Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Bài 417 : Nguyên Nhân và Triệu Chứng Thiếu Máu Trong Khám và Định Bệnh. Chữa Bệnh Khi Chưa Bệnh của Đông Y Khí Công.

Phần 1 : Nguyên Nhân và Triệu Chứng Thiếu Máu Trong Khám và Định Bệnh

Theo Giáo Sư Bác Sĩ Lương Phán (cựu giám đốc Bệnh Viện Nguyễn Trãi, Saigon) định nghĩa Bệnh Thiếu Máu :

Giảm khối lượng hồng cầu hay đơn giản hơn giảm hémoglobin lưu hành : chính tỷ lệ hémoglobin thể hiện chính xác nhất mức độ thiếu máu.

A-Thường thì nguyên nhân thiếu máu rất rõ và thiếu máu chỉ là triệu chứng trong một bệnh cảnh đặc biệt :

Xuất huyết. Nhiễm khuẩn huyết. Viêm màng trong tim. Ngộ độc. Suy dinh dưỡng. Tình trạng suy yếu. Ung thư. Suy thận. Bệnh máu bạch cầu. Ban xuất huyết.

B-Ngoài những trường hợp nói trên, xét nghiệm chính xác về huyết học rất cần thiết :

Đếm huyết cầu.

Định lượng Hémoglobin (bình thường ở đàn ông 14-15g/100ml) ở phụ nữ 12-13g, ở phụ nữ mang thai 10-11g)

Thể tích trung bình của hồng cầu : bình thường 85-95micro-mét khối do đó có :

-Thiếu máu hồng cầu bình thường.

-Thiếu máu đại hồng cầu trên 100micro-mét khối.

-Thiếu máu tiểu hồng cầu ; dưới 80micro-mét khối.

Trọng tải Hémoglobin bình thường 32-36% do đó có :

-Thiếu máu đẳng sắc, thiếu máu nhược sắc.

Đếm hồng cầu lưới : bình thường 25000-100000, tức 0.5-2% do đó có :

-Thiếu máu có tái tạo (tăng hồng cầu lưới dương tính)

-Thiếu máu không tái tạo

Sắt- huyết thanh bình thường 70-80găma/100ml do đó có :

-Thiếu máu bệnh sắt, thiếu máu giảm sắt, thiếu máu tăng sắt.

Tìm dấu hiệu tan máu bilirubin-huyết tự do

Đếm bạch cầu và tiểu cầu.

Tủy đồ.

Có thể phân loại bệnh thiếu máu theo cơ chế sinh bệnh học :

1-Thiếu máu do mất hồng cầu qúa nhiều.

2-Thiếu máu do hồng cầu sinh sản thiếu.

Trường hợp Mất Qúa Nhiều Hồng Cầu :

Xuất huyết :

Xuất huyết cấp gây ra thiếu máu đẳng sắc với dấu hiệu tái tạo : hồng cầu không đều và tăng hồng cầu lưới.

Xuất huyết it nhưng nhiều lần, cuối cùng rồi cũng gây ra thiếu máu giảm sắc (nhược sắc).

Tan máu :

Thiếu máu đẳng sắc có tái tạo :

-Do dị dạng của hồng cầu

-Bệnh tiểu hồng cầu tròn do di truyền (ở bệnh lách to)

-Tăng hồng cầu hình bầu dục.

-Huyết cầu tố dị thường, tăng hồng cầu hình kiềm...

-Thiếu G6PD = Glucoz-6-Phosphate-Dehydrogenaza.

Do nguyên nhân ngoài hồng cầu :

-Chất độc, nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng, miễn dịch học, đồng kháng thể hay kháng thể tự có : tăng năng lách to, tan máu cơ học van tim giả.

Thiếu máu do hồng cầu sinh sản thiếu : (thiếu tạo hồng cầu)

Thiếu máu luôn luôn không tái tạo :

Biến chất của tủy xương :

-Bất sản của tủy (giảm huyết cầu toàn thể)

-Di căn vào tủy : bệnh bạch cầu, ung thư.

