Thưa thầy!
Con bị mắc bệnh tụt tiểu cầu quá mức. Qua tìm hiểu con thấy bệnh này rất nghiêm trọng, rất khó chữa và có thể bị chết bất cứ lúc nào?
Con không biết cách chữa trị làm sao? Việc ăn uống phải tránh những thứ gì? Con phải làm thế nào để có sức khỏe như người bình thường?
Con rất mong được thầy chỉ dạy"
Trả lời :
A-Khám Bệnh :
Bệnh thiếu máu tiểu cầu và hồng cầu do nhiều nguyên nhân như :
Cơ thể thiếu chất sắt, thiếu khả năng hấp thụ chất sắt, xuất huyết như sốt xuất huyết làm vỡ tiểu cầu hoặc xuất huyết ẩn, tăng sắt-huyết do rối loạn cấu tạo hémoglobin, thiếu máu vùng biển, thiếu máu nguyên bào do thuốc chữa lao, sốt rét, thương hàn..., nhiễm độc chì, trong những bệnh nhiễm khuẩn và trong những bệnh ung thư...Dấu hiệu thiếu tiểu cầu làm cho da có nhiều vết bầm, hay xuất huyết ẩn đi cầu ra phân nâu đen…
Theo khí công, tìm nguyên nhân của mọi bệnh tật bằng máy đo áp huyết được đo ở hai tay, trước và sau khi ăn 30 phút, tất cả các bệnh trong con người đều hiện ra bằng những con số trên máy đo áp huyết mà ngành y học đã tìm ra cách đo khí và huyết trong cơ thể con người.
Kết qủa của số đo áp huyết có 3 con số, con số thứ nhất chỉ khí lực co bóp của qủa tim khi co lại để đẩy máu từ tim ra ngoài theo các động mạch dẫn máu đi nuôi các tế bào, tây y gọi là số tâm thu. Số thứ hai chi khi qủa tim trương nở để hút máu về tim gọi là số tâm trương, theo đông y là lực đàm hồi của van tim. Số thứ ba là nhịp tim khi bóp vào, nở ra trong 1 phút, gọi là nhịp mạch đập của tim.
Sự hoạt động của tim bị thay đổi theo ngũ hành tạng phủ của đông y, theo vòng tương sinh của có quan hệ mẹ con, hay theo vòng tương khắc giữa thận và tim. Thí dụ như tim thuộc hành hỏa, nó bị ảnh hưởng của mẹ nó là gan mộc, chức năng hư hay thực, nếu chức năng gan thực sẽ làm tăng áp huyết, chức năng hư sẽ làm giảm áp huyết. Nó cũng bị ảnh hưởng của con nó là tỳ vị thổ từ thức ăn và sự lệ thuộc vào chức năng hấp thụ và chuyển hóa, nếu tỳ vị thực cũng làm cho áp huyết tăng, tỳ vị hư làm cho áp huyết giảm.
Khi đo áp huyết có kết qủa ở hai tay, đem so sánh với tiêu chuẩn lứa tuổi, chúng ta sẽ thấy 3 trường hợp. Trường hợp người khỏe mạnh không bệnh tật, các số đo ở hai bên tay đều lọt vào tiêu chuẩn đúng lứa tuổi. Trường hợp cao hơn là có bệnh cao áp huyết, theo đông y là bệnh thực vì dư thừa khí huyết mới làm ra bệnh, nhưng bên trái cao là nguyên nhân do bao tử, bên phải cao là nguyên nhân do gan, cả hai bên đều cao là do cả 3 tạng đều bệnh thực…thí dụ những trẻ em có áp huyết cao trong lứa tuổi của người lớn, thì khi huyết dư thừa sẽ bị chảy máu cam, khí dư thừa sẽ bị bệnh động kinh. Vì tây y không biết nguyên nhân này, nên chữa bệnh chảy máu cam và bệnh động kinh không có kết qủa.
Trường hợp thấp hơn là có bệnh áp huyết thấp, đông y gọi là bệnh thiếu khí huyết, nhờ máy đo áp huyết cũng sẽ biết được nguyên nhân do gan hay bao tử… thí dụ người lớn mà áp huyết chỉ bằng đứa trẻ, nếu khí thiếu thì bị đau nhức, mệt mỏi, hen suyễn, ăn không tiêu, khó thở…nếu thiếu máu nhiều thì hay quên, rụng tóc, không đủ máu nuôi dưỡng các tế bào, nên các tế bào bị hủy hoại sẽ trở thành tế bào ung thư, vì tây y không biết nguyên nhân bệnh ung thư là bệnh thiếu khí huyết trầm trọng kéo dài mấy chục năm, từ khi áp huyết ở tuổi thiêu nìên cho đến mấy chục năm sau đã ở tuổi trung niên hay lão niên mà khí huyết vẫn chỉ đủ nuôi cơ thể của một thiếu niên, lúc đó các tế bào đã bị hủy hoại qúa nhiều mới trở thành bệnh ung thư thì cứu chữa không kịp.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết phân loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Những nguyên nhân gây ra mọi bệnh cho con người đều có thể biết được qua máy đo áp huyết mà đông y gọi là máy đo khí huyết. Khí và huyết của con người bị thay đổi không đúng tiêu chuẩn do sự thay đổi của Tinh-Khí-Thần.
