Hỏi:
Thưa Ông
Tình cờ, tôi gặp trang nhà Khí Công Y Đạo trên internet, tôi đã đọc nhiều bài và cảm nhận được hoài bão của Ông về sứ mệnh phục vụ nhân sinh theo hạnh nguyện Bồ tát hạnh. Kinh chúc Ông thành công
Trong khi tôi đọc đề tài đường huyết, xin phép Ông có vài điểm, nếu được, Ông vui lòng làm sáng tỏ.
1-Theo tài liệu tây y tôi được đọc từ nguồn y học Âu Mỹ, thì khi lượng đường vượt qua 180 mg/dl mới dẫn vào nước tiểu, vì vậy họ quan niệm khi tìm thấy đường trong nước tiểu thì lượng đường đã cao rồi, và thời điểm sau giờ ăn mà đường huyết đã cao vẫn gây hậu quả xấu xuống thận, tim mạch và mắt, dù sau đó có làm hạ đường. Do đó tôi đề nghị có thể thực hành các bài tập trước giờ ăn để cho khi ăn xong, cơ thể có khả năng hòa giải lượng đường, như vậy có vẹn toàn hơn chăng?
2-Tôi đã thử trên 3 người bệnh bị tiểu đường, khi ấ n vào huyệt Huyết Hải không đau và ở huyệt Trung Quản cũng không đau. Xin có đề nghị, Ông có đông học viện, học viên nên kiểm nghiệm xem bao nhiêu phần trăm bệnh nhân có đau ở các huyệt trên. Khi nhận vào huyệt Trung Quản sâu tới 10 cm, tôi không hình dung ra được hoặc là tài liệu đánh máy có sơ sót chăng?
3-Ở một tài liệu, để hạ đường huyết nên vưốt từ Huyệt Hải lên háng, ở tài liệu khác lại vuốt từ Thương Khâu xuống Công Tôn. Cũng trên một đường kinh mà cũng chữa một bệnh, có hai cách vuốt khác nhau, xin đề nghị Ông làm sáng tỏ, nhất là khi có đông học viện, mỗi học viên đem tài liệu ra thực hành và trình kết quả như vậy có thể đắc lực hơn chăng?
Thô thiển đôi giòng hy vọng không làm phiền lòng Ông. Trần trong kính chúc Ông và Qúy quyến Phước Huệ vô biên
Trả lời :
Phần 1-Về lý thuyết :
A- Nguyên nhân phát sinh ra bệnh tiểu đường :
Theo tây y :
Tiểu đường là một bệnh mãn tính gây ra bởi sự bất lực của tuyến tụy sản xuất insulin hoặc do cơ thể không thích hợp sử dụng insulin mà nó sản xuất. Có hai dạng bệnh tiểu đường, loại 1 và loại 2.
Bệnh tiểu đường loại 1 (còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường vị thành niên) là do tiêu hủy tự miễn dịch của các tế bào B của tuyến tụy mà thường tiết ra insulin. Những bệnh nhân bị tiểu đường cần phải tiêm insulin.
Bệnh tiểu đường loại 2 (là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin) phổ biến hơn nhiều và kết quả từ sức đề kháng insulin, chủ yếu do béo phì, với sản xuất bổ sung không đầy đủ insulin của cơ thể. Nói cách khác, tuyến tụy sản xuất ra một lượng insulin hoặc giảm của các tế bào không đáp ứng với insulin, hoặc cả hai.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể xảy ra bất ngờ, và bao gồm: đi tiểu thường xuyên, như khát nước, đói, giảm cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy nhược mệt mỏi, đi tiểu vào ban đêm (đêm đái dầm), mờ mắt, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, hay buồn ngủ, thở nhọc mệt.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường :
Hư võng mạc măt vì tiểu đường có thể bị mù.
Nguy cơ ngày càng tăng của cơn đau tim, đột quỵ và tắc nghẽn động mạch ngoại vi.
Thần kinh - dẫn đến loét bàn chân, liệt dương.
Vấn đề tiêu hóa và bệnh thận, dẫn đến suy thận
Theo đông y :
Trong cơ thể, các tế bào đều được máu nuôi dưỡng, và khi uống nước nhiều làm loãng máu, nên khi thử máu, nếu ăn uống sẽ làm loãng máu thử không chính xác. Máu lưu thông được khắp nơi khắp chỗ cần có khí lực đẩy máu, và các kinh mạch huyệt đạo không bị tắc, nghẽn.
Theo lý thuyết đông y, cơ thể có những chức năng riêng của mỗi cơ quan tạng phủ, mượn ký hiệu ngũ hành để lý luận, giống như một gia đình có 5 đứa con, một con tên ngọt, tên cay, tên mặn, tên chua, tên đắng. khi dọn mâm cơm ra ăn, thằng con nào thích ăn vị nào chọn vị đó, năm đứa ăn no đủ không đứa nào ăn nhiều ăn ít, chúng khỏe mạnh, mọi việc sinh hoạt trong gia đình đều hòa thuận vui vẻ, nếu có đứa con nào bệnh, như đứa ngọt bị bệnh không ăn, bữa cơm hôm đó dư thừa chất ngọt không ai thu nhận chất đường, giống trong gia đình có một đứa con bệnh, 4 đứa còn lại phải làm tăng công việc trong sinh hoạt gia đình thay cho đứa bị bệnh, tình trạng không thể kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả gia đình, vì vậy, phải chữa bệnh cho thằng ngọt khỏi bệnh, để có thể ăn uống lại bình thường mới giúp việc chung trong gia đình được.
Theo cách chữa tiểu đường của tây y, khi chức năng tỳ là thằng ngọt hư, kiêng ăn ngọt suốt đời, tức là trong 5 thằng con, bỏ đói không nuôi thằng ngọt nữa là điều vô lý, vì thế mấy thằng kia cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gọi là di căn. Cho nên theo đông y, khi cơ thể bị bệnh tiểu đường, sau khi chữa cho chức năng tỳ hồi phục, thằng ngọt vẫn được nuôi bằng chất ngọt tiếp để cho sinh hoạt cả 5 thằng con đều hòa hợp đồng bộ.
