Hỏi:
Con cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi, con xin hỏi thêm là huyết áp con sáng sớm đó thì thường 130/85/78 sau khi tập thở (thổi đèn cầy thì huyết áp xuống 115/80/77, con năm nay 47 tuổi, lúc trước thì hay nhức đầu nhưng từ khi tập thở, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng thì con thấy đã bớt nhiều, và con đã ngừng uống thuốc cao huyết áp, con chỉ tập thở, Kéo Gối, Vỗ Tay 4 Nhịp, thì thấy khả quan hơn không còn nhức đầu, và cho con hỏi :
1-Như vậy con có cần uống Sơn Tra nữa không, (con không bị mỡ trong máu)
2-Nếu con ăn cháo Ý Dĩ thì ăn trong bao lâu, lúc trước anh Thọ (để tử của thầy) có cho con Ý Dĩ và Phục Linh con nấu ăn thì ngày đầu con đi tiêu phân lòng nhưng đến mấy lần sau thì lại khó đi tiêu và đau bụng, cho nên con lại ngưng không dám ăn nữa, như vậy thì theo thầy con ăn cháo ý dĩ phải ăn trong bao lâu?
3-Con hay đi tiểu đêm (2 lần mỗi đêm) và luôn đau ở thắt lưng, như vậy còn có bị thận yếu không thưa thầy.
4-Các khớp gối, khuỷu tay bị đau, ngón chân hay bị tê, cục xương gần ngón chân cái hay bị buốt và nhức lắm, con không biết tại sao. nhờ thầy chỉ dùm, con có làm massage xoa bóp nắn các ngón chân bàn chân, lăn chân trên bàn lăn có gai mua ở chợ tàu mà vẫn không hết bịnh.
Xin thấy chỉ cách dùm con, cảm tạ thầy nhiều.
con Loan
Trả lời :
Nguyên nhân và cách chữa :
Các bài tập khí công để điều chỉnh khí huyết cũng có nghiã là điều chỉnh sự điều tiết hormon trong cơ thể để chữa bệnh gọi là nội dược nên nó cũng tương đương như thuốc uống ngoại dược mà không có phản ứng phụ, nên mỗi bài tập có tính chất chữa những bệnh khác nhau.
Trong cơ thể có hai loại bệnh mâu thuẫn nhau nên đông tây y khó chữa dứt hẳn được hai bệnh, giống như môt cái chăn đắp ngắn qúa, đắp được lên đầu cho ấm thì chân bị lạnh, đắp được chân ấm thì đầu bị lạnh, đó là bệnh áp huyết và bệnh đau nhức phong thấp các khớp.
Theo đông y, khí huyết thông thì không đau nhức, khi đau nhức thì khí huyết bị tắc không thông, nên đông y có câu : thông thì bất thống, thống thì bất thông.
Muốn chữa được hết cái đau, đông tây y cho uống thuốc tăng khí huyết làm máu lưu thông nhanh mạnh, hậu qủa là làm tăng áp huyết. Khi uống thuốc làm hạ áp huyết thì khí huyết lưu thông chậm lại, nhịp tim chậm, áp huyết thấp, hậu qủa lại làm đau nhức các khớp, ngược lại, nếu cho thuốc giảm đau an thần là làm hạ thấp độ nhạy cảm thần kinh, hạ thấp hệ thống thần kinh miễn nhiễm phòng chống bệnh tật, nên các khớp bị thoái hóa sưng phù nề mà vẫn khong cảm thấy đau, vô tình bệnh đau nhức thấp khớp không được chữa, lâu ngày bị nặng thêm làm thoái hóa xương khớp phải cưa mổ oan uổng.
Nếu đông tây y phối hợp với tập luyện thể dục hay khí công, thì chỉ cần chữa một bệnh bằng thuốc, một bệnh bằng tập luyện thì bệnh mau khỏi, không bị phản ứng hóa học tạo ra phản ứng phụ giữa hai loại thuốc điều trị. Thí dụ vẫn uống thuốc hạ áp huyết, nhưng cần phải tập thể dục vận động cho khí huyết lưu thông các khớp. Hay ngược lại, vẫn uống thuốc làm tăng lưu thông khí huyết để thông các khớp, và tập luyện khí công làm hạ áp huyết…
Còn không muốn dùng ngoại dược, thì tập khí công để kích thích nội tiết hay nội dược (system de l’endrocrine) cũng tương đương như ngoại dược mà không có phản ứng phụ.
