Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

348 - 5 loại bệnh tiểu đường và tai hại của sự kiêng ăn ngọt, nếu đường trong máu thiếu sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn bị bệnh đường trong máu cao.

A-Có 5 loại bệnh tiểu đường :

Theo khám phá của tây y về bệnh tiểu đường có hai loại 1 và 2, hay là loại tiểu đường do insulin và loại tiểu đường không do insulin.

Thực ra theo ngũ hành tạng phủ của đông y, các loại bệnh đều do ảnh hưởng của 5 tạng xét theo bệnh chứng hư hay thực, nên có đến 10 dấu hiệu bệnh khác nhau cho một loại bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường mà chúng ta đang đề cập trong bài này, cũng có 5 loại bệnh tiểu đường :

1-Tiểu đường do Tỳ :

Chức năng tỳ thổ sản xuất insulin để chuyển hóa chất đường dư hay thiếu, bằng cách đo đường trên huyệt Ẩn Bạch bên chân trái thuộc kinh Tỳ.

2-Tiểu đường do Gan :

Chức năng gan mộc có hấp thụ đường dự trữ trong gan dư hay thiếu, bằng cách đo đường trên huyệt Đại Đôn bên chân phải thuộc kinh Can.

3-Tiểu đường do Tâm :

Chức năng tâm hỏa làm thay đổi tăng giảm độ đường trong máu khi đưa máu đi nuôi khắp cơ thể, tây y đo đường ở ngón tay.

4-Tiểu đường do Thận :

Chức năng thận thủy thực hay hư là độ đường tăng hay giảm, bằng cách đo đường ở huyệt Dũng Tuyền thuộc kinh thận.

5-Tiều đường do Phế :

Chức năng phế kim làm thay đổi oxy thừa hay thiếu sẽ làm thay đổi phản ứng hóa học tạo thành công thức đường trong máu dư hay thiếu. Vì oxy thay đổi theo hơi thở của phổi nên khí công không thử đường trên kinh Phế, nhưng khi đo đường ở kinh Tỳ, theo ngũ hành tương sinh, Phế kim thuộc bệnh hư, là con hư thì mẹ là tỳ thổ phải hao tổn năng lượng nuôi con nên đường thấp, nếu phế kim bệnh thực, không cần mẹ nuôi, năng lượng của mẹ là tỳ thổ dư thừa thì đường cao.

B-Chức năng chuyển hóa của 5 tạng :

Theo ngũ hành tương sinh như mộc sinh hỏa (gan nuôi tim) hỏa sinh thổ (tim nuôi tỳ), thổ sinh kim (tỳ nuôi phế), kim sinh thủy (phế nuôi thận), thủy sinh mộc (thận nuôi gan)...

Thức ăn vào cơ thể được các tạng chọn để hấp thụ theo vị phù hợp với tạng của mình, (giống như nhiều loại xe chạy với nhiên liệu khác nhau như xăng máy bay, xăng thường, xăng pha chì, dầu lửa, dầu cặn...)

Một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật thì thức ăn vào cơ thể phải đủ 5 vị đồng đều, không thiếu, không thừa, giống như đủ nhiên liệu cho 5 loại xe hoạt động đồng bộ theo nhiệm vụ chức năng của mình. Như vậy, theo cách chữa tiểu đường của tây y, không cho ăn đường, thì một tạng không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ảnh hưởng làm xáo trộn chức năng của bốn tạng khác hoạt động không đồng bộ, đông gọi gọi là mất quân bình khí hóa.

Vị chua vào gan, vị đắng vào tim, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị mặn vào thận. Vị của thức ăn là một chất xúc tác riêng của mỗi tạng giúp cho chức năng của mỗi tạng làm nhiệm vụ riêng của mình như :

Chức năng của gan lấy chất bổ của thức ăn biến thành một chất đặc biệt để nuôi gân, móng và những sợi thần kinh, khi chức năng gan bệnh thì gân và thần kinh hư.

Chức năng của tim lấy chất bổ của thức ăn để tạo máu, hồng cầu bạch cầu...Khi chức năng của tim bệnh thì thành phần máu rối loạn.

