Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

374 - Bệnh bắt đầu đau ngang thắt lưng đã 6 năm nay dẫn theo nhiều biến chứng

Kính thầy Đỗ Đức Ngọc,

Em thật vui mừng vì được thầy trả lời thư về việc dùng trà Phan Tả Diệp. Giờ thì em đã rõ nên dùng nó thế nào. Em thành thật cám ơn thầy.

Kính thầy, nhân đây một lần nữa xin thầy vui lòng bớt chút thời gian quý báu chỉ dậy cho em phương cách nào để tư chưa bệnh qua những triệu chứng em kể dưới đây. Em tin rằng với cách chữa bệnh bằng phương pháp Tinh – Khí – Thần, … của thầy sẽ giúp em định đúng bệnh và chữa bệnh đúng hướng. Quả là kho kiến thức theo cách chữa bệnh của thầy đã làm em bối rối, phân vân không biết phải bắt đàu từ đâu, vả nữa em là người bệnh- là người trong cuộc nên không thể sáng bằng người ngoài cuộc-người đứng trên cao. Sau đây là những triệu chứng của em:

TRIỆU CHỨNG :

1. Bắt đầu đau lưng ở ngang thắt lưng cách nay 5 năm ruỡi đến 6 năm. Ban đầu đau – mỏi lưng bên trái, sau 1 năm thì đau-mỏi cả 2 bên, có lúc đau nhiều lúc lại đau ít. Khi tiết trời chuyển mùa Xuân sang Hè thì đau nhiều hơn, nói chung khi thời tiết thay đổi thì đau nhiều.

2. Đêm nào cũng đi tiểu giữa giấc ngủ ít là 1 lần, thỉnh thoảng 2 lần. Đôi khi lại bị đi tiểu giắt một chút-còn sót lại vài giọt không muốn ra.

3. Rất hay khát nuớc, miệng môi khô khát tuy không nhiều; mấy tuần nay thì miệng khát rất nhiều cho dù không làm việc nặng vào buổi chiều tối nhưng cổ họng vẫn khát khô, thích uống nước nóng (không phải nước ấm mà là nước nóng). Rất ngại tắm, ngại nuớc lạnh, sợ gió, sợ lạnh. Ăn cơm thích ăn nóng và có nhiều nuớc canh.

4. Hai chân từ bàn chân đến cổ chân thuờng bị lạnh vào mùa Đông, màu của 2 bàn chân tối xẫm, 1 tháng nay chân tay lạnh nhiều hơn có cảm giác như đá lạnh vậy, đi chân đất trên sàn nhà lạnh rất khó chịu nên không thích đi chân trần dù trong mùa hè trời nóng vì sợ lạnh chân gây cảm giác khó chịu. Bàn tay bàn chân lúc nóng lúc lạnh. Mắt nhìn kém, nhoà.

5-Làm việc rất mau mệt, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi uể oải và hay buồn ngủ, muốn nằm. Tiếng nói hay bị đứt hơi, sức thở kém. Tiền sử hồi còn bé bị hen 1 lần lúc 8,9 tuổi phải vào bệnh viện nhung lâu rồi không bị lại. Khoảng 15 năm trở lại đây năm nào cũng bị 1 lần cúm, sau cúm có khi ho vài tuần rồi mới hết.

6. Dễ bị nhiễm lạnh, dễ bị cảm lạnh, khi trúng vài giọt mưa vào cổ-gáy-lưng thì sau đó hay bị nhiễm lạnh và tim đập thình thịch không thể ngủ được. Hay ho húng hắng không có đàm. Thỉnh thoảng hoi thở có vẻ khò khè, có tiếng rít nhẹ bên trong.

7. Thỉnh thoảng lại thấy mắt nổi đom đóm, nhìn thấy ánh đèn điện bị lung lay khi chớp mắt (ánh đèn vàng của bóng điện tròn chứ không phải bóng đèn nêon). Lúc này thường xuyên thấy nóng đầu (bốc hỏa lên đầu) và kèm theo là cảm giác căng căng đầu như máu dồn lên đầu vậy.

