Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

315 - Hỏi cách chữa bệnh váng đầu, đau lưng, phân sống, bụng chướng đầy khí hay bị tiêu chảy


Hỏi:

Thưa thầy, hôm nay, có bệnh nhân này xin thầy phân tích cho con hiểu về bệnh tình và cách chữa:

Bệnh nhân 40 tuổi, hay bị đau lưng,váng đầu. Hai tháng nay bị phân sống,.Ăn vào mau đói nhưng chưa được bao nhiêu đã thấy no và bụng cứ chướng, Con thấy bụng đầy khí và chủ yếu ở dạ dày. Con có chỉ cho bệnh nhân tập bài kéo gối thì đau lưng giảm và rất dễ chịu, buổi sáng dậy không còn đau và cứng lưng nữa. Tuy nhiên, bệnh nhân có men gan tăng đã lâu và uống thuốc tây ổn một thời gian thì bị lại . Hiện tại men gan không cao lắm. lại thêm mỡ trong máu nữa. Họ ăn kiêng dữ lắm mà bệnh vẫn không đỡ, nhất là men gan và bụng chướng và hay bị đi ngoài. Con mong thầy giúp con. Đây là huyết áp của bệnh nhân:

Trước ăn sáng: Sau ăn sáng

tay trái:111/72/73 tay trái:113/64/89

tay phải: 103/61/77 tay phải: 112/65/86

chân trái: 140/78/87 chân trái: 136/88/89

chân phải: 125/84/73 chân phải: 145/87/87

Trước ăn trưa: Sau ăn trưa

tay trái:112/69/72 tay trái:109/60/85

tay phải: 97/55/76 tay phải: 102/62/85

chân trái: 144/87/75 chân trái: 143/84/82

chân phải: 122/85/72 chân phải: 145/87/87

Trước ăn tối: Sau ăn tối

tay trái:110/67/67 tay trái:107/57/84

tay phải: 105/57/72 tay phải: 106/63/83

chân trái: 144/73/80 chân trái: 145/84/88

chân phải: 121/87/80 chân phải: 138/83/86

Xin thầy giúp cho họ. Con cám ơn thầy

học trò Thanhcao

Trả lời :

A-Phân tích dấu hiệu bệnh theo ngũ hành :

Đau lưng thuộc thận.

Váng đầu do thiếu máu, áp huyết thấp, do tỳ vị hư

Hay bị đi ngoài phân sống do tỳ hư,.

Ăn vào mau đói, nhưng chưa được bao nhiêu đã thấy no và bụng cứ chướng do vị thực

Men gan và bụng chướng và mỡ trong máu do tâm và can hỏa suy.

So sánh áp huyết của 3 bữa ăn trong ngày để biết chức năng hoạt động tốt xấu của gan và bao tử :

So sánh chức năng gan bên áp huyết tay phải, một người khỏe mạnh không bệnh tật, sau khi ăn áp huyết ở tay phải cao hơn trước khi ăn, vì cơ thể phải tăng năng lượng để làm công việc chuyển hóa. Khi chuyển hóa và hấp thụ xong, áp huyết phải trở lại bình thường lúc nghỉ ngơi để sẵn sàng công việc chuyển hóa cho bữa ăn kế tiếp.

Để phân biệt chức năng tỳ vị hư hay thực :

Trước khi chưa ăn, bụng đau. Sau khi ăn bụng thấy dễ chịu không còn đau nữa, chứng tỏ tỳ vị hư, khi có năng lượng từ thức ăn bổ sung, nó khỏe lại mới hết đau, trường hợp này trước khi ăn áp huyết thấp sẽ tăng lên thành bình thường.

Ngược lại trước khi ăn không đau bụng, sau khi ăn bụng mới đau, chứng tỏ chức năng tỳ vị thực, sinh ợ chua, đầy hơi, bao tử nhiệt, áp huyết tăng cao. Nếu sau bữa ăn kế tiếp áp huyết tăng cao hơn nữa, bụng trướng căng cứng, cơ thể mệt, khiến men gan tăng cao để giúp tỳ vị chuyển hóa, nhưng tỳ vị không chuyển hóa, gọi là can vị bất hòa, men gan dư thừa làm ra bệnh gan.

Trường hợp của bệnh nhân này, so sánh sau khi ăn áp huyết tay phải lên tay trái xuống, do thức ăn có chất chua, hàn làm áp huyết tay trái xuống, thay vì bình thường sau khi ăn cơ thể cần tăng nhiệt và áp huyết tay trái tăng để chuyển hóa thức ăn, nhưng chức năng bao tử hư hàn, khiến cho áp huyết tay phải tăng lên để chuyển năng lượng sang bao tủ giúp tiêu hóa thức ăn, nên chức năng gan thay vì được nghỉ ngơi, chờ được hấp thụ chất bổ, thì nó lại phải làm việc qúa tải để sản xuất thêm men gan thành dư thừa khi bao tử không hấp thụ.

