Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Cách chữa đàm trong cổ họng kinh niên


Kính thưa Thầy Đỗ-Đức-Ngọc,

Tôi đã uống hai thứ Nam và Bắc Hạnh-Nhân thấy rất tốt, riêng tỏi và đậu nành thì tôi ăn xong là ngày hôm sau bị sưng các mụn nhỏ xung quanh đầu và sau gáy, nên không hiểu tại sao ?

- Tôi bị có đàm ở trong cổ họng đã nhiều năm uống thuốc nào cũng không hết (người thì nóng, nhưng bạn bè lại nói là bên trong bị lạnh) (tôi dậy trung học Mỹ mà nếu cứ "khè" cổ thì học-trò nó sợ lắm, cứ phải vào restroom để "khè" mới không ngứa cổ !!!)

- Kính mong Thầy chỉ giúp tôi cần phải tập bài gì cho hết?

Tôi đã hỏi qúa nhiều mong Thầy tha lỗi cho sự làm phiền Thầy.

Kính thư

Phương

 

Thuốc nam bắc Hạnh nhân ngoài việc chữa bệnh tiểu đường, nó cũng còn chữa bệnh ho đàm. Tuy nhiên muốn biết đàm loại hàn hay nhiệt, cần phải đo áp huyết cả 3 số. Số thứ nhất chỉ khí, số thứ hai chỉ sự đàn hồi của van tim. số thứ 3 là mạch nhịp tim đập chỉ về huyết. Đông y cần biết khí huyết rỏ ràng để phân ra làm 4 loại bệnh chứng như thực, hư, hàn, nhiệt. Như vậy bất cứ một bệnh gì cũng có nhiều nguyên nhân như :

Khí thực huyết thực, khí hư huyết hư, khí thực huyết không hư, huyết thực khí không hư, khí hư huyết không hư, huyết hư khí không hư,...và hư thực đó thuộc tạng nào như ở phổi, ở tỳ, ở vị, ở gan, ở tim, ở thận, ở 1 tạng hay ở nhiều tạng....Do đó kinh nghiệm của lý thuyết đông y đã sắp xếp những dấu hiệu lâm sàng của mỗi chứng khác nhau. Xin xem lý thuyết đông y trong Sách Dấu Hiệu Triệu Chứng Lâm Sàng Học, trong Tàng Kinh Các nơi trang nhà Khí Công

http://forumkhicongydao.googlegroups.com/web/ly%20thuyet%20dong%20y%202%20trieu%20chung%20hoc.pdf?_done=%252Fgroup%252Fforumkhicongydao%253Fhl%253Dvi%2526&hl=vi

Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần ::

Tinh :

Bệnh khò khè đàm là bệnh của người lớn tuồi do phế thận hư hàn, đàm trắng lỏng ít, vướng cổ họng, còn đàm nhiệt thì vàng đặc thuộc bệnh phổi nhiệt. Theo ngũ hành phế thận hư thì thổ không sinh kim, kim không sinh thủy. 3 hành liền nhau thuộc bệnh hư, phải chữa bổ vào hành giữa là thổ, nên bổ tỳ vị. Chọn cách nào hay thuốc nào vừa chữa tỳ vị vừa chữa gốc là bổ phế, vừa ngừa biến chứng là bổ thận, để gan và tâm không bị hư.

Đông y có thuốc bổ phổi là Bách Hợp Cố Kim Hoàn, mỗi lần ngậm trong miệng, dưới lưỡi 20 viên như kẹo ngậm để thuốc thấm vào cổ họng, vào máu nhanh, khi phổi mạnh thận sẽ mạnh.

Trước hai bữa cơm và tối trước khi đi ngủ uống 20 viên Bổ Trung Ích Khí Hoàn, làm mạnh chức năng tỳ vị, để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, mà không biến thành đàm.

Uống nước giải khát như nước trà bằng cách pha 25-50g gừng nấu với 3 vỏ trái quít khô (trần bì) với 1,5 lít nước cạn còn 1 lít cất trong bình thủy pha với 1 chút mật ong, mỗi lần uống 1 ngụm ngậm trong cổ họng, nằm ngửa cho nước trà gừng, quít mật ong ở cổ họng lâu 1-2 hút, hay khò khò cổ họng để sát trùng rửa cổ họng làm tróc lớp màng đàm quanh cỗ, khạc rồi nhổ ra, sau đó uống dần từng ngụm, ngậm trong miệng 1 phút mới nuốt, để làm hạ đàm hạ khí xuống bụng. Khi đi làm có thể đem theo chai nước này đế áp dụng thường xuyên.

Đậu nành không thích hợp với cơ thể có đàm, vì chính nó sẽ đóng đàm làm nghẹt tuần hoàn khí huyết mới có phản ứng nổi mụn.

Khí :

Tập Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần làm ấm người mạnh tim phổi, thông khí phổi. Tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 20 lần làm tăng thân nhiệt, tăng áp huyết. Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần mỗi lầ 1 phút nghỉ 1 phút, làm mạnh chức năng tỳ vị để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà không biến thành đàm. Nằm Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để kích thích tiêu hóa, tiêu tiểu dễ dàng, làm mạnh thận, sẽ bớt khò khè do chức năng thận yếu.

Thần :

Nằm thở tĩnh công thiền 30 phút trước khi đi ngủ, tay trái đặt tại mỏm xưong ức nơi Đan Điền Thần, tay phải đặt chồng lên trên, (nữ đặt tay ngược lại). Cuốn lưỡi, nhắm mắt, ngậm miệng, thở bình thường bằng mũi, chỉ cần theo dõi hơi thở phồng xẹp ở Đan Điền Thần cho đến khi nào có cảm nhận được 2 bàn tay nóng ấm, bụng sôi, khí và nước chuyển động chạy xuống bụng, bụng cũng mềm và ấm nóng là tập đúng.

Thân

doducngoc