Chức năng của tỳ lấy chất bổ của thức ăn biến thành một chất đặc biệt nuôi cơ bắp, thịt. Khi chức năng tỳ hư, thì cơ bắp hư, thịt teo, người ốm gầy.

Chức năng của phế lấy chất bổ của thức ăn biến thành một chất đặc biệt để nuôi da, lông. Khi chức năng của phế hư thì da lông khô, nhăn nheo xơ xác.

Chức năng của thận lấy chất bổ của thức ăn biến thành một chất đặc biệt để nuôi răng, xương, tủy, râu tóc...Khi chức năng thận hư thì tóc rụng, hư răng, xương mục, tủy rỗng....

C-Theo dõi những trường hợp phức tạp thường gặp trên lâm sàng và cách chữa :

So sánh tiêu chuẩn khi đo đường lúc bụng đói nằm trong khoảng từ 6.0-8.3mmol/l (theo tiêu chuẩn Pháp của công ty dược phẩm Bayer) và sau khi ăn đo đường khoảng 8.3- 12.5mmol/l là tốt. Sau 2-3 giờ cơ thể hấp thụ và chuyển hoá đường, đo đường trở lại sẽ trở về mức dưới 8.3mmol/l. Đó là tiêu chuẩn người không có bệnh tiểu đường.

Nếu đo đường thấp hơn 6.0mmol/l là cơ thể thiếu đường, khi đường xuống đến dưới 3.0 mmol/l thì cơ thể bị hàn lạnh, gân co cứng, còn xuống đến 2-2.5mmol/l sẽ bị hôn mê bất tỉnh, cứng hàm, co rút tay chân do thiếu đường chứ không phải do tai biến mạch máu não.

Trường hợp 1 : Thiếu đường mà không biết.

Bệnh nhân 40 tuổi khai bệnh, không có bệnh cao áp huyết và tiểu đường, nhưng tại sao các gân cơ ở lưng, tay chân co rút đau chữa hoài không khỏi

a-Khám Bệnh theo tây y :

Đo áp huyết tay trái 125/82mmHg mạch 65, tay phải 120/80mmHg mạch 60, đo đường trong gan (ở huyệt Đại Đôn chân phải) được 4.0mmol/l, đo đường trong máu ở tay 7.0mmol/l, ở Tỳ (huyệt Ẩn Bạch chân trái) 6.2mmol/l. Kết qủa thử nghiệm trên theo tây y là tốt không có bệnh áp huyết và tiểu đường.

b- Định Bệnh theo đông y :

Kết qủa áp huyết bình thường, nhưng mạch thấp bên tay phải là mạch trì do can hàn, nồng độ máu trong gan thấp vì lượng đường trong gan thấp 4.0mmol/l, (so với tiêu chuẩn Pháp của nhà thuốc Bayer ghi trên hộp thuốc thử tiểu đường hiệu Contour) ngược lại đường trong máu ở tay bình thường 7.0mmol/l, ở Tỳ 6.2mmol/l. hai kết qủa này đã đánh lừa bác sĩ tây y.

Theo đông y chức năng gan yếu, hư hàn do thiếu máu, thiếu đường làm nồng độ gan thấp không giúp gì cho chức năng tỳ vị chuyển hóa thức ăn, theo tây y, nếu không đo đường ở gan, thì kết luận bệnh nhân này có áp huyết tốt và không có bệnh tiểu đường, còn chức năng gan suy yếu dần thì tây y chưa thấy được, vì chưa có tổn thương thực thể, trong khi đó đông y đã thấy trước, nên cần phải phục hồi chức năng gan để dưỡng gân cơ sẽ khỏi bệnh co rút thần kinh gân cơ làm đau lưng, chân tay...

c-Điều chỉnh bằng khí công :

Những trường hợp đường trong gan thấp, cần phải bổ sung chất ngọt, như uống 1 ly nước nóng pha 1 muỗng nhỏ đường, để làm tăng áp huyết và tăng đường, sau khi uống, đường trong máu cao đến 9mmol/l, áp huyết tay trái sẽ tăng hơn 130. Sau đó tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần vừa làm hạ áp huyết, vừa hấp thụ và chuyển hóa đường vào gan, khi đo lại đường trong máu sẽ xuống thấp bình thường và đường trong gan sẽ tăng lên bình thường khoảng 7.0mmol/l.