-Xơ hóa tủy do lách to, lách-tủy (splénomégaliemyéloide)

-Thiếu sắt, thiếu máu giảm sắt vì hồng cầu :do cung cấp thiếu ở trẻ sơ sinh, do hấp thụ kém, do xuất huyềt ẩn.

Thiếu máu "viêm" : thiếu máu đẳng sắc, hồng cầu bình thường với sắt huyết thanh thấp, nếu tình trạng viêm kéo dài thiếu máu vì hồng cầu và giảm sắc :

-Nhiễm khuẩn kéo dài, thấp khớp viêm, ung thư.

Thiếu Vit. B12 : thiếu máu đại hồng cầu, nguyên hồng cầu khổng lồ trong bệnh Biermer, hấp thụ kém, cắt toàn dạ dày, bệnh sán botriocéphalus.

Thiếu acid Folic : thiếu máu đại hồng cầu có hoặc không có nguyên hồng cầu khổng lồ ;

-Hấp thụ kém, thai nghén, xơ gan, thuốc kháng folie, nghiện rượu.

Thiếu protid như suy dinh dưỡng, lao, nhiễm khuẩn.

Suy tuyến giáp : thường là thiếu máu đại hồng cầu.

Suy thận : thiếu máu đẳng sắc hồng cầu bình thường : do vô niệu, suy thận mãn.

Thiếu máu nguyên bào sắt, tăng sắt-huyết.

Giảm nguyên hồng cầu : do di truyền, do tình trạng gần bị ung thư.

Phần 2 : Chữa Bệnh Khi Chưa Bệnh của Đông Y Khí Công.

Nhờ máy đo áp huyết so sánh với áp huyết tiêu chuẩn của khí công theo lứa tuổi :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Chúng ta sẽ tìm ra ngay được nguyên nhân bệnh thiếu máu khi áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn, và phân tích nguyên nhân bệnh thiếu máu theo tây y gồm có những nguyên nhân :

1-Do Di truyền từ cha mẹ :

Có bệnh thiếu máu, nghiện rượu, cơ thể có chứa độc tố, chức năng lách to, ung thư, thiều máu do tủy bất sản...nếu ham có con, sẽ tạo ra đứa con nhiều bệnh tật. Muốn có con khỏe mạnh, cần phải kiểm chứng khí huyết của cha mẹ xem khí huyết có đủ tiêu chuẩn theo lứa tuổi của khí công hay không.

2-Theo cách Khám Bệnh và Định Bệnh của Khí Công Y Đạo dựa trên 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần vừa để tìm nguyên nhân và vừa để chữa bằng cách điều chỉnh lại 3 yếu tố đã gây ra bệnh :

Điều chỉnh Tinh :

Nếu ăn những chất chua hàn lạnh và theo dõi áp huyết sẽ thấy áp huyết thấp dần, ngược lại khi ăn những thức ăn có chất sắt chất bổ máu áp huyết sẽ tăng dần.

Như vậy nguyên nhân gây thiếu máu áp huyết thấp do ăn uống sai lầm, do ăn kiêng khem, suy dinh dưỡng, ăn không đủ số lượng chất bổ để nuôi cơ thể, và đủ máu đi nuôi tất cả các tế bào.

Điều chỉnh Khí :

Công thức máu là oxyde sắt tam Fe2O3. Nếu cơ thể thiếu máu hay mất máu, đã được truyền máu, nhưng máu cần oxy để bảo quản và duy trì công thức máu, Nếu cơ thể không tiếp thu được nhiều oxy bằng cách tập thể dục thể thao giúp cơ thể có nhiều oxy để tiêu diệt tế bào bệnh, làm hưng phấn chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn và duy trì bảo vệ máu không bị mất oxy và chống nhiễm trùng. Muốn tăng tính hấp thụ và chuyển hóa cần tập hai bài tập quan trọng của khí công :

Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, và bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút giống như loài nhai lại, kích thích chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, giúp cơ thể sinh hóa và chuyển hóa tốt.