B-Về ứng dụng thực hành :
Để trả lời theo thứ tự câu hỏi của ông :
1a-Có người đi tiểu ra chất đường, nhưng lại không có bệnh tiểu đường vì không có đường trong máu, hậu quả đó cũng do chức năng hấp thụ và chuyển hóa của cơ quan nội tạng khác nhau, nên cần phải xem lại lý thuyết tây y trong dấu hiệu lâm sàng về nguyên nhân đường-huyết và đường-niệu, có bệnh nhân có đường-huyết mà không có đường-niệu, có người có đường-niệu mà không có đường huyết, có người có cả hai. Theo đông y có 5 loại tiểu đường do chức năng 5 tạng, còn theo chức năng sinh hoá, chuyẻn hóa của khí công, có 3 số liệu đo đường khác nhau trên cùng một người, từ đó biết bệnh nhân bị bệnh tiểu đường do nguyên nhân nào, bằng cách thử ở 3 nơi khác nhau :
a-Châm lấy máu thử ở đầu ngón tay như tây y thường áp dụng, khí công gọi là đường lưu hành trong máu.
b-Châm lấy máu thử đường ở huyệt Ẩn Bạch bên ngón chân cái bên trái là lượng đường do chức năng chuyển hóa của tụy tạng (kinh Tỳ).
c-Châm lấy máu thử đường ở huyệt Đại Đôn bên ngón chân cái bên phải là lượng đường dự trữ trong gan (kinh Can).
Nếu cả 3 nơi có lượng đường cao hơn tiêu chuẩn mới thực sự là có bệnh tiểu đường. (thí dụ 8.5mmol/l)
Nếu đường lưu hành trong máu cao hơn tiêu chuẩn mà tây y cho là có bệnh tiểu đường, (8.5mmol/l) nhưng thử đường ở huyệt Ẩn Bạch thấp,(thí dụ 5.0mmol/l) chứng tỏ chức năng tụy tạng không hấp thụ, thử đường dự trữ trong gan thấp hơn, thí dụ (4.0mmol/l) như vậy theo khí công cơ quan nội tạng vẫn bị thiếu đường, nên không cần phải uống thuốc phá hủy đường, mà cần phải tập khí công làm mạnh chức năng hấp thụ và chuyển hóa đường lưu hành trong máu để cho cả 3 số trở lại đều là 6.0mmol/l, xin xem thêm bài :
Bài 19: Cách Chữa 5 Loại Tiểu Đường
1b-Tập trước khi ăn có công dụng tăng tính chuyển hóa để loại bỏ đường huyết hay đường niệu cũ còn tồn đọng trong đêm hôm trước đã chuyển hóa chưa hết. Còn tập sau khi ăn 30 phút để tăng tính hấp thụ của bữa ăn mới và chuyển hóa loại bỏ độc tố dư thừa như đường, mỡ, vôi... trong thức ăn vừa ăn.
Nếu mỗi ngày mỗi tập sau bữa ăn có lợi là tăng tính hấp thụ chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, không bị táo bón, giúp tiêu hóa tốt, và loại bỏ độc tố với men gan dư thừa trong gan.
Tập trước bữa ăn để đề phòng khi ăn sợ đường sẽ lên, cách này có hại hơn có lợi, vì công hiệu của bài tập sẽ làm hạ áp huyết và làm hạ đường lưu hành trong máu xuống thấp sẽ bị xỉu. Nên trước khi tập phải đo đường, nếu lượng đường cao mới ần tập trước khi ăn, còn lượng đường thấp dưới 6.0mmol/l thì không cần tập trước khi ăn.
Có những bệnh tiểu đường liên quan với áp huyết, nếu trong khi tập mà cơ thể cảm thấy mệt phải ngưng ngay, vì thử đường hay áp huyết có một trong hai đã xuống thấp.
Thí dụ một người có bệnh cao áp huyết 170/90mmHg mạch 80 và lượng đường 10.0mmol/l, sau khi tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 100 lần, rồi thử lại kết quả thì đường xuống 8.5mmol/l, áp huyết xuống còn 150/88mmHg mạch 78, như vậy 2 kết qủa vẫn còn cao thì bệnh nhân vẫn ó thể tiếp tục tập thêm 100 lần nữa.
Nhưng có người mới tập 100 lần áp huyết xuống 150/90mmHg mà đường đã xuống còn 4.5mmol/l, lúc đó không thể tập tiếp để cho áp huyết xuống thêm vì đường đã xuống qúa thấp, nếu muốn tập tiếp, tôi phải cho bệnh nhân uống 1 ly nước đường cho lượng đường lên, rồi mới tiếp tục tập thêm 100 lần nữa cho áp huyết và đường đều xuống an toàn, áp huyết 135/88mmHg mạch 76 và lượng đường xuống còn 6.0mmol/l.
2-Bấm huyệt Huyết Hải và Trung Quản không đau có hai nguyên nhân :
a-Cách bấm không đúng và không sâu, sự tiêu hóa tốt là bụng có thể phình lên và hóp bụng lõm vào sâu mà không đau bụng mặc dù vừa mới ăn xong, do đó khi bấm ấn vào huyệt Trung Quản mà bệnh nhân để thả lỏng bụng cho mình ấn sâu như lúc mình hóp bụng lõm vào sâu đến 10cm mà không đau thì không có bệnh tiểu đường. Nhờ ở mức bấm sâu này, mình chia làm 3 mức bệnh, mức vừa bấm xuống 2cm bệnh nhân đã kêu đau là có bệnh tiểu đường nặng, sâu 3cm là tiểu đường vừa phải, bấm sâu nữa 4cm mới đau là bệnh nhẹ, sâu nữa không đau là không có bệnh.
b-Lớp khí công thực tập đã có hàng trăm học viên, và hàng ngàn bệnh nhân để thử nghiệm nhiều năm có kết qủa mới đúc kết kinh nghiệm thành bài viết, chứ không phải lý thuyết suông, nên không cần thử lại, cho nên cần phải xem lại tiêu chuẩn nào mới gọi là bệnh tiểu đường. Khí công theo tiêu chuẩn của Pháp, do nhà thuốc Bayer chế tạo dụng cụ thử và que thử đường, có ghi tiêu chuẩn bình thường khi bụng đói từ 6.0-8.3mmol/l là không có bệnh tiểu đường, cho nên bấm vào hai huyệt trên không bị đau. Trường hợp của tôi trước khi ăn thử đường 5.0mmol/l so với tiêu chuẩn này là thấp, nhưng sau khi ăn bánh mì uống cà phê buổi sáng, đo đường lên 10-12mmol/l cũng là bình thường, khi đói đường trở lại 5.0mmol/l, nếu đường xuống dưới 5.0mmol/l cơ thể sẽ mất hết năng lượng (energie), cho nên nếu ở tiêu chuẩn này, thì bấm hai huyệt trên không đau. Ngược lại khi đường của tôi lên 12mmol/l sau khi ăn, bấm hai huyệt này cũng không đau, vì tôi không có bệnh tiểu đường.