Nguyên nhân do Tinh :
Do ăn uống sai lầm không phù hợp với nhu cầu mà cơ thể cần. Thí dụ cơ thể thiếu máu cần phải ăn những chất bổ máu, thiếu chất sắt phải ăn những thức ăn có chất sắt…nhưng mình lại không ăn những chất bổ máu mà ngược lại còn ăn những chất phá hỏng máu là những chất chua như chanh, cam, bưởi, dứa, dưa chua…vừa làm mất máu mất hồng cầu.
Những thức ăn từ thực vật, động vật đối với đông y đều là thuốc, theo phân chất của khoa học, có những chất tốt, chất xấu, đối với đông y sắp vào loại thuốc dùng để bổ hay dùng để tả cho phù hợp với những loại bệnh cần chữa.
Nếu phân tích thức ăn theo nguyên tắc phản ứng hóa học, thì những thức ăn là những nguyên tố bên ngoài cơ thể, sẽ phản ứng với những nguyên tố bên trong cơ thể tạo ra một chất thuốc làm cho cơ thể mạnh lên gọi là hưng phấn, hoặc ngược lại làm yếu đi gọi là ức chế, để cơ thể lập lại quân bình về khí huyết, thì bệnh sẽ mau khỏi.
Tây y giỏi phân chất những yếu tố bên ngoài, nhưng không giỏi về phân tích những yếu tố bên trong cơ thể, nên đã hướng dẫn con người cách dùng thực phẩm theo một chiều chủ quan, chỉ nói đến cái lợi và hại của thực phẩm, tức là về hai mặt, mà chưa biết về ngũ hành tạng phủ để cho con người biết chất đó chỉ có lợi để chữa những bệnh gì, để biết cách dùng những chất đó bồi bổ cho cơ thể, và sẽ có hại cho những bệnh gì thì chúng ta sẽ dùng nó trong trường hợp cần tả.
Thí dụ như gần đây, y học tìm ra công dụng của chanh (xem bài 347), nhưng không nói rõ, nó chính là nguyên nhân làm mất hồng cầu, tiểu cầu, mất máu, làm hạ áp huyết, làm tiêu mỡ, giảm mập, nó chỉ giết tế bào ung thư mà không phục hồi được lượng máu để nuôi tế bào lành, và khi tế bào lành mất máu nuôi dưỡng lại trở thành tế bào bị hủy hoại khiến bệnh ung thư tái phát.
Nguyên nhân do Khí :
Cơ thể không đủ oxy để duy trì công thức máu Fe2O3, do không vận động để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, không biết cách hít thở, và cách tập để loại bỏ độc tố trong máu, trong thức ăn.
Nguyên nhân do Thần :
Chức năng hoạt động của hệ thần kinh yếu kém, không điều chỉnh được thân nhiệt và mất kiểm soát chức năng hoạt động của các tạng phủ được đồng bộ, để làm hưng phấn, hay ức chế khi cần thiết.
B-Cách chữa theo Tinh-Khi-Thần :
Tinh :
1-Để giảm việc mất tiểu cầu, cơ thể cần oxy có trong nước. Máu thiếu nước sẽ bị khô đặc, nên nưóc vừa làm loãng máu vừa có tính chuyển hóa oxy để duy trì công thức máu không bị phá hủy.
Trong bệnh sốt xuất huyết làm vỡ và mất tiểu cầu, theo tây y là một loại bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm phải dùng trụ sinh và truyền nước biển thời gian điều trị mất 1 tháng, trong khi đó chỉ cần cách mỗi giờ uống 1 ly nước lọc, và cho ngậm 1 viên kẹo Vitamine C 50mg. Như vậy tổng số nước dùng trong ngày là 10 ly= 2,5 lít nước và 500mg vit.C, cơn sốt xuất huyết hạ dần, vết da thâm đen do vỡ tiểu cầu mất dần, dùng trong 3-5 ngày không cần một viên trụ sinh nào mà khỏi bệnh sốt xuất huyết. (xem bài : Thói quen uống nước nhiều lợi hay hại)
2-Uống thuốc bổ máu B12 hay Swical Energy, hoặc chích B12 và truyền nước biển, khi áp huyết lên đủ tiêu chuẩn và vết thâm đen trên da biến mất. Không nên lạm dụng truyền nước biển nhiều làm hư thận, người sẽ bị hàn lạnh, môi và quầng mất sẽ bị thâm đen như nhuộm chàm.
3- Sau mỗi bữa ăn có thể uống nước quế hay gừng pha mật ong giúp duy trì thân nhiệt, làm tăng áp huyết, làm mạnh chức năng tỳ vị để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu.
4-Tối đi ngủ uống Sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) làm tăng hồng cầu, tiểu cầu.
Khí :
1-Tập toàn bài thể dục khí công theo DVD hướng dẫn.
2-Cần tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết và hồng cầu.
3-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não làm mạnh chức năng thần kinh.
4-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu làm tăng áp huyết, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để thông khí huyết toàn thân, giúp tiêu hóa và loại bỏ độc tố nhanh.
Thần :
Trước khi đi ngủ nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần, làm tăng hồng cầu và tiểu cầu.
Thân
Doducngoc