Có 2 cách áp dụng hai bài tập này :

a-Sau khi ăn 30 phút, đo áp huyết 2 tay, nếu thấp hơn tiêu chuẩn thì tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, rồi đến bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng. Sau khi tập xong 10 phút đo lại áp huyết nếu còn thấp, tập lại bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần.

b-Trước khi tập, đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn thì tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần trước rồi tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần sau.

Điều chỉnh Thần :

Một vị thiền sư đã qủa quyết sự ich lợi của thở thiền sẽ khỏi bệnh :

Thiền theo hơi thở hoặc trì niệm cho đến nhất tâm bất loạn, nếu không giải thoát thì cũng đặng vãng sanh. Còn việc trị bệnh thì để người chưa biết tu hay bác sỉ, thầy thuốc, mà kiếm sống vậy.

Nên nhớ rằng :''Niệm Chú, niệm Phật không ngừng nghỉ khỏi tốn tiền hoặc mổ xẻ đau đớn mà vẫn hết bệnh "MĐ cam đoan không sai !

Hơn nữa ngồi thiền tự dẫn khí điều phục được tâm an ổn thanh tịnh, tự nhiên biết cách giải trừ bệnh tật quyết không sai .

Chỉ vì thiếu tự tin mà phải nhờ người trị bệnh hay mổ xẻ sanh đau đớn .

Họ mổ xẽ mình họ có đau đớn gì đâu, cho nên họ rất sẳn sàng .

Còn đến phiên họ bị mổ xẻ thì họ sẽ sợ hãi thế nào ?

Minh Đức .

Do đó môn Khí Công Y Đạo có phương pháp hướng dẫn cách thở thiền để tự chữa bệnh bằng cách điều khí với thần hòa hợp.

Theo dõi hơi thở đến chỗ "nhất tâm bất loạn" bằng cách cột tâm trụ vào một điểm chữa bệnh là làm tăng áp huyết ở Đan Điền Thần nếu áp huyết thấp, hoặc trụ tâm ở một điểm Đan Điền Tinh nếu áp huyết cao. Thay vì thở thiền ngồi lúc ban ngày, thì tập thêm bài thở thiền nằm, trước khi đi ngủ 30 phút, sẽ làm tăng hồng cầu, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa, tăng tính miễn nhiễm, loại bỏ độc tố trong cơ thể theo đường bài tiết nhanh, cột tâm ờ điểm Đan Điền Thần hay Đan Điền Tinh điều chỉnh được áp huyết tăng hay giảm, giúp cơ thể chống mệt mỏi, an thần ngủ ngon.

Phần 3 : Chữa bệnh khi chưa bệnh .

Đối với tây y khi có bệnh mới chữa thì đã qúa muộn. Do đó cần phòng bệnh bằng cách tự mình theo dõi kết qủa đo áp huyết hay xét nghiệm máu sẽ thấy được dấu hiệu đang bị bệnh như :

Ở tuổi lảo niên, có số đo áp huyết tiêu chuẩn là :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nhưng khi mình thấy cơ thể lão suy, mệt mỏi, mất sức, khó ngủ, tiêu hóa kém,, đo áp huyết từ 140, một vài tháng sau cứ xuống dần 135, bác sĩ nói tốt, xuống đến 130, bác sĩ nói tốt, đến 125 bác sĩ nói tốt quá, đến 115 bác sĩ nói tốt qúa, đến 110 cũng tốt qúa, đến 105 bác sĩ nói quả1à tốt, không bao giờ sợ bị tai biến mạch máu não, xuống đến 100 bác sĩ nói qúa lý tưởng, mọi người đều ao ước có số đo áp huyết lý tưởng như bác. Đến 95, là do hậu qủa của việc dùng thuốc trị bệnh cao áp huyết kéo dài, bệnh nhân đi cấp cứu ở bệnh viện mới biết bệnh nhân bị xuất huyết nội tạng và ung thư.