Nhờ kinh nghiệm này, khi mình đo đường cho bệnh nhân lên 12mmol/l mà không đau, chứng tỏ bệnh nhân không có bệnh mà do đã ăn rồi trước khi đến khám bệnh.
Còn người bị tiểu đường cao thật sự trước khi ăn là 10mmol/l sau khi ăn là 18mmol/l, chỉ cần đụng nhẹ vào hai huyệt trên sẽ có cảm tưởng ai đâm chích cây kim vào nơi huyệt đau nhói..
Nếu đo đường ở mức 7.5mmol/l mà uống thuốc là đã lạm dụng thuốc trị tiểu đường sẽ gây biến chứng ức chế chức năng hấp thụ và chuyển hóa của phủ tạng.
Phần 2: Lý thuyết chữa bằng huyệt tùy theo nguyên nhân:
A-Cần khám để tìm nguyên nhân :
Về kinh mạch theo ngũ hành, tâm-tiểu trưòng thuộc hỏa, tỳ-vị thuộc thổ, phổi-đại trường thuộc kim, thận-bàng quang thuộc thủy, gan-đởm thuộc mộc.
Theo ngũ hành, bệnh tiểu đường loại 1, do chính kinh bệnh là tụy tạng thuộc kinh tỳ-vị, do hai nguyên nhân ở chức năng hay cơ sở, vì thế trên mỗi đường kinh có những huyệt điều chỉnh chức năng hay cơ sở, nên có 2 cách sử dụng khác nhau.
Chức năng bệnh cũng chia làm 2 loại, chức năng suy yếu gọi là hư chứng, chức năng qúa mạnh gọi là thực chứng, nên lại có hai cách bổ tả theo ngũ hành trên kinh đoạn ngũ hành trên cùng một đường kinh.
Hư hay thực của chức năng, mà cơ sở không bị tổn thương, tây y tìm không ra bệnh, còn cơ sở có tổn thương thực thể cũng có hai loại, sưng thuộc bệnh thực chứng, teo nhỏ gọi là hư chứng. Như vậy đông y không gọi tiểu đường loại 1, loại 2 mà có 12 loại bệnh thuộc loại 1, loại 2, loại 3,4,5,6... của tây y mang tên gọi như : tỳ dương hư, tỳ dương thực, tỳ âm hư, tỳ âm thực, vị dương hư, vị dương thực, vị âm hư, vị âm thực, tỳ thực vị hư, tỳ hư vị thực, tỳ vị đều hư, tỳ vị đều thực... đó là do chính kinh bị bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh hư, thực lại do mẹ của tỳ-vị thổ là tâm hỏa, tâm hỏa hư không truyền năng lượng nuôi con là tỳ, giống như con mình đang học giỏi, tiền học do mình chu cấp, bỗng nhiên mình mất việc không đủ tiền cho con đi học nữa, việc học của con suy giảm, như vậy con hư do mẹ. Cũng như vậy, tỳ-vị không chuyển hóa đường, ngoài tâm hỏa là nhiệt năng thiếu hay thừa, chuyển hóa kịp lúc hay không, thức ăn vào tới đâu chuyển hoá ngay sau đó hay chức năng lười đến 7-8 tiếng sau mới chuyển hóa, nên chất ngọt dư tích lũy qúa nhiều thành dư thừa...
Cũng theo sự khí hóa ngũ hành, năng lượng của tỳ-vị chuyển hóa nuôi con nó là phế-đại trường kim. Phế lại yếu không đủ khí lực, không đủ oxy chuyển hóa đường thành nhiệt lượng năng lượng, và đại trường không giải lọc thải cặn bã, chức năng của đại trường co bóp chắt nước, thẩm thấu sang bàng quang thành nước tiểu nên thử nước tiểu có đường, nên đường trong nước tiểu và đường trong máu do chức năng khác nhau, vì thế có người nước tiểu có đưòng mà đo đường trong máu không cao, nguợc lại, thử đường trong máu cao, nhưng thử đường trong nước tiểu không có.
Như vậy đông y đã biết không phải tiểu đường chỉ do tỳ-vị là loại 1 như tây y, mà còn nhiều loại kh ác như do tim, do phổi, do đại trường, do gan, do thận, do phế. Theo đông y, khi phế khí hư không nuôi con nó là thận thủy, còn theo cách nấu ăn của các nhà bếp, khi nấu một món canh quá ngọt, thí dụ khi thử có 10% chất đường trong canh, muốn chữa cho bớt ngọt, không phải cho thêm chanh, chỉ đánh lừa vị giác, mà thử nghiệm vẫn có 10% chất ngọt, chỉ có cách tăng thêm nước cho loãng dung dịch, chất đường sẽ giảm còn 5%. Cơ thể chúng ta cũng vậy, cần tăng nước là làm tăng thận thủy, nước vào máu làm loãng máu cũng làm loãng dung dịch đường. Chức năng của thận theo đông y gọi là thận dương, thận âm, thận khí, thận thủy...tạo ra nhiều chức năng theo tây y là điều hòa sản xuất nhiều loại hormon khác nhau, còn đông y nó có chức năng chuyển hóa chất đường, muối, mỡ, vôi ở Mệnh Môn hỏa thuôc tam tiêu để tăng chức năng chuyển hóa của thận dương...
