2010-09-20 16:09:49 CRIonline
Bác sĩ Vu Kháng của Khoa Dinh dưỡng, bệnh viện Hợp Hòa, Bắc Kinh cho biết: uống trà gừng là một biện pháp chống lạnh và phòng chống cảm cúm phổ biến trong dân gian. Thực ra trà gừng không chỉ có những tác dụng đó. Vừa bước vào mùa đông, những người bị cao huyết áp, do người khó chịu, huyết áp dễ tăng lên, khi huyết áp tăng lên, có thể ngân châm vào chậu nước gừng nóng khoảng 15 phút, có thể giúp cho sự tuần hoàn của máu, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp. Ngâm chân bằng nước gừng không những đỡ lạnh, xúc tiến sự tuần hoàn của máu, mà đối với những người chân ra nhiều mồ hôi cũng rất tốt. Khi ngâm chân cho ít muối và dấm, ngâm xong lau khô chân, bôi ít phấm rôm sẽ không có mùi hôi.
Ngoài cảm cúm, đau họng cũng là loại bệnh mà chúng ta thường mắc phải trong mùa đông, nếu như chúng ta cho it́ muối vào nước gừng uống mỗi ngày 2-3 lần như uống nước trà, và uống thường xuyên có thể tiêu đờm. Đối với những người bị suy nhược thần kinh, Trung y cho rằng, mỗi ngày vào buổi tối và buổi sáng trước khi ăn cơm uống một bát nước gừng nóng, đồng thời kiên trì uống một thời gian sẽ có tác dụng bổ khí, tỉnh táo, cải thiện cho giấc ngủ. Những người bị loét miệng, nếu như kiên trì mỗi ngày lấy nước gừng nóng xúc miệng 2-3 lần sẽ lành được được chỗ bị loét.
Bước vào mùa đông có rất nhiều người bị viêm đường hô hấp. Muốn phòng chống và điều trị bệnh viêm đường hô hấp nên chú ý những điểm sau đây:
Thứ nhất là phải tránh không bị lạnh. Vì khi chúng ta bị lạnh, mạnh máu trong đường hô hấp bị co lại, việc cung cấp máu sẽ giảm đi, sức đề kháng của một bộ phận nào đó trong cơ thể sẽ hạ xuống, khiến cho vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể.
Hai là phải bảo đảm cho không khí trong nhà lưu thông, bởi vì, không khí trong lành có thể khiến cho trong nhà đỡ ẩm và làm loãng sự ô nhiễm trong phòng. Nên định giờ mở cửa cho không khí lưu thông; Cho ánh nắng chiếu vào trong nhà, bởi vì tia tử ngoại trong ánh nắng có tác dụng diệt trùng; Bạn cũng có thể đun nóng dấm ăn, rồi để trong phòng cho bốc hơi, cũng đạt được hiệu quả diệt trùng.
Ba là bổ xung dinh dưỡng. Nên uống nhiều nước và bổ xung một lượng Vitamin thích hợp, chú ý bổ xung những lọai thức ăn giàu dinh dưỡng như: cá, thịt, trứng, sữa v.v để tăng cường sức đề kháng; Ăn nhiều những loại rau xanh và hoa quả giàu chất Vitamin có thể bão hòa được những độc chất trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Mùa đông khí hậu khô hanh, trong khí bụi bặm nhiều, làm ảnh hưởng đến niêm mạc của mũi, nên uống nhiều nước, để giữ độ ẩm cho niêm mạc mũi, tránh sự xâm nhập của vi trùng, mà còn có lợi cho việc thở ra những độc chất trong cơ thể.
Bốn là chú ý quy luật trong sinh hoạt. Phải ngủ cho đủ giấc. Sinh hoạt không có quy luật, sẽ làm giảm sức đề kháng. Ngủ đủ giấc làm có thể làm tiêu tan sự mệt nhọc, điều tiết các chức năng trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Năm là tăng cường rèn luyện sức khỏe. Rèn luyện có thể tăng cường sự tuần hoàn của máu, nâng cao sức đề kháng. Nhưng trong những ngày có sương mù không nên rèn luyện sức khỏe ở ngoài trời, bởi vì trong sương mù không những có nhiều chất độc hại, mà hơi nước nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi không khí của phổi.
Sáu là phải giữ gìn vệ sinh, và bảo vệ sức khỏe. Phải thường xuyên rửa tay, xúc miệng, khi tay bẩn không nên xoa lên mặt, mắt, mồm v.v, Khi đi ra ngoài nên đến những nơi không khí lưu thông, không nên đến những nơi công cộng đông người.