Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

324 - Liệt tứ chi do viêm tủy sống.

Thưa thầy! con xin hỏi thầy về cách chữa bệnh cho con. mong thầy giúp con với.

- Con nay 30 tuổi, cách đây 3 năm con vẫn khỏe mạnh bình thường rồi chỉ sau một đêm ngủ dậy tự nhiên con thấy nó đau ở giữa lưng đau rất dữ dội chỉ 5 phút sau thì người con không cử động được nữa. không đi đứng gì được nữa cả chỉ nằm 1 chỗ thôi. rồi được đưa đến bệnh viện rồi bác sĩ khám và cho chụp C.T. não, đo điện cơ thì bình thường rồi đi chụp MRI thì kết quả bị " viêm tủy sống ở cổ ngực. liệt tứ chi luôn thầy ơi". rồi con điều trị gần 4 tháng ở bệnh viện uống thuốc tây tập vật lý trị liệu, giờ thì con tự ngồi dậy được tự qua xe lăn được, nhưng không đi lại được. "còn 2 tay con thì không cầm nắm được nũa".

- Còn mới đây gần 1 năm con có vào bệnh viện khám lại thì bác sĩ bảo con bị di chứng viêm tủy, teo tủy. rồi cho thuốc về uống vài ba tháng rồi đi khám lại 1 lần nhưng con uống mà không thấy nó đỡ chút nào cả thưa thầy. giờ thì con đi lại rất khó khăn. Chân không có lực để bước tới được. đứng cũng không vững nữa. còn 2 bàn tay thì cố tập cầm nắm nhưng mà cũng không được thưa thầy.

- Giờ con xin thầy có cách nào giúp con chữa căn bệnh này hiệu quả nhất mong thầy chỉ cho con với. và con phải làm gì cho con bây giờ hả thầy để con có lại cuộc sống bình thường dù một chút hi vọng cũng được. con mong được sự chỉ bảo của thầy, con vô cùng biết ơn thầy !!!

- Kính chúc thầy sức khỏe !!! con cảm ơn thầy rất nhiều.

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Muốn biết nguyên nhân của mọi bệnh tật, đông y đều bắt mạch để khám về khí và huyết trong cơ thể để biết hư hay thực (thiếu hay thừa), hàn hay nhiệt, ở những đường kinh nào trong 12 đường kinh liên quan đến chức năng hay cơ sở của tạng phủ nào. Cách tìm bệnh cổ xưa bằng bắt mạch, ngày nay phương pháp khí công y đạo tìm bệnh bằng máy đo áp huyết đo ở hai cánh tay. Kết qủa số đo ở cánh tay trái liên quan đến chức năng bao tử, kết qủa số đo ở cánh tay phải liên quan đến chức của gan. 3 số hiện trên máy có ý nghĩa để chẩn đoán bệnh :

Số thứ nhất tây y gọi là tâm thu, có nghĩa là lực co bóp của tim đê đẩy máu tuần hoàn xuất phát từ tim, đông y gọi là khí.

Số thứ hai tây y gọi là tâm trương có nghĩa là tim nở ra để thu máu về tim, đông y gọi là biên độ giao động của van tim tối đa 90, tối thiểu 70, nếu lớn hơn 90 là van tim mở lớn qúa thuộc tình trạng bắt đầu bị hở van, nếu nhỏ hơn 70 là van tim mở ít qúa thuộc tình trạng bắt đầu bị hẹp. Sự đóng mở rộng hẹp lệ thuộc vào lượng máu nhiều hay ít.

Số thứ ba là nhịp đập co bóp của tim trong 1 phút từ 70-80 nhịp là trung bình, cơ thể ấm không nóng không lạnh, Nếu nhịp tim đập chậm, ít qúa dưới 70 là cơ thể sẽ có dấu hiệu tay chân lạnh đông y gọi là mạch Trì thuộc hàn, nếu nhịp đập nhanh quá, cầm vào bàn tay người có mạnh nhanh hơn 90 sẽ cảm thấy nóng, đông y gọi là mạch Sác thuộc về nhiệt.

Một người khỏe mạnh không bệnh tật phải có số đo áp huyết ở hai bên tay giống nhau, nằm trong tiêu chuẩn lứa tuổi theo khí công như sau :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Theo đông y, những bệnh thuộc dây thần kinh là những ống dẫn máu nhỏ li ti, và lượng máu di chuyển trong ống máu dẫn đi nuôi các tế bào khắp cơ thể lệ thuộc vào kho chứa máu là gan, nên đông y xem chức năng gan vừa chủ máu vừa chủ gân (gồm ống máu, sợi thần kinh), nên kết quả số đo áp huyết bên tay phải cao hơn tiêu chuẩn là chức năng gan, hay cơ sở gan đã bị bệnh thực chứng, còn nếu thấp hơn tiêu chuẩn là hư chứng thiếu máu, thiếu khí hay thiếu cả hai làm cho cơ thể hàn hay nhiệt.