1-Uống Sơn Tra :
Công dụng của Sơn Tra làm giảm cholesterol, tiêu mỡ, giảm mập, hạ áp huyết. Trường hợp tập khí công đã làm hạ áp huyết, nếu uống Sơn Tra sẽ làm hạ áp huyết thêm, khi áp huyết xuống thấp dưới tiêu chuẩn sẽ bị đau nhức thấp khớp.
2-Uống Ý Dĩ-Phục Linh :
Ý Dĩ có công dụng tháo thấp, rút khí ẩm thấp ngưng trệ ở hạ tiêu, là nguyên nhân làm sưng đau phù nề, thoái hóa các khớp, thêm Phục Linh có công dụng thẩm thấu sâu vào khe kẽ các khớp để rút thấp hàn nhiệt ra đi theo đường tiểu chứ không theo ra đường phân, do đó khi ăn Ý Dĩ Phục Linh sẽ đi tiểu nhiều, nhưng ăn nhiều cơ thể sẽ mất nưóc nên không được lạm dụng ăn lâu ngày sẽ bị táo bón. Hai vị thuốc này có công dụng chữa phù nước, thủy thủng, khi bấm vào da thịt bị lõm xuống không nổi lên, còn phù khí khi bấm vào thịt lõm xuồng rồi nổi lên liền.
3- Đi tiểu đêm và đau lưng :
Do thận dương hư, vì thận chủ dương khí toàn thân, khi bị suy yếu thì dương khí toàn thân hư, đông y gọi là Mệnh Môn hỏa bất túc, có dấu hiệu hai chân lạnh, đau lưng gối lạnh, mỏi, yếu, sợ lạnh, mình nặng nề, khí nghịch, bụng đầy, hay đi tiểu đêm, nước tiểu trắng, đại tiện ra phân nhầy và hay đi vào lúc gần sáng, miệng nhạt không khát, suyễn, mặt xạm đen, gầy còm, áp huyết thấp, lưỡi nhạt, rêu trắng trơn.
Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh : Uống Phụ Tử Lý Trung Hoàn, ngày 3 lần, mỗi lần 20 viên. Không được uống nhiều nước và không được uống nước trước khi đi ngủ, là nguyên nhân bị đi tiểu đêm.
Khí : Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần sau mỗi bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Thần : Trước khi đi ngủ nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần.
4- Đau nhức tê buốt các khớp :
Như đã giải thích ở trên, thông thì bất thống, thống thì bất thông. Thông ở đây có nghĩa khí huyết trong kinh mạch lưu thông trôi chảy từ đầu đường kinh tới cuối đường kinh, không bị thiếu, bị tăc nghẽn ở một nơi nào. Dùng dụng cụ massage gan bàn chân chỉ kích thích thông tại chỗ chỉ là chữa ngọn bên ngoài, nên không có kết qủa.
Đông y khí công vừa chữa ngọn vừa chữa gốc theo đường kinh mạch và tập động công cho khí huyết lưu thông.
Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh : Uống Quế Phụ Bát Vị mỗi lần 20 viên, ngày 3 lần giúp ấm cơ thể và tay chân. Sau bữa cơm uống trà quế mật ong làm ấm cơ thể, mạnh bao tử và mạnh tim tăng áp huyết và nhiệt lượng cho cơ thể.
Khí : Tìm điểm đau châm nặn máu, nặn chỗ châm đến khi ra máu đỏ và loãng chảy dễ thì kinh mạch hết bị tắc sẽ hết đau.
Nắn huyệt thông đường kinh theo video clip hướng dẫn :
Cách chữa chân - 24Oct10
http://video.yahoo.com/playlist/102616858
Tập những bài về chân theo DVD giúp máu lưu thông :
Vỗ đập chân
http://video.yahoo.com/watch/7803746/20655141
Vuốt chân, vỗ đập chân
http://ca.video.yahoo.com/watch/7797263/20633646
Dậm chân
http://ca.video.yahoo.com/watch/7796736/20623310
Thần : Trước khi đi ngủ nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần.
Thân
doducngoc