Một thí dụ khác về tiểu đường do nguyên nhân bệnh tim, như 10% đường trong cơ thể đã bão hòa với 2 lít nước, nhưng khi áp huyết cao, cơ thể tăng nhiệt, da khô, đi tiểu nhiều, dung dịch máu bị mất nước, (giống như một nồi chè ngọt vừa, nhưng nấu mãi cho cạn nước thì tỷ lệ ngọt sẽ tăng lên), khi thử máu không loãng mà là máu đặc thì lượng đường trong máu tăng.
Một thí dụ do nguyên nhân khác như khi chúng ta cảm thấy đói, chức năng gan tăng men, khi ăn thức ăn vào, men gan đưa sang tỳ-vị để giúp hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, chúng ta biết được điều đó khi đo áp huyết ở hai tay trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, chúng ta thấy trước khi ăn áp huyết bên tay phải thuộc gan cao hơn tay trái thuộc vị, vì vị đang đói, khi ăn, men gan hạ, áp huyết tay phải hạ thấp, áp huyết tay trái cao hơn để đủ khí lực và nhiệt lượng cho vị chuyển hóa. Nhưng nếu chức năng gan hư, cơ thể không biết đói, không muốn ăn, áp huyết tay phải khi đo lại cao để kích thích đói, nhưng nó chỉ sản xuất mà không thể truyền sang tỳ vị được, nên áp huyết tỳ vị vẫn thấp, đó cũng là nguyên nhân tiểu đường tây y gọi là loại 2.
B-Nguyên tắc chữa bằng huyệt theo đông y khí công :
Bất cứ bệnh gì đều do khí, do huyết bị hư (thiếu) hay thực (dư), hàn hay nhiệt, do chính kinh bệnh, hay do kinh mẹ, kinh con, hay do kinh khắc ngũ hành, hay do kinh sinh ngũ hành làm bệnh, lúc đó mới chọn huyệt ở kinh nào để chữa bổ hay tả, chữa vào đoạn kinh chức năng hay đoạn kinh cơ sở, đoạn kinh tăng hàn hay tăng nhiệt, cắt hàn hay cắt nhiệt....do đó một bệnh có thể do một hay nhiều nguyên nhân, nên cách chữa tiểu đường của đông y không chia loại 1,2, mà đông y có mấy chục loại, do nhiều nguyên nhân như tỳ, phế, thận, gan, tâm. Chức năng của phế chủ bì mao, bảo vệ da lông, khi da mủm, mục tây y gọi là biến chứng của tiểu đường làm lở lói da thịt phải cưa chân cưa tay, nếu gan bị tiểu đường, theo đông y, gan khai khiếu ra mắt, nên mắt bị mờ, gan cũng chủ gân móng, thần kinh nên gân cơ co rút đau nhức, nếu tim suy làm áp huyết thấp, hại bệnh tim mạch, cơ thể không đủ ấm, chân tay lạnh, nếu thận hư làm loãng xương, vì thận chủ xương cốt,
Như vậy cách chữa theo khí công chỉ cần làm cho cơ thể đầy đủ khí huyết, để cơ quan tạng phủ cùng hoạt động sinh hóa và chuyển hóa đầy đủ và đồng bộ, nếu chưa ăn mà tập, thì nó chuyển hóa và đào thải cặn bã còn thừa lưu lại của những bữa ăn trước, còn tập sau thì thức ăn trước còn lại hay sau khi ăn cũng được sinh hóa, chuyển hóa tiếp.
Về sử dụng huyệt cũng được chia ra từng đoạn đối trị với từng nguyên nhân khác nhau, mỗi đường kinh, có đoạn thuộc chức năng, có đoạn điều chỉnh cơ sở bị tổn thương, có đoạn chỉnh ngũ hành của mỗi đường kinh, gọi là ngũ hành đoạn là đoạn kim, đoạn thủy, đoạn mộc, đoạn hỏa, đoạn thổ, có nhiều nguyên nhân do kinh kim, kinh thủy, kinh mộc, kinh hỏa, kinh thổ, có đoạn bổ khi khám biết bệnh tiểu đường loại hư, có đoạn tả khi khám biết bệnh tiểu đường loại thực, nên có rất nhiều huyệt tương đương với 1 nguyên tố hóa học, thầy thuốc phải biết lựa nhiều huyệt để pha chế thành thuốc riêng cho mỗi người, chứ không giống tây y chỉ có một loại. Các bác sĩ cách nay 100 năm, đều khám bệnh và cho toa ra tiệm thuốc tây bào chế thuốc riêng cho mỗi người khác nhau, đúng bệnh đúng thuốc, nên bệnh mau khỏi, người khác không thể dùng chung được, ngày nay là kỹ nghệ kinh doanh thương mại, thuốc chế chung chung, nên có người bệnh đơn thuần thì khỏi, bệnh do nhiều nguyên nhân thì phải uống nhiều loại thuốc một lượt, bao tử sẽ là thùng rác chứa những chất tương phản tạo ra một chất khác gây nhiều phản ứng phụ.
Thí dụ nếu lấy theo nguyên tố hóa học, ăn uống chất Chlor hay Natri thì chết, nhưng tại sao muối là ClNa ăn không chết, khi vào cơ thể hai chất này lại tách ra Cl và Na, nên thử máu có Cl-huyết, Na-huyết, Cl-niệu, Na-niệu...tại sao lại không chết. Vì nhờ sự khí hóa, tức là chức năng sinh hóa- chuyển hóa tự động, đúng đủ không dư không thiếu và đồng bộ, nhưng khi chức năng khí hóa hư suy yếu hay qúa thừa mạnh sẽ làm bệnh. Nên đông y chú trọng đến sự khí hóa giúp khí huyết lưu thông toàn thân, mọi chỗ được đầy đủ thì không bệnh tật.
Cách chữa theo huyệt thì khó không tìm được nguyên nhân chính xác như các thầy giỏi, nếu biết được nguyên nhân lại không biết vị thuốc là chọn huyệt nào cho đúng. Nhưng tập khí công để sinh hóa chuyển hóa thì ai cũng có thể tập được, và kết qủa thấy được bằng máy đo áp huyết kiểm chứng ở 2 tay trước và sau khi ăn, kiểm chứng bằng máy đo áp huyết khi bấm huyệt Trung Quản, Khí Hải, ở Mệnh Môn, ở Trung Phủ...