8. Vào mùa Đông, khi hít phải không khí lạnh (hay vào ngày trời lạnh) thì bị tức ngực ho xù xụ rất mệt, thở có tiếng khò khè nhẹ, thở hơi nặng ngực, ho hiếm khi khạc ra đàm nhầy (tình trạng ở mục số 8 này kéo dài đã vài mùa Đông và tần xuất ngày một nhiều)

9. Hiện tại vẫn ăn đuợc nhiều, ăn vẫn rất ngon miệng, kể cả những món không hợp khẩu ăn cũng thấy ngon, tuy nhiên khoảng 2 năm ruỡi đến 3 năm trở lại đây thuờng xuyên bị no hơi đầy bụng sau bữa ăn, ăn vào thì thấy đầy tức, chuớng bụng ở vùng mạn suờn bên phải dưới xương ức kéo dài ra bên hông phải, lại thường xuyên nghe rõ có cái gì đó ọc à ọc ạch chảy bên trong bụng phía gan mật hoặc trong ổ bụng, khi chảy như thế cững thấy bụng và người dễ chịu một chút. Rất chậm tiêu- khó chịu, kèm theo hay ợ hơi (không ợ chua), đánh rắm (đánh địt) thuờng xuyên sau ăn. Ợ hơi hay đánh rắm đuợc thì thấy dễ chịu một chút.

10. Lại bị đầy tức vùng ngực suờn (không đau) dọc theo cơ hoành 2 bên, lan ra cả 2 bên mang suờn trong lúc ngủ ban đêm vào buổi sáng làm cho khó thở; ngồi dậy xoa ngực bụng và vùng cơ hoành rồi thở sâu hay đứng dậy vận động một lát thì hết.

11. Da bị khô nhiều. 3 năm nay thường xuyên bị nổi mề đay, có khi nổi mề đay vào 5-6 giờ sáng lúc còn ngủ trong chăn, lại có khi nổi mề đay bất kỳ lúc nào trong ngày khi ra ngoài gió lạnh. Hai năm nay lại thêm chứng hey-fever vào thời gian mùa Thu sang Xuân.

12. Đã chụp phổi nhiều lần trong vòng 2 năm qua, tất cả đều sáng bình thuờng.

13. Đã nội soi bao tử ngày 11.5.2009 cho kết quả bình thuờng. Đã CT scan và bác sĩ nói có một điểm sáng nhỏ ở vùng gan nhưng bác sĩ chuyên khoa không biết là gì ?

14. Đã thử máu, thử nuớc tiểu nhiều lần một năm trong những năm gần đây nhưng đều cho kết quả bình thuờng. Cholesteron trên mức bình thuờng một chút, kết quả bác sĩ thông báo không đáng ngại, chỉ ăn kiêng chứ không cần uống thuốc.

15. Khoảng 2 tháng nay thấy khó chịu ở vùng sườn bên trái, có một vài điểm đau nhói trước ngực gần núm vú hướng vào phía xương ức (ở ngoài chứ không phải dưới xương ức) và một vài điểm đau dưới nách trái ngang núm vú ra lại đôi khi thấy đâu tức nhẹ sau lưng trái chỗ cơ hoành. Thỉnh thoảng thấy người lạnh run lên cầm cập không kềm được, mặc nhiều áo ấm vào vẫn thấy lạnh trong khi nhiệt độ bên ngoài là bình thường (mọi người vẫn ăn mặc phong phanh!). 2 tuần nay nhịp tim nhanh và khá mạnh có thể nhận biết mà không cần phải bắt mạch ở cổ tay (nhịp khoảng 90 đến 105 lần/phút)

Khoảng 6 tháng nay thỉnh thoảng lại thấy nghẹn cổ, nói khó giọng hay bị đứt.

Trên đây là những triệu chứng của em, mong thầy đọc và cho em 1 phương cách chữa bệnh, luyện tập và phòng bệnh sau này.

Và nhân đây, em cũng muốn bày tỏ đôi dòng để tỏ lòng kính trọng, ngưỡng mộ vì những việc thầy đã và đang làm để đem lại niềm tin và hy vọng cho nhiều người đang mang bệnh cũng như những người đang muốn cải thiện sức khỏe để cuộc sống thêm ý nghĩa và tươi đẹp hơn nhờ vào những kiến thức Đông y sâu rộng, những lý luận tưởng chừng là phức tạp nhưng qua thầy giảng giải thì mọi thứ như đều trải ra thật đơn giản và dễ hiểu, cùng với hàng loạt bài tập mới mẻ và phong phú, với những lời khuyên chí tình – chân thật của thầy cho học viên và bệnh nhân đã làm cho người đọc, người xem trên mạng cảm thấy tự tin bắt tay vào tự học và chữa bệnh cho mình. Riêng em, ở nơi xứ lạ quê người (em đang sông ở Anh Quốc) tình cờ đọc, xem, dõi theo nhiều bài giảng, bài tập trên Internet của thầy lâu nay tự nhiên thấy lòng mình ấm cúng, thấy gần gũi chừng như mình đang ở nhà ở Việt Nam vậy vì có người thầy thuốc là người Việt như thầy đang ở bên mình, chăm lo sức khỏe, chân thành chỉ cho mình những bí kíp gìn giữ sức khỏe… thầy đã cho nhiều người cái mà ai cũng muốn đó là vàng, vàng thật, và hơn cả vàng nữa; đấy là sức khỏe. Em không có ý đại ngôn, chỉ muốn nói lên tâm tưởng chân thành thôi.