Tôi đã có một người bạn vẫn uống thuốc chữa cao áp huyết, thỉnh thoảng có đến tôi khám xem tại sao dạo này anh hay mệt, tôi đo áp huyết và đã cảnh báo anh mỗi lần áp huyết thấp dần, anh lại đi khám một bác sĩ gia đình là một người bạn rất thân với anh để lưu ý với anh sự khuyến cáo của cách khám bệnh đông y khí công. Hôm sau anh lại đến tôi cho biết bác sĩ bạn anh cho biết áp huyết tốt, một tuần lễ sau anh mệt phải nhập viện và đã lìa bỏ thế gian trong một cơn hôn mê sâu.

Đối với đông y khám bệnh bằng bắt mạch cũng đã thấy khí huyết suy yếu dần, còn đối với Khí Công Y Đạo khám bệnh bằng máy đo áp huyết cũng đã thấy bằng con số cụ thể, khí huyết suy yếu, nên cả hai phương pháp đông y, và KCYĐ cũng đã phải chữa cho bệnh nhân phục hồi lại khí huyết cho lên đủ tiêu chuẩn, đó là cách chữa bệnh khi chưa bị bệnh là phương pháp phòng ngừa bệnh kịp thời.

Còn nếu theo dõi bệnh khi thử máu theo tiêu chuẩn y khoa, tuy các chỉ số thử nghiệm đều nằm trong tiêu chuẩn thì bác sĩ kết luận là tốt, nhưng bác sĩ không theo dõi diễn tiến từ đầu đến cuối để thấy có sự thay đổi giảm từ từ gần lọt ra ngoài tiêu chuẩn, sau mỗi lần thử máu, thí dụ như :

Bạch cầu : (giới hạn bình thường từ 4.5 - 10.5 ) thử nghiệm lần thứ nhất 8.0. lần thứ hai 5.0, theo lý thuyết tây y thì tốt chưa bị bệnh, đối với đông y hay khí công là đã có dấu hiệu bệnh, cần phải chữa trước khi nó bị bệnh, nếu không, khi thử nghiệm lần thứ ba bạch cầu xuống đến 3.0 tây y mới kết luận là ung thư thì qúa muộn.

Tương tự đối với hồng cầu cũng vậy :

Hồng cầu : (giới hạn bình thường từ 4.20 - 5.4 ) thử máu lần thứ nhất 5.0, lần thứ hai 4.3, đó là dấu hiệu bệnh khi chưa bệnh, đông y hay khí công đã cần phải chữa trước khi chưa bệnh, nếu không đến khi thử nghiệm lần thứ ba hồng cầu xuống 3.8, tây y mới kết luận thiếu máu hay ung thư.

Bệnh thiếu máu được xác định rõ nhất là xét nghiệm khối lượng hạt máu gọi là Hematocrit. (Hct.)

Hct : (giới hạn bình thường từ 37-47), thí dụ khi thử máu lần thứ nhất 43, lần thứ hai 38, theo đông y hay khí công đã thấy dấu hiệu bệnh, cần phải chữa, nếu không chữa phòng ngừa bệnh, đến khi thử máu lần thứ ba, nó xuống thấp lọt ra ngoài tiêu chuẩn như 30, thì tây y kết luận ung thư thì qúa muộn.