Sau này tất cả các bệnh khí công đều Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết để tìm bệnh của tạng phủ. Định Bệnh Theo ngũ hành tìm nguyên nhân mẹ-con và biến chứng truyền kinh. Chữa Bệnh theo 3 nguyên tắc bổ sung là Tinh-Khí-Thần, tinh là bằng thức ăn uống xem như là một vị thuốc phải phù hợp không đối nghịch và gây biến chứng tạo phản ứng phụ. Khí là tập khí công giúp chức năng sinh hóa, có các bài tập riêng thích hợp cho từng loại bệnh, và bằng huyệt phù hợp với kinh mạch ngũ hành, nên việc sử dụng huyệt rất giới hạn, vì khi cơ thể không đủ khí huyết, giống như huyệt nằm trên một thân cây gỗ mục, thần kinh giao cảm không hoạt động, nên không còn tạo phản ứng hưng phấn hay ức chế hữu hiệu. Thần là tập phương pháp định tâm an thần giúp chức năng chuyển hóa âm ra dương hay dương ra âm theo nhu cầu cần thiết của cơ thể..
Kiểm chứng lại bằng máy đo áp huyết hay thử nghiệm lại kết qủa đường trong máu lọt vào tiêu chuẩn là khỏi bệnh.
Riêng về huyệt Huyết Hải, Thương Khâu, Công Tôn, đó chỉ là một phần của cách thử huyệt trên kinh tỳ, cỏn Trung Quản trên Mạch Nhâm liên quan đến kinh Vị, còn nhiều huyệt trên kinh khác, và có những cách vuốt huyệt theo chức năng, theo cơ sở, theo khí, theo huyết, theo vòng chân khí, nên không phải ai bị bệnh tiểu đường cũng chữa giống nhau như tây y để có thể kiểm chứng hàng loạt trong lớp học để so sánh huyệt nào công hiệu nhiều công hiệu ít.
Theo đông y không có ai có bệnh tiểu đường giống nhau, thử đường chỉ là hậu qủa, còn nguyên nhân thì khác nhau, tây y cũng cảm nhận được có người bị tiểu đường thuần túy, có người có thêm bệnh cao áp huyết, bệnh gan, bệnh thận, bao tử...nên chữa riêng làm xáo trộn ngũ hành bệnh càng thêm nặng mà không chữa dứt khỏi, còn đông y chữa là điều chỉnh lại tất cả mọi chức năng tạng phủ để chúng hoạt động bình thường đồng bộ trở lại, mọi biến chứng đều tiêu, ăn uống được bình thường như lúc chưa bệnh. Cho nên tôi chữa bệnh tiểu đưòng mà vẫn cho ăn đường, chỉ cần tập khí công để chuyển hóa, còn trong những thức ăn đông y cũng xem là vị thuốc, nên cần ăn những vị thuốc hấp thụ chuyển hóa đường thì khi thử đường lúc nào cũng 6.0-8.3mmol/l theo tiêu chuẩn của hãng dược phẩn Contour là bình thường.
C-Những món ăn uống chữa bệnh tiểu đường :
1-Sữa Hạnh Nhân :
Món ăn điều chỉnh bệnh tiểu đường, tôi gọi là sữa Hạnh Nhân : Ra tiệm thuốc bắc mua 1 gói Hạnh Nhân Nam (màu trắng, mềm, không đắng) + 1 gói Hạnh Nhân Bắc (màu ngà hay vàng nhạt, cứng, đắng), trộn chung, bỏ vào máy xay tiêu, hay máy xay cà phê, xay nhuyễn thành bột, đựng trong lọ keo.
Mỗi sáng đo đường trước khi ăn nếu từ 8.3mmol/l trở lên mới dùng, múc 2 muỗng cà phê bột hạnh nhân, pha với 1 ly nước sôi khuấy đều như sữa, uống lúc nóng. Sáng hôm sau đo đường nếu 6.0mmol/l thì không cần uống. Như vậy có nghĩa chữa bệnh là điều chỉnh chức năng hấp thụ chuyển hóa, nếu tốt thì không uống, khi cao thì uống, đó là cách chữa của đông y, chứ không có thuốc gì đông y cho uống thuốc suốt đời cả, vì đông y có câu : thầy thuốc dở chữa hư càng thêm hư, thực càng thêm thực là 2 điều tối kỵ.
Cho nên học cách lý luận ngũ hành để khám theo đông y, hay học cách nhận biết kết qủa xét nghiệm máu khi thử thận, gan, lá mía, tây y chưa thống kê phân biệt được từng loại, vì chưa có hướng suy nghĩ như đông y, nên đa số là chữa ngọn mới xảy ra nhiều biến chứng, còn đông y chữa ngay gốc, các biến chứng tự hết, chúng ta có thể ăn đường trở lại bình thường được.
Ở Việt Nam, những người bị bệnh cao áp huyết, hay tiểu đường, cholesterol đều là những người nhà giầu ăn uống tẩm bổ dư thừa mà ít hoạt động. Những bệnh này không xẩy ra với những người lao động vất vả nghèo khó, vì không có đường có mỡ để ăn. Còn ở xứ tây phương, đa số người bệnh là người ít thể dục thể thao để chuyển hóa thức ăn.
2-Hạt CHIA hay Hột É
Hạt Chia có thể được ăn sống như một hạt giống là một nguồn tuyệt vời của omega-3 và chất xơ (cả hai đều không hòa tan và hòa tan). Hạt CHIA được ngâm vào trong nước nở to ra thành keo trong. Hạt được sử dụng trong bánh mì, bánh ngọt và bánh quy. Hạt Chia được dùng trong món ăn salad, bánh mì và các món ăn khác. Nó có công dụng làm hạ đường huyết. Những bệnh nhân có lượng đường cao hơn 18.0mmol/l đã phải chích Insulin, khi dùng hạt CHIA đường huyết đã hạ thấp xuống bình thường không cần chích nữa.