Trường hợp 2 : Thiếu đường do vẫn dùng thuốc chữa tiểu đường và áp huyết.

Bệnh nhân 48 tuổi khai không có bệnh tiểu đường, đang uống thuốc trị bệnh tiểu đường ổn định nhưng thường xuyên bị mệt, mau đói, vọp bẻ.

a-Khám Bệnh theo tây y :

Đo áp huyết tay trái 116/78mmHg mạch 78, tay phải 110/76mmHg mạch 75, và đo đường ở 3 điểm trước khi ăn, ở ngón tay đo được 5.0mmol/l, huyệt Ẩn Bạch trái 4.5mmol/l, huyệt Đại Đôn phải 4.0mmol/l).

Sau khi ăn đo áp huyết tay trái được 140/80mmHg mạch 80, tay phải 136/80mmHg mạch 78, đường trong máu 7.0mmol/l, trong tỳ 5.5mmol/l, trong gan 6.0mmol/l.

b-Định Bệnh theo đông y :

Theo kết qủa khám bệnh, bệnh nhân đã uống thuốc điều trị bệnh cao áp huyết được ổn định theo tiêu chuần tây y, nhưng theo khí công, khí huyết chỉ đủ để hoạt động trong cơ thể ở tuổi thanh niên, khi lớn tuổi chức năng phế khí không hoạt động trao đổi oxy mạnh như tuổi thanh niên nên cần phải có thêm trữ lượng khí huyết trong cơ thể nhiều hơn nên áp huyết phải cao hơn. Do đó khi tây y điều trị cho áp huyết xuống thấp làm cơ thể thiều khi huyết mới cảm thấy mệt, phản ứng tự nhiên của cơ thể cảm thấy mau đói đòi ăn để cơ thể có thêm năng lượng hoạt động bảo vệ thành phần máu duy trì đủ oxy, nên sau khi ăn thì áp huyết tăng lên lọt vào tiêu chuẩn, có nghĩa là khí lực được tăng lên đúng với lứa tuổi.

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Còn chứng vọp bẻ trong trường hợp này là do cơ thể thiếu đường thường xuyên, trước khi và sau khi ăn đều không đủ tiêu chuẩn cho chức năng gan tỳ chuyển hóa để nuôi dưỡng thần kinh gân cơ, nên bị vọp bẻ. Theo tiêu chuẩn khi bụng đói, tiêu chuẩn đường trong khoảng 6.0-8.3mmol/l, sau khi ăn ở trong khoảng 8.3-12.5mmol/l, sau 2 giờ sau lượng đường trong máu xuống từ từ trở về tiêu chuẩn khi bụng đói là chức năng chuyển hóa của gan tỳ tốt.

c-Điều chỉnh bằng khí công :

Bệnh nhân có thể tập khí công bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết và tăng oxy, tăng hồng cầu, vì khi cơ thể cảm thấy mệt là lúc áp huyết xuống thấp. Sau khi ăn 30 phút đo lại áp huyết tăng nếu cao hơn tiêu chuẩn thì tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, nhưng trước khi tập phải đo lượng đường trong máu.

Công dụng của bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần làm cho áp huyết và lượng đường trong máu cao trở thành thấp, nên muốn tập bài này để làm hạ áp huyết, trong khi đường thấp thì cần phải uống 1 ly nước đường, sau 15 phút đo đường, trước khi uống nước đường, thử đường đo được 4.0mmol/l, său khi uống đường, đo được 6.5mmol/l, lúc đó tập bài này chia làm hai giai đoạn :

Giai đoạn đầu tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần rồi đo lại áp huyết và đường. Tùy theo sự khí hóa của cơ thể tốt hay xấu mà có 3 trường hợp xảy ra :

-Sau khi tập 100 lần, đo lại đường và áp huyết xuống vừa đúng theo tiêu chuẩn, thì không cần tập thêm giai đoạn hai.