Đối với phương pháp tự khám để biết tình trạng khí huyết trong cơ thể mình bằng máy đo áp huyết là cách đơn giản nhất và chúng ta nên nhớ rằng đối với tây y không phân loại áp huyết theo tuổi nên giới hạn của áp huyết nằm trong khoảng 100 đến 140 là tốt, vì thế mà chúng ta không để ý áp huyết thay đổi trong khoảng tiêu chuẩn này, bỗng dưng từ tiêu chuẩn thấp tăng dần lên tiêu chuẩn cao hay ngược lại từ tiêu chuẩn cao giảm dần xuống tiêu chuẩn thấp, thì khi xét nghiệm máu, hồng cầu hay bạch cầu hay khối lượng hạt máu cũng thay đổi từ tiêu chuẩn cao xuống tiêu chuẩn thấp hay từ tiêu chuẩn thấp tăng dần lên tiêu chuẩn cao. Đông y khí công đã thấy trước tiến trình hình thành bệnh khí huyết thuộc thực chứng hay hư chứng cần phải chữa ngay khi nó chưa trở thành bệnh nặng.

Cũng vì lý do này, khi một người hỏi bệnh, KCYĐ không cần đến kết qủa thử máu làm tốn tiền bệnh nhân, chỉ cần bệnh nhân cho biết số đo áp huyết ở 2 tay, trước và sau khi ăn bữa ăn sáng, bữa ăn chiều là thấy được chiều hướng tiến triển của bệnh thực chứng hay hư chứng khi so sánh với bảng áp huyết tiêu chuẩn khí công.

Những bệnh nhân ở tuổi lão niên, hay trung niên, khi cho biết kết qủa áp huyết không nằm trong tiêu chuẩn lão niên hay trung niên, mà thấp trong khoảng trẻ em, đông y hay đông y khí công biết ngay bệnh nhân đó thiếu khí và thiếu máu, nhưng bệnh nhân đi khám bác sĩ xong, lại cho tôi hay là bác sĩ nói : Không bị thiếu máu. Điều đó cũng đúng vì xét nghiệm máu vẫn nằm trong tiêu chuẩn thấp. Nhưng nếu không chữa kịp, để hồng cầu và bạch cầu xuống thấp lọt ra khỏi tiêu chuẩn, không theo lời khuyên của khí công dùng thuốc bổ máu kịp thời, lúc đó áp huyết xuống đến 80 thì cả tây y lẫn khí công đều kềt luận là bệnh ung thư thì qúa muộn chữa không còn kịp.

Ngược lại những bệnh nhân ở tuổi thiếu nhi, thiêú niên, thanh niên, khi cho biết áp huyết không nằm trong tuổi thiêú nhi, thiếu niên, thanh niên mà cứ tăng dần lên tiêu chuẩn cao như lão niên, (130-140mmHg) đối với tây y vẫn cho là tốt. Nhưng theo tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi của khí công thì bệnh nhân có dấu hiệu bệnh thực chứng là cao áp huyết, nếu đi xét nghiệm máu sẽ lọt ra ngoài tiêu chuẩn cao, nên mới có bệnh cao áp huyết áp huyết mà không biết, hậu qủa là nhức đầu, mất ngủ, động kinh, chảy máu cam, bệnh autism (bệnh trẻ em hiếu động), bệnh tâm thần điên loạn mà tây y không tìm ra nguyên nhân, vì thấy những chỉ số thử nghiệm máu hay đo áp huyết đều nằm trong tiêu chuẩn.

Nếu tây y chịu khó thống kê tiêu chuẩn thử nghiệm xếp theo lứa tuổi thì sẽ chẩn đoán bệnh dễ dàng.

Thí dụ một trường hợp bệnh nhân 56 tuổi khai bệnh : Mắt nhìn bị mờ và có nhiều gân máu đỏ, ít ngủ, có nhiều đêm thức đến sáng, hay bị đau vùng thượng vì, đau từ đầu đêm đến sáng, phải uống thuốc giảm đau mới hết. Bệnh nhân cho biết kết qủa đo áp huyết sau khi ăn 30 phút : Tay trái : 111/70 - 81, Tay phải : 108/62 - 80.

