Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Câu hỏi 21 : Áp huyết bên tay phải qúa thấp so với tay trái trong bệnh thiếu khí huyết

(Trả lời câu hỏi độc gỉa)

Kính chào thầy Ngọc !

Xin thầy hoan hỷ giúp tôi trị bệnh, Tôi là Kim Anh 72 tuổi, có huyết áp như sau :

Buổi sáng chưa ăn

Tay trái : 90 / 54 / 60 Tay phải : 124 / 56 / 80

Sau khi ăn trưa 30 phút đo lại được :

Tay trái : 84 / 55 / 61 Tay phải : 129 / 64 / 63

Buổi chiều chưa ăn:

Tay trái : 106 / 65 / 54 Tay phải : 140 / 72 / 56

Sau khi ăn chiều 30 phút đo lại được

Tay trái : 101 / 65 / 58 Tay phải : 154 / 75 / 63

Tôi thường hay bị lạnh tay chân vào lúc ban đêm và lúc sáng sớm. Hay đi tiểu đêm có khi 1 đêm đi tiểu 3 lần. Thường rất khó đi vào giấc ngủ, đêm nào ngủ được ít thì ngày hôm sau hay bị nhức đầu, nhói ở vùng tim. Lưng của tôi thường hay bị đau, vai cũng bị đau và 2 bắp chân bị nhức khi đi nhiều.

Ngoài ra, tôi cũng hay bị nhẩy mũi hắt hơi, nhất là khi làm bếp nấu ăn, nếu có dùng tỏi và ớt băm, mùi cay nồng của tỏi và ớt làm tôi hắt hơi rất nhiều và chảy nước mũi. Cổ họng tôi hay bị có cảm giác ngứa làm thỉnh thoảng phải ho.

Sau khi ăn tôi thường hay ợ lớn không cầm lại được. Nếu ăn thịt bò, gà, tôm, tép thức ăn phong, thường hay bị nổi mề đai, nổi cục cục trên đầu làm cũng không ngủ được vì ngứa. Đường ruột cùa tôi bị yếu, khi ăn rau sống, hay thức ăn có nhiều dầu mở hay bị đau bụng tiêu chảy. Da mặt tôi thường tái nhạt không được hồng hào.

Trong các video của thầy hướng dẫn kéo ép gối thở ra làm mềm bụng, có bài nói người có huyết áp thấp thì chỉ có thở ra bằng mũi, người có huyết áp cao thì thổi ra bằng miệng, nhưng có bài lại không phân biệt người có huyết áp cao hay thấp chỉ yêu cầu người tập bài này thổi ra bằng miệng, vậy không biết nên tập thế nào cho đúng. Hơn nữa sau khi tập bài kéo gối thở ra làm mềm bụng thường hay bị đau tay, có thể áp dụng bấm huyệt nào chữa được đau tay trong trường hợp này không ạ. Xin thầy vui lòng hướng dẫn giúp tôi, xin trọng ơn thầy !

Trả lời :

Theo tiêu chuẩn áp huyết của khí công so với số tuổi :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

thì áp huyết bên tay phải của bà chỉ chức năng của gan còn tạm đươc, còn bên tay trái thuộc chức năng bao tử hoạt động chỉ bằng đứa trẻ 6 tuổi, do đó thức ăn không thể nào chuyển hóa thành chất bổ máu được, nên cơ thể thiếu máu trầm trọng, giống như một cái máy không đủ xăng để chạy, không có dầu mỡ để làm trơn các khớp...do đó tất cả những dấu hiệu bệnh chỉ là ngọn, là hậu qủa của bệnh thiếu khí huyết. Huyết giống như xăng dầu của một chiếc xe hơi, còn khí là bougie đánh lửa đốt xăng tạo thành năng lượng đẩy máy chạy, như vậy cần phải chữa gốc là bổ khí huyết, chứ không cần phải chữa ngọn mà bỏ quên gốc thì tình trạng bẹnh sẽ càng ngày càng nặng hơn.

Có nghĩa là bà cần ăn những thức ăn bổ máu, uống những thứ thuốc bổ máu như B12, B-Complex, giống như cơ thể nếu có thêm máu giống như xe có 1lít xăng, thì bắt đầu có thể cho cho máy chạy được một chút, có nghĩa là cơ thể có thể tập luyện khí công được một chút, khi máu trong cơ thể tăng thì tập nhiều hơn.

Kết qủa có thể theo dõi được bằng máy đo áp huyết đo ở hai tay phải lên bằng nhau lọt vào tiêu chuẩn đúng với số tuổi thì mới khỏi bệnh, khi áp huyết hai bên tăng lên ít thì những bệnh nhẹ khỏi trước khoảng 5%, áp huyết tăng và thời gian tập luyện tăng thì bệnh khỏi 10%, . Bệnh khỏi tỷ lệ thuận với cơ thể tăng lượng máu và tăng lượng khí do tập luyện, như vậy do mình quyết định muốn khỏi nhanh hay chậm, chứ đừng hy vọng áp huyết chưa lên đủ và luyện tập chưa đủ liều lượng và thời gian mà đã muốn có kết qủa khỏi bệnh tức thì thì không thể nào đưọc. Nhanh nhất cũng phải bồi bổ và tập luyện đều đặn từ 6 tháng trở lên. Cũng như muốn có khả năng kiến thức như đại học trong khi 30 năm qua chưa học chữ nào thì bây giờ dù có đốt giai đoạn cũng phải học qua tiểu học, trung học mới lên đại học.

Bà xem thêm bài để chọn phương thức áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Bài 63: Bệnh khí huyết suy nhược

Bài 131: Bệnh nan y, áp huyết thấp, khí huyết thiếu, tâm can tỳ phế thận hư yếu sinh ra nhiều biến chứng..

Bài 154: Bệnh nan y thiếu khí huyết trầm trọng, thần kinh suy nhược

Bài 360: Những biến chứng của bệnh thiếu máu áp huyết thấp

Thân

doducngoc