-Sau khi tập 100 lần, đo đường xuống mà áp huyết chưa xuống, nếu muốn cho áp huyết xuống cần phải tập tiếp giai đoạn hai thêm 100 lần nữa, nhưng để tránh đường xuống thấp, cần phải uống 1 ly nước pha 1 muỗng đường cho đường lên, để sau khi tập xong giai đoạn hai, áp huyết và đường xuống đều lọt vào tiêu chuẩn.

-Sau khi tập 100 lần, áp huyết xuống thấp mà đường chưa xuống, nếu muốn cho đường xuống thì cần phải tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần cho áp huyết lên, rồi tập tiếp giai đoạn hai Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng thêm 100 lần nữa cho đường xuống, sau khi tập xong, nằm nghỉ cuốn lưỡi ngậm miệng thở bằng mũi để giữ khí cho áp huyết không xuống.

Trường hợp 3 : Thiếu đường, áp huyết thấp do sai lầm vẫn dùng thuốc chữa đường và áp huyết.

Một nữ bệnh nhân 64 tuổi người Mexico khai bệnh đang uống thuốc trị tiểu đường và áp huyết, nhưng người mệt mỏi, ưa buồn ngủ, đau lưng, người lạnh mà thường xuyên xuất mồ lạnh.

a-Khám Bệnh theo tây y :

Đo áp huyết tay phải 103/65mmHg mạch 60, đo đường trong máu lúc 13:00h được 7.0mmol/l. Tôi hỏi bà đã ăn khi nào, cô con gái trả lời bà ăn lúc 12:00h, như vậy là những dấu hiệu bệnh của bà do đường xuống thấp, nếu chưa ăn, đường sẽ chỉ có ở khoảng 4-5mmol/l. Tôi cho con bà biết, nếu đường thấp ở mức này, bà luôn luôn bị mệt, buồn ngủ, không thèm ăn hay ăn ít.

Con bà trả lời bà đang uống thuốc trị tiểu đường và áp huyết, không hiểu tại sao càng ngày cơ thể bà càng suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, không muốn ăn, ưa buồn ngủ, mồ hôi ra ướt cả người mà chân tay lạnh, ở nhà mở sưởi mà còn phải mặc 3 lần áo ấm, áp huyết đo ở nhà thưòng ở mức 98/63mmHg mạch 60

b-Định Bệnh theo đông y:

Tôi cho bà hay, nguyên nhân bệnh này do lạm dụng thuốc trị tiểu đường và áp huyết, những dấu bầm nâu hay đen xuất hiện trên người là máu thiếu oxy làm vỡ tiểu cầu, đó là dấu hiệu sắp thành hình một bệnh ung thư, khi mà nhiều tế bào thiếu máu nuôi dưỡng sẽ trở thành tế bào ung thư. Còn bà mệt mỏi, tái xanh, tay chân lạnh, trán đổ mồ hôi lạnh, đông y gọi là xuất dương do dương hư tự hãn. Khi điều trị phải làm tăng áp huyết, tăng đường, chứ không phải uống thuốc làm hạ áp huyết và đường.

c-Điều chỉnh bằng khí công :

Tôi cho bà uống 1 ly nước nóng pha 1 muổng đường, đo lại đường lên 7.8mmol/l. và cho bà tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần để làm tăng áp huyết lên 115/68mmHg mạch 65, rồi lại tập bài chính để thông khí huyết toàn thân bằng bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50 lần, rồi đo lại áp huyết và đường, áp huyết xuống 99/65mmHg mạch 65, đường xuống lại 7.0mmol/l.

Trước khi tập lần thứ hai, tôi cho bà uống thêm 1 ly nước đường nữa, đo đường lên 7.5mmol/l, bà tập tiếp bài Nạp Khí Trung Tiêu, rồi bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50 lần, sau đó nằm thở thiền ở Đan Điền Thần, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi để giữ khí cho áp huyết không bị tụt, làm tăng thân nhiệt, sau 10 phút, đo lại đường xuống lại còn 7.0mmol/l, chứng tỏ cơ thể thiếu đường trầm trọng, 2 muỗng đường đã được tỳ chuyển hóa cất vào kho gan, đo lại áp huyết lên 119/68mmHg mạch 68, lúc trước mặt trắng xanh, mồ hôi trán ra lạnh, sau khi thiền 10 phút, mặt hồng hào, trán và lòng bàn tay nóng ấm, vết nám mầu xám nhạt và đã trở nên hồng.