Nếu so sánh với áp huyết tiêu chuẩn của khí công ở tuổi 56 là :

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

Đông y khí công kết luận thiếu khí và huyết, tay trái sau khi ăn mà vẫn bị thấp chứng tỏ chức năng bao tử không đủ khí lực co bóp chuyển hóa thức ăn (111mmHg), mạch 81 so với mạch tiêu chuẩn 70-75 là thức ăn không chuyển hóa lưu lại trong bao tử lâu trở thành nhiệt làm đau vùng thượng vị. Áp huyết tay phải chỉ chức năng hoạt động của gan, gan chứa máu. áp huyết 108 là khí hoạt động trong gan yếu không co bóp bơm máu cho tim tuần hoàn, nhịp mạch 80 cao hơn tiêu chuẩn là nhiệt, đông y gọi là can hư nhiệt, làm mắt có gân đỏ, thiếu máu nuôi mắt làm mắt mờ. Đông y kết luận âm hư sinh nội nhiệt, cơ thể thiếu máu, trong người nhiệt, không ngủ được.

Khi cơ thể thiếu khí và thiếu máu, đưa đến hậu qủa tất yếu không cần thử nghiệm máu cũng đã biết, nhưng bệnh nhân này cho biết kết qủa thử máu như sau :

Bạch cầu :4.4 (giới hạn bình thường từ 4.5 - 10.5 ) = Bạch cầu giảm.

Hồng cầu : 4.01 (giới hạn bình thường từ 4.20 - 5.4 )= Hồng cầu giảm.

Hct : 36.8 (giới hạn bình thường từ 37-47) =Giảm khối lượng hạt máu do thiếu máu, do xuất huyết.

Tất cả các chỉ số khác đều bình thường

Chỉ số Ft4 :1.2 (giới hạn bình thường từ 0.6 - 1.1 ) = Tăng năng tuyến giáp

Chỉ số TSH : 0.30 (giới hạn bình thường từ ` 0.34 - 5.6 )= Chức năng tuyến yên giảm

Kết luận của đông y khí công là thiếu máu thì dùng thuốc bổ máu, thiếu khí thì luyện tập khí công, nhưng bệnh nhân này nói, bác sĩ bảo không thiếu máu, chỉ muốn KCYĐ hướng dẫn cách chữa trị ngọn bệnh là uống thuốc gì chữa mất ngủ, uống thuốc gì chữa mờ mắt, uống thuốc gì chữa đau thượng vị.

Nếu chữa ngọn, bệnh này chữa khỏi, bệnh áp huyết tụt xuống thấp nữa trở thành thiếu khí huyết trầm trọng lúc đó trở thành bệnh ung thư bao tử và bệnh viêm gan.

Nên đông y khí công cần chữa gốc bệnh để phòng ngừa không bị ung thư bao tử hay viêm gan bằng cách bổ sung máu cho cơ thể, và tập luyện những bài tập khí công tăng cường oxy để duy trì công thức máu khỏi bị mất máu, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mền Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn để bao tử hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu, loại bỏ cặn bã và độc tố ra khỏi cơ thể nhanh, bài này ép bao tử và gan, ruột kích thích chức năng co bóp, bao tử sẽ hết nhiệt hết làm đau tức thượng vị, gan hết có dấu hiệu cứng gan chai gan, không bị liệt ruột làm tiêu chảy hay táo bón, thông khí toàn thân, gan mạnh và hết nhiệt trong gan, mắt sẽ sáng trở lại, sau khi tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm bụng thì áp huyết xuống thấp, phải tập tiếp bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết lên trở lại, và bài Cúi Ngửa 4 Nhịp giúp cung cấp máu lên nuôi não và mắt.

Cho nên cách khám bệnh và chữa bệnh theo Khí Công Y Đạo, cần phải đo áp huyết ở 2 tay và 2 chân tương đương với kết qủa thử nghiệm máu của tây y, rất cần thiết để hướng dẫn cách tự chữa bệnh và phòng bệnh trước khi trở thành bệnh nan y khó chữa.

Thân

doducngoc