Điều đó chứng tỏ gan thiếu máu sinh choáng váng, do ăn nhiều chất chua, làm mất hồng cầu, và thiếu khí giúp gan làm công việc co bóp chế tạo men gan giúp tỳ vị chuyển hóa. Lại ăn những chất béo nhiều, mà men gan chỉ đủ giúp cơ thể hấp thụ ít, còn lại bao nhiêu bị loại bỏ tống ra ngoài, đông y gọi là chứng can tỳ bất hòa, và Gan hư do mẹ là thận hư, nên bị đau lưng.

Theo những dấu hiệu bệnh có liên quan đến gan, tâm, tỳ, đại trường, thận là đủ 5 hành bị bệnh, cần phảI điều chỉnh lại chức năng hỏa-thủy thông tam tiêu, hỏa là mẹ của thổ, thủy là mẹ của mộc, giúp cho mộc thổ hòa hợp đồng bộ để tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ làm tăng khí huyết, loại bỏ độc tố nhanh để men gan được hạ thấp.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Mỗi sáng uống thuốc bổ máu B12 hay Vitamine B-Complex.

2-Không được ăn chất chua hàn lạnh, ăn uống điều độ, vừa đủ, không no qúa không đói qúa.

Dùng thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn, ngậm 20 viên dưới lưỡi trước mỗi bữa ăn 30 phút, giúp kích thích mau đói, giúp thêm khí lực cho bao tử làm việc.

3-Sau mỗi bữa ăn uống nước quế pha mật ong thay nước trà. Dùng một ống quế chi bằng nửa điếu thuốc lá nấu với 1 lít nước cho sôi, đổ cất vào trong bình thủy cho quế thấm tan dần, mỗi khi dùng, rót ra 1 ly cho thêm 1 muỗng nhỏ mật ong khuấy đều rồi uống, giúp cho ấm bao tử, mạnh tim, ấm chân tay, tăng áp huyết.

4-Mỗi tối thứ 2,4,6 uống 3 viên Phan Tả Diệp (Senna Laxatif) giúp đi phân lỏng nát mầu đen hay xanh, để tẩy độc máu trong gan và làm hạ men gan. Ngược lại, tối thứ 3,5,7 uống 5 viên Ngũ Vị Tử để cầm tiêu chảy, làm tăng áp huyết, bổ não và thần kinh, và giúp làm hạ thấp men gan.Cả hai thuốc này uống đến khi nào đi ra phân dẻo, mầu vàng là gan đã khỏi bệnh, thì ngưng không dùng đến nữa.

Khí :

1-Tập 7 bài đầu khí công.

2-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần. làm mạnh tâm, phế, tăng áp huyết.

3-Sau mỗi bữa ăn 30 phút, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, làm tăng nhiệt cho bao tử, thông khí huyết toàn thân, giúp chức năng gan tỳ vị hòa hợp cùng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, thu nạp chất bổ vào máu tồn trữ trong gan và làm hạ men gan, cùng loại bỏ nhanh độc tố xuống theo đường tiêu tiểu.

4-Nằm úp, nhờ người khác ấn lưng, ép gối cho gót chân đụng mông khi thở ra, làm 10 lần mỗi bên, bài này gọi là tập thể Mệnh Môn để chũa đau lưng, tăng thận dương. Nếu không, tự bệnh nhân tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, vừa chữa được bệnh đau lưng vừa cung cấp máu lên nuôi não.

Cách chữa lưng - 24Oct10

http://video.yahoo.com/watch/8477402/22651156

Tập luyện khí công thường xuyên mỗi ngày cho đến khi đo áp huyết tăng lên đúng tiêu chuẩn so với lứa tuổi, sau đó có thể tập đầy đủ các bài khí công trong DVD để duy trì sức khỏe không bệnh tật.

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Thần :

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần, làm tăng áp huyết, tăng hồng cầu và thân nhiệt giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hoá. Nam đặt bàn tay trái lên mỏm xương ức, bàn tay phải đặt chồng lên trên. Nữ đặt tay ngược lại.

Cuốn lưỡi cong lên hàm trên sâu vào bên trong họng, nhắm mắt, ngậm miệng thở bằng mũi tự nhiên, chỉ cần theo dõi dưới bàn tay càng ngày càng nóng ấm, bụng mềm, cảm giác được bụng đang phồng lên xẹp xuống ở mỗi hơi thở vào thở ra, gọi là theo dõi hơi thở hay danh từ thiền gọi là Quán Tức. Khi đã quán tức đúng, bắt đầu chuyển sang đếm hơi thở phồng-xẹp từ 1 lần đến 10 lần, cứ theo dõi đếm hơi thở lập đi lập lại từ 1 đến 10 chồng lên, thí dụ 1-10, rồi lại 1-10 gọi là 20. rồi 1-10 gọi là 30, rồi 1-10 gọi là 40 cho đến 1-2 ngàn lần… cho đến bao giờ tâm tĩnh lặng rơi vào giấc ngủ mà quên đếm. Sáng hôm sau tỉnh dậy, mình nhớ mang máng hình như đếm được mấy trăm lần đã ngủ mất rồi, đó là bài tập thở để chữa bệnh mất ngủ rất hiệu nghiệm, cũng là bài tập thở để dưỡng thần, làm tăng hệ thần kinh miễn nhiễm phòng chống bệnh tật.

Thân

doducngoc