Dùng 1 muỗng lớn hạt CHIA ngâm vào 1 ly nước cho nở ra to gấp 5-10 lần, uống nhạt, không cho thêm gì cả, uống hết 1 ly sau mỗi bữa cơm, sau 2 giở đo lại đường. Để ý khi thử đường xuống thấp đến 6.0mmol/l thì hôm đó không cần uống, hôm nào lên hơn 8.0mmol/l thì uống lại, chứ không cần phải uống mỗi ngày..
Ở Việt Nam người ta thường uống giải khát bằng Hột É và hột Lười Ươi, hột É có công dụng giống như hạt CHIA nhưng hạt lớn hơn, hai chất này hấp thụ đường trong máu rất cao rồi thải ra ngoài cơ thể nhanh. Uống sau mỗi bữa ăn 1 muỗng nhỏ ngâm trong 1 ly nước cho nở ra, không cho đường, giúp đường lưu hành trong máu được chuyển hóa. Nên cẩn thận, sáng bụng đói khi đo đường cao 8.0mmol/l hay sau khi ăn đường cao trên 12.0mmol/l mới nên uống, ngày nào đường dưới 6.0mmol/l không nên uống sẽ bị xỉu.
3-Hột Methi
Là hạt cỏ mùi cà ri giúp lợi tiểu, thuốc tống hơi, lactagogue và chất làm se, được sử dụng làm gia vị và làm thuốc nhuộm màu vàng ở Ấn Độ. Nó cũng được sử dụng trong lãnh vực y tế như bệnh tiểu đường, cholesterol, huyết áp cao, vấn đề bao tử, vv... nó cũng được sử dụng như một lo ại thuốc đắp lên chổ sưng đau.
Dùng 25-100 gam hạt Methi ăn hàng ngày có thể làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Lá và hạt giúp lọc máu, còn có công dụng rất tốt để phòng ngừa bệnh thiếu máu, tăng sữa cho các bà mẹ cho con bú.
D-Tập khí công chữa bệnh tiểu đường
Nhưng tập khí công làm chuyển hóa khí huyết thì có bài tập riêng cho tiểu đường, tập ít thì đường trong máu xuống ít, tập nhiều thì lượng đường xuống nhiều, mỗi người có liều lượng khác nhau, tập 20 lần, 40 lần 60...200 lần tập. Trước khi tập đo đường, sau khi tập đo đường, để ý trước khi tập đo đường thí dụ là 12.0mmol/l rồi tập Bài Cúi Ngữa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần, Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Kéo Ếp Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, sau khi tập, đo đường có người xuống 6.0mmol/l thì thôi không tập thêm nữa, còn mới xuống 9.0mmol/l cần tập tiếp đợt hai, đợt ba cho đến khi xuống 6.0mmol/l là đường đã hấp thụ và chuyển hoá xong. Đã có nhiều người phản hồi tốt về kết qủa của những bài tập này trên Trang Nhà
khicongydaovietnam.wordpress.com
Thân
doducngoc
Bài đọc thêm :
Phản hồi của học viên ở Edmonton về Công dụng của bài tập khí công chữa bệnh tiểu đường
Diệu Dược trị "cao đường"
Cuối năm ngoái, Thoại ghé chùa East Boston, gặp thầy Thích Giác Đức, thì rất ngạc nhiên khi thấy Thầy trông khỏe ra, và đôi mắt không còn lấm tấm ghèn! Buột miệng, Thoại bảo, "Chà, lúc này Thầy trông khỏe ra, mắt lại trong sáng hơn lần trước con gặp!" (Thầy TGD năm nay được 76 tuổi.) Thầy tươi cười bảo, mắt tôi trước đây kém vì tôi bị bệnh 'cao đường kinh niên." Gần đây, có một Phật tử đem đến cho tôi một bọc Methi, bảo tôi dùng một ngày khoảng một muỗng cà phê, pha như pha trà, với nước nóng, uống hai lần, sáng tối, và ăn cả xác 'đậu' sau đó. Tôi vì đã có uống thuốc Tây cho bệnh 'cao đường' từ nhiều năm qua mà không khỏi, nên thoạt đầu chẳng tin vào loại diệu dược Methi này. Tuy nhiên, vì nghĩ đến người Phật tử đã có lòng mua tặng, tôi pha uống thử chiều hôm đó; thay vì một muỗng cà phê, tôi thử một muỗng canh. Tôi thật không ngờ, chỉ hơn một tiếng sau, tôi đã bị choáng váng, không ngồi được, người nhà tôi lật đật đo áp huyết, thử máu đầu ngón tay v.v... cho tôi, mới hay lượng đường trong người tôi đã giảm đến mức phải pha nước đường uống để quân bình lại lượng đường trong máu."
Nghe vậy, Thoại bạch với Thầy, "Chao ơi, phải chi Thầy được thuốc này sớm chừng một năm, có lẽ cứu được một người bị cưa chân hồi tháng ba rồi!" (Người này, đã mất ngày Jan.03 vừa qua vì 'cưa chân' chỉ cầm hơi, không trị dứt bệnh).
Thoại có hỏi thêm, thì được biết Thầy có dùng thuốc Tây bên cạnh "tách trà đặc biệt" đó. Nhưng cùng từ hôm đó, Thầy theo thuốc Methi, và vì Thầy là cựu Giảng Sư tại Harvard Univ., Thầy đã tra biết Methi là loại "seasoning" của Người Ấn... và có lẽ Người Ấn dùng Methi "khá thường", Thầy bảo, thống kê dân số Ấn bị bịnh "cao đường" hầu như không được nghe nói...
Thoại thì có Bà Xả hảo ngọt, vừa chớm "bệnh hơn cao đường", đôi khi thấy hơi xây xẩm... nên Thoại lật đật mua về cho Nàng thử... Mấy tháng qua, Bà Xả uống thay trà, có thử đến muỗng canh và tin ở khả năng "giảm đường" nên hiện tại dùng hai muỗng cà phê một ngày... chứng "hừng mặt đã khỏi", rất thoải mái.
Do đó, Quý Vị nào có bịnh Cao Đường, xin hãy thử dùng nó. Một bịt 200g giá $1.00 hoặc $1.40 tùy tiệm bán. Một bịt xài trung bình 1 tuần đến 10 ngày... Nếu đồng môn nào có thân nhân cần đến loại gia vị đặc biệt này, và không tìm được ở nơi mình ở, xin liên lạc Thoại.