Tôi cho bà uống thêm 1 muỗng đường thứ 3, rồi tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50 lần, sau đó nằm thiền ở Đan Điền Thần thêm 10 phút nữa, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng thở bằng mũi để giữ khí, làm tăng áp huyết, tăng hồng cầu. Sau đó đo đường lên 7.8mmol/l, áp huyết lên 121/70mmHg mạch 70, trán và bàn tay khô ấm, mặt hồng hào tươi sáng.

Cuối cùng cho bà nằm úp, tập bài Ép Gối cho gót chân đụng vào mông trong bài tập thở Mệnh Môn cho khí huyết thông dọc cột sống cho gan thận thở theo cùng nhịp khi bàn tay mình đè nhr5 xuống cột sống nơi huyệt gan thậ, tam tiêu (Can Du, Thận Du, Tam Tiêu Du) thuận theo hơi thở của bệnh nhân để làm thư giãn gân cơ, tập 100 lần, bà đã hết đau lưng.

Khi bà ra về, bà xin thuốc uống trước khi về nước thăm quê nhà. Tôi giới thiệu bà uống thuốc bổ máu Swical Energy, và sau khi ăn, uống 1 ly nước trà quế pha mật ong làm cơ thể tăng dương, làm ấm người, làm tăng đường và áp huyết. Sau khi ăn 30 phút, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100-200 lần thì lúc nào áp huyết và đường vẫn ở mức an toàn trong tiêu chuẩn, khi đường thấp có thể ăn thêm chất ngọt mà không sợ bị lên đường và áp huyết nếu có tập thêm khí công sau mỗi bữa ăn, do đó cần phải kiểm soát đường và áp huyết mỗi ngày để phát hiện ra nguyên nhân bệnh kịp thời. Nếu bà để cho áp huyết và đường xuống thấp kéo dài trong thời gian lâu 5-10 năm, các tế bào không đủ máu và đường nuôi dưỡng sẽ trở thành tế bào ung thư, lúc đó chữa trị thì đã qúa muộn.

Trường hợp 4 : Áp huyết bình thường, lượng đường bình thường, tự nhiên bị vọp bẻ.

Nữ bệnh nhân ăn uống tập luyện điều độ, áp huyết và đường lúc nào cũng lọt vào tiêu chuẩn, nên ỷ lại không kiểm soát đường mỗi ngày.

a-Khám Bệnh theo tây y :

Đo áp huyết 2 tay đúng tiêu chuẩn, đo đường lúc đói có lúc thấp 4.8mmol/l, có lúc cao 8.2mmol/l.

b-Định Bệnh theo đông y :

Mặc dù đường nằm trong tiêu chuẩn, nhưng lượng đường giao động lúc nhiều lúc ít làm cho gan thiếu đường tạo vọp bẻ vì nồng độ đường trong gan không ổn định làm cho gân cơ khi co khi giãn.

c-Điều chỉnh bằng khí công theo Tinh-Khí Thần :

Tinh : Khuyên bệnh nhân uồng viên Calcium Sandoz sủi bọt, mỗi ngày 1 viên trong 1 tuần làm tăng nồng độ máu trong gan.

Khí : Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần sau tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút.

Thần : Nằm thở thiền ở Đan Điền Thần trước khi đi ngủ 30 phút.

Một tuần sau, đo lại đường và áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn đều lọt vào tiêu chuẩn và bệnh nhân hết bị bệnh vọp bẻ, đông y xếp loại bệnh vọp bẻ thành 2 loại, loại thiếu đường, loại thiếu chất vôi hòa tan (tan trong nước không để lại bột cặn khiến các khớp bị đóng vôi).

Trường hợp 5 : Thiếu đường, áp huyết rất thấp.

