Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

320 - Nhiễm gan B, ngứa, nổi mụn trên mặt, chân tay lạnh do thiếu máu áp huyết thấp

Hỏi:

Thưa thầy con bị nhiễm gan B cách đây 10 năm, con đi thử máu bác sĩ nói tốt và không điều trị gì cả, hiện nay con hay bị dị ưng ngứa mắt và da mặt nổi nhiều mụn nhỏ.Thầy giúp con có phương pháp nào để chữa trị,con cám ơn Thầy nhiều

Thưa thầy con hàng ngày rất siêng năng tập các bài khí công của thầy nhưng gần đây xuất hiện hiện tượng là vào buổi đêm lúc ngủ con hay ngừng thở chồng con thấy vậy hay vỗ hoặc day nhẹ vào con. Con không biết là sao xin hỏi thầy chỉ giùm hay do con tập sai dẫn đến hiện tượng trên, con chờ sự chỉ dẫn của thầy,con chân thành cảm ơn Thầy!

Thưa thầy! con vừa đo sau khi ăn tối số đo như sau, tay trái 98/62/82 còn tay phải là 106/66/85 ngày hôm qua sau khi ăn con tập bài nạp khí trung tiêu và bài ép gối thở ra mền bụng như trong băng thầy hướng dẫn nhưng càng tập thì người con càng lạnh đi và cảm giác rét từ trong rét ra,sau đó con vội tập bài vỗ tay bốn nhịp để cho cơ thể ấm lại,tại sao lại như vậy con vẫn không hiểu con tập sai ở đâu?mà mắt của con thì cảm giác rất dát và có nhiều tia máu đỏ.,xin thầy chỉ giùm cho con them một lần nữa,những gì thầy dạy con ở những bài gửi trước con vẫn ghi sâu trong đầu .con cám ơn Thầy nhiều!

con Hồng

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Áp huyết đo bên tay trái thuộc chức năng bao tử thấp qúa do ăn nhiều thức ăn có chất chua như chanh cam, bưởi, yaourt, chất hàn lạnh như kem, nước đá, rau xanh, đậu xanh, giá, dưa leo..Còn áp huyết bên tay phải do chức năng gan cũng không đủ máu, thiếu oxy nên máu chứa trong gan bị hư hại biến chất. Áp huyết của cháu thấp hơn tiêu chuẩn so với tuổi như bảng dưới đây :

90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Trường hợp áp huyết có số đo, tay trái 98/62/82 còn tay phải là 106/66/85 theo kinh nghiệm của khí công giải thích, những người có nhịp tim từ 70-80 là bình thường, tạo cho cơ thể ấm, không nóng không lạnh, nhưng nếu số đo nhỏ dưới 70 cơ thể lạnh gọi là bị hàn, nếu có số đo cao hơn 90 cơ thể nóng gọi là bị nhiệt, n ên khi cầm bàn tay một người thấy lạnh thấy nóng..., nếu người nào có nhịp đập 120 là cơ thể đang bị nhiễm vi trùng virus làm thành sốt. Ngược lại, đây là điều quan trọng theo đông y khí công là bệnh hư hàn giả nhiệt và bệnh hư nhiệt giả hàn là loại bệnh nan y khó chữa, nếu số đo là nhiệt, mà bàn tay và cơ thể lạnh, hoặc số đo là hàn mà bàn tay và cơ thể là nóng. Đó là những bệnh do thiếu máu vì áp huyết thấp và những bệnh ung thư thường gặp.

Khi gặp trường hợp giả hàn giả nhiệt thì kết qủa của số đo áp huyết chỉ là áp huyết giả do cơ thể tự điều chỉnh để giữ mạng sống tạm thời. Thầy thuốc đông y khi bắt mạch cũng biết ngay là bệnh thiếu khí huyết trầm trọng, nhưng không chứng minh được nó trầm trọng nguy hiểm đến độ nào bằng con số cụ thể rõ rệt như tây y. Phương pháp khí công có cách tính tìm ra áp huyết thực, vì thiếu máu không đủ tuần hoàn trong cơ thể nên nhịp tim phải bơm nhanh hơn bình thường (=75) như ở trên tay trái là 82, như vậy tim đã phải đập nhanh hơn 7 nhịp, vậy nếu muốn có nhịp tim 75 thì áp huyết thực sẽ là 98-7=91 (hay 91/62mmHg mạch 75), tay phải áp huyết thật cũng sẽ là 96/66mmHg mạch 75.

Những người lớn tuổi có áp huyết thấp như trẻ em sẽ là nguyên nhân phát sinh ra bệnh ung thư nếu để bệnh kéo dài 5-10 năm mà áp huyết vẫn không tăng lên, có nghĩa là cơ thể thiếu khí huyết trầm trọng, cần phải bổ máu bằng vitamine B12. Những dấu hiệu cơ thể thiếu B12 trầm trọng làm đau miệng và lưỡi, mất sức, suy nhược, mệt mỏi, rối loạn tâm thần, mất ngủ, ngứa, đau nhức các dây thần kinh, thoái hóa cột sống, tê các dây thần kinh vận động, đau bụng khi hành kinh, kinh không đều, mất trí nhớ, nhức mỏi mắt, mờ mát.