Thân chào.
Thoại
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%8F_ca_ri
http://www.food-india.com/ingredients/i001_i025/i013.htm
Tiếp tục về bệnh đường huyết
Thưa Ông
Xin chân thành cảm ơn Ông đã gửi cho tôi tài liệu và những lý luận của Khi công và Đông y về bệnh đường huyết cao. Người Việt càng ngày càng có nhiều người bị bệnh này và Bác sĩ Tây y thường nói rằng người bệnh chuẩn bị tinh thần sống chung suốt đời với bệnh, trong khi đó đông y có khả năng trị được bệnh này. Tại Sài gòn, tôi có dịp được hầu chuyện với Y sư Trần Ngọc Hầu, Thầy bảo rằng do ngồi thiền, Thầy thấy được Tam tiêu chính là Tụy tạng và chức năng cụ thể của cơ quan này là tiêu đường, tiêu mỡ và tiêu sạn. Tôi rất thích thú nhưng chưa có dịp được học Thầy. Tôi đã chứng kiến Thầy trị bệnh không hỏi bệnh nhân, mà căn cứ vào mạch mà châm kim điều chỉnh Phương pháp kỳ diệu quá, độc đáo quá. Tôi cũng đã tìm hiểu một số phương pháp khí công, và nhận rằng Khí Công Y Đạo Việt Nam rất phong phú. Tiếp nhận và thực hành phương pháp này cần thời gian học, hiểu và hành
1-Riêng bệnh đường huyết cao có nhiều nguyên nhân theo đông y, nhưng có một nguyên nhân rất cụ thể mà tôi đã thấy nhiều Bác sỹ bỏ qua không báo động cho bệnh nhân biết trước nhiều năm. Đó là lượng Triglyceride cao. Một cơ thể sau một thời gian dài thiếu dinh dưỡng, khi có điều kiện sinh hoạt khá hơn để bị bệnh này vì nội tạng đã không thích ứng với dinh dưỡng trung bình, không phải là dư thừa như người giàu có
2-Thưa Ông, điều tôi băn khoăn là làm thế nào lượng đường luôn luôn ổn định bằng phương pháp khí công. Chỉ số lúc giao thời, lượng cao vẫn gây ra hậu quả xấu tới nội tạng. Chẳng hạn một người đi dự đám cưới, không tiện tập những động tác như các bài học sau khi ăn, thì người ấy có thể dùng cách nào kín đáo như ấn, hay xoa huyệt, hoặc tập các bài trước khi đi, để ổn định đường huyết thay vì chờ khi về nhà rồi mới tập. . . Có thể Tây y, cũng có băn khoăn như vậy nên để ra thủ HbA1c chẳng?
3-Trong thực tế, cơm nếp, xôi lên đường cao hơn gạo trắng vì vậy xưa kia tổ tiên ta cho đậu xanh vào nấu với nếp có phải là để hòa giải do đường cao của gạo nếp chẳng. Cà rốt nấu vừa chín thì đường thấp mà hầm nhừ thì đường cao. Điều này, theo thiển ý bệnh nhân cũng nên biết để có thể đỡ phải nhọc công làm việc chẳng. Nếu như có thể được, xin đề nghị Ông liệt kê cuối tài liệu những nguồn ý liệu Ông đã sử dụng để càng tăng thêm phần công phu nghiên cứu của Ông để lập nên một phương pháp đặc thù
Chúng tôi sẽ tiếp tục đọc trong trang nhà, các tài liệu để học hỏi thêm. Một lần nữa kính chúc Ông cũng Qúy Quyến vạn sự cát tưởng như .
Trân trọng cảm ơn
Trả lời :
Xin trả lời ông 3 thắc mắc nêu trên :
1-Bác sĩ là thầy thuốc chữa bệnh, còn dặn phuơng pháp phòng ngừa bệnh là những thông tin được phổ biến của những nhà nghiên cứu y khoa, nhưng bệnh nhân có theo hay không lại tùy thuộc vào mỗi người.
Theo t ây y, một chất béo trung tính triglyceride là một ester có nguồn gốc từ glycerol và ba acid béo. Nó là thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật. Khi thử máu lượng triglyceride được chia làm 4 mức độ :
Thấp hơn 150mg/dl hay < 1.69mmol/l là bình thường không nguy hiểm .
Từ 150-199mg/dl hay 1.70-2.25 là mức giới hạn tối đa cho phép
Từ 200-499mg/dl hay 2.26-5.65mmol/l là có bệnh cao mỡ máu
Trên > 500mg/dl hay > 5.65mmol/l là rất cao hậu qủa sẽ làm sưng tụy tạng.
Sự khí hóa ngũ hành tạng phủ được giải thích theo tây y :
Triglycerides, gọi là chất béo trung tính, là thành phần chính của lipoprotein mật độ thấp (VLDL) và chylomicrons, đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa các nguồn năng lượng và vận chuyển chất béo do chế độ ăn uống, nhiều hơn gấp hai lần năng lượng nhiều (9 kcal/g hay 38kJ/g) là carbohydrate và protein. Trong ruột, chất béo trung tính được chia thành monoacylglycerol và acid béo tự do trong một quá trình gọi là lipolysis, với sự tiết lipases và mật, mà sau đó chuyển đến enterocytes hấp thụ từ các tế bào niêm mạc ruột.
Các chất béo trung tính được tái tạo từ mảnh vỡ của mình và hợp cùng với cholesterol và protein để tạo thành chylomicrons. Đây là những bài tiết từ các tế bào và thu thập bởi hệ thống bạch huyết và vận chuyển đến các mạch lớn gần tim trước khi được trộn vào máu. Tế bào mô khác nhau có thể giữ lại các chylomicrons, được sử dụng như một nguồn năng lượng. Mỡ và tế bào gan có thể tổng hợp và lưu trữ chất béo trung tính.