Nữ bệnh nhân 70 tuổi đang nằm bệnh viện, tây y không tìm ra bệnh. Tôi hỏi nguyên nhân nào đưa cụ vào bệnh viện. Cô con gái trả lời mẹ con bị bệnh cao áp huyết, ở nhà đi đứng hay bị té ngã do chân yếu. Mẹ con đã nằm ở nhà thương hơn 1 tháng bây giờ bị liệt, chân tay không cử động được.

a-Khám Bệnh theo tây y :

Tôi nhìn vào bảng theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân treo ở cuối thành giường, được đo đường, đo áp huyết đo nhiệt độ và những thuốc điều trị do bác sĩ và y tá ghi mỗi ngày. Tôi thấy áp huyết trước kia ghi 108, sau tụt dần đến 80, những ngày sau không ghi nữa có thể cánh tay gầy ốm không còn đo được nữa, còn đường dưới 4.0mmol/l, sau đó cũng gạch không ghi nữa.

b-Định Bệnh theo đông y :

Trên bảng vẫn ghi cho uống thuốc trị áp huyết và trị đường. Có nghĩa là áp huyết và đường của cụ xuống qúa thấp sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê, chân tay đang bị liệt mềm nhũn vô lực.

Tôi nói với cô con gái của cụ ra phòng y tá đề nghị với bác sĩ ngưng không cho cụ uống thuốc hạ áp huyết và đường nữa và cho cụ uống thuốc bổ máu thì cụ mới khỏi và có sức lực ăn uống đi đứng bình thường được.

Cô con gái cho tôi biết : Y tá trả lời bệnh áp huyết và tiểu đường phải uống thuốc suốt đời không bỏ được. Tôi bảo cụ còn ở trong nhà thương, tôi không thể giúp gì cho cụ được.

c-Điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tôi cho cô con gái hay, bệnh của cụ chỉ cần ngưng đừng cho áp huyết và đường hạ thấp nữa rồi uống thuốc bổ máu, làm tăng áp huyết, tăng đường, các tế bào máu được phụ hồi, giúp ăn ngon ngủ khỏe, có sức lực, về nhà cho tập đi walker, khi áp huyết và đường lên đúng tiêu chuẩn thì khỏi bệnh.

Cụ ở bệnh viện thêm 1 tuần nữa, sức khỏe càng tệ, cụ đòi cô con gái cho về Việt Nam để cụ được chết ở quê nhà. Cô xin cho cụ về nhà, và áp dụng theo lời khuyên của tôi. Một tuần sau cô mời tôi đến nhà thăm bệnh cho cụ và tập cho cụ đi bằng walker, hai tháng sau đường và áp huyết lên đúng tiêu chuẩn, sức khỏe được phục hồi, cụ đi lại bình thường và đã về Việt Nam một mình, cho đến nay đã được 5 năm....

Tóm lại, tất cả các bệnh tật nan y, không tìm ra nguyên nhân bệnh để chữa, vì mình không biết tình trạng khí huyết của mình đủ hay thiếu, chất đường chất vôi đủ hay thiếu, các chất bổ nuôi cơ thể có hấp thụ và chuyển hóa thành chất bổ hay không đều có thể biết được bằng máy đo áp huyết, máy đo đường, máy đo nhiệt độ, và điều chỉnh sự mất quân bình khí huyết bằng thức ăn có đủ 5 vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng, để dẫn chất bổ nuôi tạng phủ. Cơ thể không được thiếu vị nào, không được dư vị nào, chỉ cần đúng và đủ, sau đó tập luyện khí công giúp cơ thể chuyển hóa, đưa khí huyết lưu thông đến khắp nơi khắp chỗ để nuôi dưỡng các tế bào đầy đủ thì cơ thể không bao giờ bị bệnh tật.

Không nên lạm dụng thuốc điều trị, trong khi có thể điều chỉnh bệnh tật bằng ăn uống đúng vì thức ăn vừa là bổ huyết vừa là thuốc chữa bệnh, và tập luyện khí công đều đặn mỗi ngày vừa là bổ khí giúp huyết lưu thông toàn thân vừa bảo vệ huyết không bị hư hại.

Thân

doducngoc