Chức năng chính Vitamin B12 giúp trong việc hình thành tế bào máu đỏ và vỏ bọc thần kinh. Nó làm tăng năng lượng, thúc đẩy tăng trưởng, giữ cho tâm trí h ưng phấn giúp hệ thống hoạt động miễn dịch và có thể ngăn ngừa bệnh tim. Vitamin được điều trị bệnh thiếu máu có hiệu quả trong điều trị bệnh Alzheimer.

B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Cần uống thuốc bổ máu loại Vitamine B12 ống uống (buvable) hay loại Swical Energy có chứa B1,1,3,5,6,12, sắt, sâm....mỗi ngày uống 1 ống vào buổi sáng.

2-Ăn những thức ăn tạo máu như thịt bò, fromage, gan bò, trứng cá, sò huyết, hải sâm, lẩu đồ biển... kiêng ăn những thức ăn chua, lạnh.

3-Trước bữa ăn uống 1/2 ly nước trà gừng mật ong, sau bữa ăn uống tráng miệng bằng 1 ly nước quế ngâm với mật ong. Mua 1 gói quế chi có bán ở tiệm thực, (quầy bán gia vị đóng gói), lấy 1 ống nhỏ bằng 1/2 điếu thuốc lá ngân trong 1 ly nước sôi suốt ngày cho tan quế, khi uống lấy 1/2 ly hâm nóng rồi pha ít mật ong khuấy đều uống, giùp ấm bụng, ấm cơ thể, tiêu hóa tối, tăng thân nhiệt và áp huyết. Nếu cơ thể còn lạnh, chân tay lạnh không cảm giác, tối uống thêm quế mật ong.

Khí :

1-Tập theo băng khí công trong lớp, chọn những bài làm tăng áp huyết như : 7 bài đầu khí công chỉnh hệ thần kinh, Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, Cúi ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần, Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần sau mỗi bữa ăn, sau đó tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng chậm từ từ, 50 lần, chú ý cho bụng mềm xẹp xuống, và thổi ra nhẹ từ từ, để cho máu lưu thông kịp với động tác, thì không bị lạnh chân tay và mệt, sau khi tập xong, thì cuốn lưỡi ngậm miệng giữ khí để cơ thể tăng nhiệt và không bị tụt áp huyết.

2-Mỗi tối, tắm ngâm người 30 phút trong bồn tắm nước nóng pha với 2 muỗng lớn bột gừng, làm ấm người, giúp khí huyết lưu thông dễ dàng, giảm đau nhức do lạnh, sợ lạnh.

Thần :

Còn phần tĩnh công thở thiền sai, không được nén hơi, hay dẫn hơi thở đi đâu, hay ngưng tụ hơi thở.

Thiền là thở tự nhiên bằng mũi, chỉ dùng phương pháp theo dõi hơi thở phồng-xẹp ở bụng, gọi là quán tức, rồi tránh cho tâm suy nghĩ ý chạy lung tung, nên phải tập đếm hơi thở phồng-xẹp liên tục, gọi là sổ tức, hai phương pháp này đều chú ý đến tâm thức, hay gọi là thở bằng tâm ý, không chú ý hay cố ý thở.

Vừa quán tức vừa sổ tức thì lúc nào hơi thở cũng liên tục không bị mất hơi thở.

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở theo dõi hơi thở ở Đan Điền Thần, làm tăng áp huyết, tăng hồng cầu và thân nhiệt giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hoá. Nam đặt bàn tay trái lên mỏm xương ức, bàn tay phải đặt chồng lên trên. Nữ đặt tay ngược lại.

Cuốn lưỡi cong lên hàm trên sâu vào bên trong họng, nhắm mắt, ngậm miệng thở bằng mũi tự nhiên, chỉ cần theo dõi dưới bàn tay càng ngày càng nóng ấm, bụng mềm, cảm giác được bụng đang phồng lên xẹp xuống ở mỗi hơi thở vào thở ra, gọi là theo dõi hơi thở hay danh từ thiền gọi là Quán Tức. Khi đã quán tức đúng, bắt đầu chuyển sang đếm hơi thở phồng-xẹp từ 1 lần đến 10 lần, cứ theo dõi đếm hơi thở lập đi lập lại từ 1 đến 10 chồng lên, thí dụ 1-10, rồi lại 1-10 gọi là 20. rồi 1-10 gọi là 30, rồi 1-10 gọi là 40 cho đến 1-2 ngàn lần… cho đến bao giờ tâm tĩnh lặng rơi vào giấc ngủ mà quên đếm. Sáng hôm sau tỉnh dậy, mình nhớ mang máng hình như đếm được mấy trăm lần đã ngủ mất rồi, đó là bài tập thở để chữa bệnh mất ngủ rất hiệu nghiệm, cũng là bài tập thở để dưỡng thần, làm tăng hệ thần kinh miễn nhiễm phòng chống bệnh tật.

Thân

doducngoc