Khi cơ thể đòi hỏi các acidt béo như một nguồn năng lượng, thì các hormone glucagon phân hủy chất béo trung tính để giải phóng acid béo tự do. Khi não không thể sử dụng các acid béo như một nguồn năng lượng, các thành phần glycerin chất béo trung tính có thể được chuyển đổi thành glucose, qua gluconeogenesis, cho nhiên liệu não khi nó được chia nhỏ. Tế bào chất béo cũng có thể được chia nhỏ vì lý do đó, nếu nhu cầu của não cần, có thể Triglycerides không đi qua màng tế bào tự do enzym đặc biệt trên các vách thành mạch máu được gọi là lipases lipoprotein phải phá vỡ các chất béo trung tính thành các acid béo tự do và glycerol. các acid béo có thể được đưa lên bởi các tế bào thông qua các phương tiện vận chuyển acid béo (FAT).
Sự trao đổi chất, biến chất và vận chuyển những chất có trong máu (như đường, mỡ, vôi, muối, nước...) cần đến khí do não chỉ huy, qua gan (mộc) tim (hỏa) sang tỳ (thổ) sang ruột (kim) phải nhờ đến các hormone thuộc thận (thủy) chuyển hóa, như vậy đông y gọi là sự khí hóa ngũ hành tạng phủ.
Tây y cũng đã biết cách làm giảm mức chất béo trung tính bằng cách tập luyện thể dục để trao đổi khí, làm mạnh khí vận chuyển chất, và các chất ăn uống để phân hủy chất béo trung tính bằng cách khuyến khích dùng omega-3 là loại acid béo từ cá, dầu hạt lanh, và các nguồn khác. Khuyến cáo ở Mỹ là chúng ta có thể ăn đến 3 gram mỗi ngày các loại dầu này. Nhưng thống kê cho thấy rằng cư dân ở các nước phương Tây không ăn đủ số lượng thực phẩm với omega-3, còn ở châu Âu, sự khuyến cáo được phép ăn đến 2 gram.
Tuy nhiên, tiêu thụ omega-3 sẽ được cân bằng với acid béo omega-6, trong một tỷ lệ ω-6/ω-3 1:01-04:01 (tức là không quá 4 gram omega-6 cho mỗi một omega -3).
2-Nhiều người không biết một yếu tố quan trọng khác làm tăng chất béo trung tính do uống nhiều rượu khi đi ăn tiệc, làm ảnh hưởng đến chức năng gan làm cho tế bào gan và mỡ có thể tổng hợp thành triglyceride và lưu trữ trong gan.
Mọi người xem sách báo cũng đều biết sự nguy hiểm của chất béo trung tính và cách phòng ngừa bằng ăn uống và tập luyện thể dục, nhưng có mấy ai làm theo, dân gian có câu : Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.
Trong đạo Phật có câu : Vạn pháp do tâm sinh, vạn pháp do tâm diệt. Pháp ở đây là chỉ mọi thứ trên đời như vui buồn, bệnh hoạn. Nếu áp dụng câu này vào đời sống thì không còn bệnh, không còn đau khổ vì bệnh, chỉ cần có ý chí ở tâm.
Thí dụ, nếu không muốn bị bệnh dư đường, mỡ, vôi, muối... trong máu thì đừng ăn nhiều những chất này, còn nếu muốn ăn nhiều, phải tập luyện thể dục nhiều để cơ thể chuyển hóa.
Đã có người hỏi tôi có cách gì giúp cai thuốc lá không. Tôi hỏi lại : Ông có thật tâm muốn bỏ thuốc lá không. Ông ta trả lời có. Tôi trả lời : Như vậy thì dễ rồi. Ông hãy vứt tất cả thuốc lá có trong người đi, và kể từ nay đừng mua thuốc hút nữa. Nhưng nói thì dễ, làm thì cũng không phải là khó, chỉ vì tâm chưa muốn diệt. Việc không muốn kiêng ăn để cơ thể bị bệnh phải uống thuốc chữa bệnh cũng là điều vô lý chỉ vì do ý chí tại tâm chưa muốn diệt.
Cũng như cách giải thích ở trên, khi đi ăn đám cưới hay tiệc tùng, dĩ nhiên, nếu ăn nhiều cho thỏa mãn khẩu vị, kết qủa làm tăng đường, mỡ trong máu, có hai cách để tránh, cứ ăn thoải mái xong về nhà tập khí công, hai là vì nể bạn bè đi dự tiệc cho vui, cái ăn chỉ là phụ, ăn vừa đủ hay ăn ít để kiêng khem, chỉ chọn rau để ăn, không đụng đến chất đường chất béo... thì không có gì hại cho sức khỏe. Tất cả bệnh do tâm tham ăn uống sinh ra, đối trị bằng cách dùng ý chí diệt tâm tham, sẽ đạt được phương pháp vạn pháp do tâm diệt, nếu được như vậy thì không cần phải dùng đến hemoglobin HbA1c (yếu tố đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể).
3-Cơm nếp, xôi, gạo, mỡ, đường, vôi, muối..hay tất cả những chất nào đưa vào cơ thể đều làm biến đổi thành phần máu, theo đông y cần phải dùng khí để chuyển hóa mới là quan trọng, dùng thuốc chỉ là tạo phản ứng hóa học để phân hủy, làm hại đến chức năng khí hóa tự nhiên của cơ thể. Theo khí công chỉ có ý dẫn khí, khí dẫn huyết, cơ thể đầy đủ khi huyết cần phải tập để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa tạo phản ứng hóa học giữa các chất đúng và đủ thì cơ thể không bao giờ bị bệnh tật. Còn điều kiện tạo phản ứng hóa học (đông y gọi là sự khí hóa) giữa các chất đúng hay sai, thừa hay thiếu để gây ra bệnh, lệ thuộc vào chức năng khí hóa của tạng phủ ở mỗi người mỗi khác, do đó đông y khám bệnh là tìm ra sự mất quân bình khí hóa và điều chỉnh lại sự quân bình khí hóa cho mỗi người mỗi khác, nên không ai cần phải dựa vào nguồn tài liệu nào bên ngoài cơ thể ngũ hành tạng phủ, có chăng là dựa vào nguồn tài liệu xét nghiệm máu của từng bệnh nhân, quy về ngũ hành tạng phủ của đông y rồi tìm cách đối chứng trị liệu làm cho sự khí hóa trở lại quân bình, rồi cho bệnh nhân đi thử máu để kiểm chứng lại kết qủa sau khi trị liệu.
Thân
doducngoc