Một lần nữa xin thầy nhận ở em lòng trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc. Kính chúc thầy luôn mạnh khỏe, nhận được nhiều ơn trên, bình an và hạnh phúc.

Trân trọng

ĐINH NGÔ

Trả lời :

A-Sắp xếp dấu hiệu bệnh vào ngũ hành tạng phủ :

1-Đau ngang thắt lưng nhiều năm khi thời tiết thay đổi : Do thận hư hàn

2-Đi tiểu đêm do thận ứ nước, hư hàn, tiều không ra hết là thận khí hư, nước tiểu có sạn.

3-Cổ họng khô khát, là chức năng thận hư hàn không đưa nước lên cổ họng, nên khát nước thích uống nước nóng

4-Hai chân lạnh do thận hư, thận hư thì tai điếc, thận là mẹ của gan khai khiếu ra mắt. Mẹ hư thì con hư nên mắt bị mờ nhòa nhìn không rõ, vì gan chủ tròng đen, thận chủ con ngươi đều không được nuôi dưỡng.

5-Thận hư do mẹ nó là phế hư không nuôi nó, do đó cả phế thận hư nên cơ thể không đủ khí, oxy, nên tiếng nói đứt hơi, làm việc mau mệt, ho cảm thường xuyên.

6-Dễ cảm lạnh ho, khò khè do phế thận hư hàn.

7-Mắt nổi đom đóm do gan thận hư, gan thiếu máu, đông y gọi âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa bốc lên đầu .

8-Mùa đông trời lạnh làm hư hại thận gia tăng, thức ăn biến thành đàm, giống như thức ăn bỏ trong tủ lạnh trong cơ thể không đủ nhiệt lượng chuyển hóa thức ăn.

9-Ăn ngon miệng là chức năng tỳ còn tốt chưa bị bệnh. Nhưng bao tử tiêu hóa được nhờ dịch vị trong bao tử, gan mật, trong khi gan mật ở vị trí sườn bên phải căng cứng không tiết dịch chất giúp bao tử được, nên bao tử không chuyển hóa sẽ trở thành thùng rác chứa thức ăn thối, lên men tăng nhiệt ợ chua, đầy hơi, hơi xì ra theo ruột ra ngoài thì bụng nhẹ, vận động thì hết.

10-Tức vùng ngực do thức ăn đầy trong bao tử không tiêu biến thành nhiệt khí đưa hơi lên tim làm khó thở, đau tức cơ hoành là gan và bao tử căng tức đầy, chứng tỏ ăn no ăn nhiều mà thức ăn không tiêu.

11-Da khô do chức năng phế, thận khí đưa khí ra nuôi da, cả hai chức năng phế thận không còn. Nổi mề đay là máu trong gan chứa nhiều độc tố do lười vận động, men gan tăng cao.

12-Chụp phổi là hình tướng mầu sắc của lá phổi chưa có dấu hiệu tổn thương, còn chức năng phổi thì không chụp được, giống như một người trông rất khỏe mạnh chụp hình khám bệnh thì không có bệnh, nhưng lười là chức năng vô hình chụp hình không thấy. Muốn chức năng phổi tốt phải tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 200 cái.

13-Bao tử cũng chụp hình mà không thấy được bao tử bị tổn thương, còn chức năng bao tử lười co bóp nhồi thức ăn, cần phải tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 cái sau mỗi bữa ăn 30 phút, cứ sau khi ăn 30 phút là phải tập cho bao tử co bóp thức ăn để chuyển hóa thành chất bổ máu, không kịp cho nó biến thành đàm hay thức ăn bị trương sình trong bụng do thức ăn ứ đọng lâu trong bao tử thì sẽ hết bệnh ợ hơi nghẹn tức vùng ngực bụng..

14-Thử máu thấy tỷ số các thành phần vẫn còn nằm trong vòng tiêu chuẩn chưa phải là tin vui, vì thực ra bệnh vẫn đang xảy ra mà tây y chưa phát hiện do bác sĩ lười theo dõi để cảnh báo bệnh nhân.

Thí dụ tiêu chuẩn bình thường của một học trò học khá điểm từ 7-10. Nhưng lần thứ nhất kết qủa là 9 bác sĩ nói tốt, lần thứ hai là 8 cũng tốt, lần thứ ba là 7 cũng chưa sao, nhưng lần thứ tư còn 6 bác sĩ sẽ nói hơi tệ phải ăn uống cẩn thận kiêng khem, lần thứ năm khi thử xuống đến dưới 5 mới phát hiện là bệnh thì chữa sẽ không kịp.