Tủy từ đâu sinh ra :

Một định nghĩa của đông y, thức ăn chuyển hóa thành tinh chất biến thành huyết, từ huyết lại chuyển hóa thành tinh khí (như tinh trùng, noãn sào), từ tinh khí chuyển hóa thành tủy để nuôi xương cốt, từ tủy lại chuyển hóa trở thành tế bào não...

Như vậy muốn phục hồi tủy cần phải ăn hay uống những chất tạo máu, tập luyện khí công để tăng tính chuyển hóa nhiều lần mới bổ sung cho tủy bị mất, khi bị dò tủy thì tủy cũng không phải bị mất mà trở thành dịch chất như máu, vì không đủ khí chuyển hóa, giống như nhiệt độ có thể biến nước đá thành chất lỏng, nhưng nước đá hay chất lỏng không mất ra khỏi cơ thể, nó có thể được chuyển hóa lại nếu có đủ khí để chuyển hóa, trừ trường hợp để hao tốn tinh tủy bị mất đi do sinh hoạt tình dục.

Nguồn bổ sung nhanh bằng cách ăn tủy xương ống và tập luyện khí công để chuyển hóa, dùng thêm thuốc bổ máu để nuôi dưỡng thần kinh và các ống dẫn máu.

Tủy sống ở cột sống lưng bị chèn ép gây ra tê liệt, theo tây y xếp vào loại :

Bệnh Mal Formation Arnold Chiari (CMs)

B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Uống hay chích B12, mỗi ngày 1 ống.

2-Ăn tủy xương mua ở tiệm phở, một tuần ăn một lần.

Hai loại trên dùng đếu cho đến khi áp huyết đo lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng.

3-Sau mỗi bữa cơm, uống trà gừng mật ong, hay nước quế mật ong để giúp hệ thống tiêu hóa mau chuyển hóa.

4-Mỗi ngày dùng nước trà pha với 1 muỗng nhỏ bột Điền Thất Sống bán ở tiệm thuốc bắc, để làm tan máu và thông khí huyết, giảm đau.

Khí :

Theo khí công cần phải thông khí huyết bằng cách day bấm huyệt và chích nặn máu ở những điểm đau.

1-Day huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư 1 trên đầu, và Hà Đồ Lạc Thư 2 cổ gáy lưng.

Hà Đồ Lạc Thư

2-Ngồi tập, ngửa cổ ra phía sau từ từ để tìm điểm đau, dùng kim thử tiểu đường châm vào chỗ đau, nặn ra máu bầm có ở mỗi giao điểm của đốt sống cổ và lưng cho khí huyết lưu thông được đến các khe kẽ các đốt sống, vừa giúp giảm đau, vừa giúp cử động xoay trở dễ dàng.

3-Nằm úp, dùng dầu bôi trơn như dầu nóng bôi dọc theo cột sống, người nhà phụ giúp, đứng phía trên đầu, dùng hai ngón tay cái vuốt với lực nhẹ dọc theo hai bên sống lưng từ gáy xuống xương cùng để tìm điểm đau châm nặn máu. Vuốt lần thứ hai với lực mạnh hơn tìm điểm đau tiếp châm nặn máu.

4-Cử động tay chân tìm điểm đau châm nặn máu như trên.

5-Sau đó áp dụng bài này :

Cách chữa tay - 24Oct10

http://video.yahoo.com/watch/8477058/22649908

Cách chữa chân - 24Oct10

http://video.yahoo.com/playlist/102616858

Cách chữa lưng - 24Oct10

http://video.yahoo.com/watch/8477402/22651156

Thở Thận - 24Oct10

http://video.yahoo.com/watch/8472406/22633521

6-Tập bài Cúi Ngửa 2 Nhịp và Vặn Mình 2 Nhịp 20 lần để chỉnh cột sống.

7-Tập Dịch Cân Kinh 2 Nhịp, 4 Nhịp điều hòa âm dương.

8-Tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50-100 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút để thông khí toàn thân, thông cột sống.

Thần:

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, tập nằm thở thiền ý trụ ở Mệnh Môn để chuyển tinh hóa khí, thông khí huyết tam tiêu, cho khí huyết nuôi cột sống.

Thân

doducngoc