyết thì không khám phá ra được bệnh ở phổi, khi bị cảm cúm sốt đo áp huyết mới biết có dấu hiệu áp huyết cao. Nhưng lúc nào cũng có hai trạng thái hư thực, rồi chia làm 4 loại bệnh, hư hàn, hư nhiệt, thực hàn, thực nhiệt.
Trạng thái phế hư, phế khí sẽ yếu, thở gấp, đo áp huyết bấm mạch Trung Phủ từng bên trái hay phải áp huyết sẽ thấp 105/80mmHg mạch 85 cao hơn bình thường. Số đo 2 bên giống nhau là hai bên phổi đều bị bệnh, một bên bình thường, một bên thấp thì chỉ bên thấp phổi bên đó bới bị hư yếu.
Trạng thái phế hư nhiệt sẽ là 105/80mmHg mạch 120, bệnh nhẹ là suyễn nhiệt. Trạng thái phế hư hàn là 105/80mmHg mạch 60
Trạng thái phế thực, khí mạnh, thở mạnh. đo áp huyết ở huyệt Trung Phủ sẽ cao như 170/95mmHg mạch 85 cao hơn bình thường. Số đo hai bên giống nhau là hai phổi đều bị bệnh.
Trạng phế thực nhiệt sẽ là 170/95mmHg mạch 110, mạch cao hơn nữa là sốt nhiệt trên 120 thuộc cấp tính. Trạng thái thực hàn sẽ có áp huyết là 170/95mmHg mạch 60.
Nhưng nguyên nhân tại sao phế bị bệnh, phải bấm kiển tra huyệt chức năng ngũ hành, có thể do tâm hỏa thực, tâm hỏa hư, có thể do tỳ vị thực hỏa, hư hỏa, có thể do chúc năng thận hư... là nhờ đo kiểm tra ở những huyệt này là bệnh gây ra ở tạng phủ nào.
Cách chữa :
Chữa vào phổi là chữa ngọn, ngừa biến chứng nếu phế thực phải tả con ở Kinh Bàng Quang, tả Chí Âm, nếu phế hư phải bổ Túc Tam Lý kinh Vị. Tả thì day huyệt nghịch chiều kim đồng hồ, bổ day huyệt thuận chiều kim đồng hồ, muốn lám cho mát day 6 lần, muốn lám cho ấm, day 9 lần...
Nguyên nhân của tất cả các loại ung thư đều do thiếu máu do Tinh khí thần không hòa hợp như ăn uống sai lầm, thiếu ăn làm mất máu, không sinh ra máu. Về Khí do thiếu hơi thở, không tập luyện, hay làm mất khi suy nhược do làm việc cực khổ qúa sức lực. Về Thần do không vui, lo lắng, buồn chán thở dài.
Cách chữa :
Đầu tiên bổ Tinh, điều chỉnh ăn uống thêm những chất bổ máu, uống Sirop bổ máu Đương Quy Tửu cho đến khi áp huyết lên đến 130/85mmHg mạch 75-80.
Bổ Khí : Tập Vỗ Tay 4 Nhịp cho thông khí phổi , Nạp Khí Trung Tiêu bổ tỳ vị để có khí nuôi kim, , Bài Hát Kéo Gối Lên Ngực làm tăng nhiệt lượng, tăng áp huyết. Thở Thông Tinh-Khí-Thần, thở Đan Điền Thần, Đan Điền Tinh để sinh hóa chuyển hóa, giúp tiêu hóa tốt
Vuốt huyệt Thông nguyên khí Tỳ mạnh chức năng tỳ.
Bổ Thần : Giữ tinh thần vui vẻ, hát one two three.....