Cụ thể đo sức khỏe bằng máy đo áp huyết 3 tháng đầu áp huyết 120 bác sĩ nói tốt, 3 tháng sau áp huyết 115 bác sĩ nòi tốt, 3 tháng sau nữa còn 100 củng tốt chỉ hơi thấp, 3 tháng sau áp huyết còn 90 khi thử nghiệm mới lòi ra bệnh ung thư. Trong khi đó mình biết rõ cơ thể mình xuống dốc từ từ mà bác sĩ không cảnh báo, đến khi phát hiện ra bệnh mới cảnh báo thì đã muộn.

15-Đây là giai đoạn cuối, sức khỏe xuống dốc từ từ đã 6 năm nay là những dấu hiệu cơ thể thiếu khí huyết trầm trọng, nên nhịp tim phải đập nhanh mới đủ đẩy máu tuần hoàn. Giống như một thanh niên bình thường chạy được 15km/giờ, bây giờ sức yếu chỉ bằng đứa trẻ, chỉ có thể chạy được 6km/giờ, muốn chạy được 15km/giờ phải nhờ người kéo mình chạy cho đúng tốc độ, thì tốc độ này không phải là tốc độ thực của mình, nếu tiếp tục chạy tiếp thì mình sẽ đứt hơi mà chết.

Dưới đây là áp huyết theo tiêu chuẩn khí công :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

B-Nguyên nhân gây ra bệnh :

Nếu nhìn vào bảng tiêu chuẩn này so với áp huyết hiện tại của mình là bao nhiêu, cao hơn hay thấp hơn sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình thuộc vào bệnh mãn tính nan y do tây y chưa tìm ra bệnh. Trong khi đông y phân tích bệnh thì nguyên nhân gốc bệnh do phế, theo ngũ hành phế là mẹ của thận, phế hư thì thận hư, thận hư thì gan hư, gan hư thì tim hư, tim hư thì tỳ vị hư, hiện nay tỳ chưa bị hư vì ăn vẫn còn biết ngon mà vị (bao tử hư), khi thổ là tỳ vị hư lại chuyền bệnh theo vòng hai là phế hư, tiếp tục thận hư nặng hơn, gan hư nặng hơn, tim hư nặng hơn....

C-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Điều chỉnh bệnh bằng ăn uống : Kiêng ăn những thức ăn nguội lạnh, kiêng chất bột, chất chua, nên ăn canh với gừng bổ mạnh bao tử, tiêu bổ ấm thận, ớt cay bổ mạnh phổi.

2-Giúp bao tử chuyển hóa bằng cách ngậm dưới lưỡi 20 viên thuốc Phụ Tử Lý Trung Hoàn ( Fu Tzu Li Chung Wan): trước mỗi bữa ăn 30 phút để trị tỳ vị hư hàn ăn uống không tiêu, chân tay lạnh, bụng sôi, ói mửa tiêu chảy, co rút đau gân trong nội tạng, thận hư phải lọc thận, tiểu nhiều, tiểu đêm, làm mạnh chức năng bao tử, ấm phổi ấm thận, tăng thân nhiệt, tăng áp huyết, biến thức ăn thành máu mà không biến thành đàm, hết ho đàm.

Dùng trước mỗi bữa ăn, đo áp huyết sau mỗi bữa ăn mỗi ngày cho đến khi áp huyết lên đủ tiêu chuẩn, và ăn ngon, ngủ khỏe cho đến khi hết bệnh tật thì ngưng.

3-Cuối tuần uống 3 viên Phan Tả Diệp vào tối thứ bẩy để lọc độc máu trong gan sẽ hết ngứa dị ứng mề đay.

4-Khi đau tức lưng, tiểu không thông, ra tiệm thuốc bắc mua thuốc viên Thạch Lâm Thông (Shilintong) tối uống 5 viên, sáng thức dạy chưa đi tiểu uống 5 viên, sau đó để ý nước tiểu thông ra dễ dàng không bị đái giắt đau, nước tiểu đục vì sạn trong thận và bàng quang đã vỡ ra thành bột. Thuốc để dành 3 tháng uống lại 1 lần, thuốc này cũng chữa được bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Khí :

1-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 cái một lần, mỗi ngày tập 3 lần làm mạnh phổi

2=Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Làm Mềm Bụng 200 lần ngày 3 lần là tăng áp huyết thông tâm-thận.

3-Sau khi ăn 30 phút nằm tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, giúp bao tử nhồi bóp chuyển hóa thức ăn, thông khí toàn thận, chữa tim, phổi, gan, bao tử, thận.

Thần

Trước khi đi ngủ 30 phút nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần.

Thân

doducngoc

Xem và tập theo những bài tập khí công trong trang nhà.