Không phải KCYĐ mới có cách đo áp huyết ở 2 tay để khám định bệnh, mà trước năm 1975 đã có Giáo Sư Bác Sĩ Lương Phán (cựu giám đốc Bệnh Viện Nguyễn Trãi) đã chần đoán bệnh này như sau :
Huyết áp sai biệt nhau 5mmHg giữa hai cánh tay phải trái :
Triệu Chứng Cấp Thời :
Đau ở một chi trên, hoặc đau ngực và dấu hiệu bị sốc.. do :
Tắc nghẽn động mạch : nguyên nhân : Hẹp lỗ van hai lá, bệnh cơ tim, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, rung tâm nhĩ, nhồi máu cơ tim, phình mạch thành của tâm thất trái, sa van hai lá (lá nhỏ), u nhầy tâm nhĩ trái.
Huyết khối phìng động mạch.
Phẫu tích phình mạch của động mạch chủ.
Phát Hiện Do Khám Bệnh :
Hẹp trên van lỗ động mạch chủ.
Hẹp động mạch chủ
Dị tật cung động mạch chủ
Dị tật của một động mạch dưới đòn
Viêm động mạch của một chi trên.
Hội chứng của động mạch dưới đòn ăn cắp máu (mạch quay không đều) ở người già, với chóng mặt, loạn vận ngôn, rối loạn thăng bằng, rối loạn khi nuốt.
Bệnh Takayashu (mạch quay không đều) ở phụ nữ trẻ, viêm hẹp các động mạch lớn với máu lắng nhanh và các bệnh tắc động mạch khác
Hội chứng khe cồ ngực : ở xương sườn cổ, chèn ép cơ bậc thang (mạch và áp huyết không đối xứng trong một vài tư thế như chi trên duỗi, giang hoặc xoay đầu)
Phình quay động mạch chủ.
Theo KCYĐ mặc dù số đo áp huyết có sai lệch không đối xứng do nhiều nguyên nhân kể trên, đối với tây y phải xét nghiệm chụp hình, điện tâm đồ để tìm đúng bệnh cho thuốc, để áp huyết trở lại đối xứng ở hai tay, thì ngược lại cách chữa của khí công trong trường hợp này là điều chỉnh cho hai bên bằng nhau bằng hai huyệt Ế Phong.
Nhưng ở bài giảng của giáo sư Lương Phán không đề cập đến cao hay thấp, nên sự chênh lệch không đối xứng ở bài trên cũng đã có những dâu hiệu bệnh bao gồm cả áp huyết chênh lệch cao và chênh lệch thấp.
A-Cách chữa bằng huyệt Ế Phong trong 2 trường hợp :
a- Áp huyết chênh lệch thấp hơn tiêu chuẩn tuổi :
Thí dụ :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Tay trái 115, tay phải 120.
Bấm ấn giữ 2 huyệt Ế Phong hai bên lên cao, nhưng bấm mạnh hơn bên tay trái, lâu 1 phút, rồi thử lại áp huyết, áp huyết 2 tay sẽ lên, nếu tay trái còn thấp, chỉ bấm lại huyệt Ế Phong bên tay trái lâu 1 phút, đo lại áp huyết hai bên sẽ bằng nhau..
b-Áp huyết chênh lệch cao hơn tiêu chuẩn :
Thí dụ :
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Tay trái 130, tay phải 135.
Chỉ day bấm huyệt Ế Phong bên tay phải, bấm ấn đau rồi buông ra, đo lại áp huyết hai bên sẽ xuống thấp bằng nhau lọt vào tiêu chuẩn. Nếu áp huyết tay phải chưa xuống thì bấm lại lần thứ hai, rồi đo lại.
B-Cách điều chỉnh và duy trì áp huyết hai tay đều nhau bằng cách thở Đan Điền :
a-Thở Đan Điền Thần làm tăng áp huyết :
Sau khi điều chỉnh huyệt Ế Phong cho hai tay đều nhau, cao đều hay thấp đều, sau đó nếu áp huyết hai tay đều thấp dưới tiêu chuẩn thì nằm tập thở Đan Điền Thần làm tăng áp huyết hai tay lên đều.
b-Thở Đan Điền Tinh ở huyệt Khí Hải làm hạ áp huyết :
Sau khi điều chỉnh huyệt Ế Phong cho hai tay đều nhau, sau đó nằm tập thở ở Đan Điền Tinh hay dùng ngón tay ấn đè trên huyệt Khí Hải sâu 3cm, chỉ cần nằm theo dõi hơi thở chuyển động phồng-xẹp ở bụng dưới, áp huyết sẽ xuống từ từ cho đến khi đúng tiêu chuẩn tuổi thì ngưng.
Cách sử dụng huyệt Ế Phong và tập thở Đan Điền giúp áp huyết hai tay bằng nhau thì các xét nghiệm y khoa cũng trở lại trạng thái bình thường đúng tiêu chuẩn, nhưng cao áp huyết làm thấp cho bằng tiêu chuẩn thì dễ và nhanh, vì đó là phương pháp tả, còn cơ thể thiếu máu áp huyết thấp muốn làm tăng áp huyết chỉ bằng hơi thở (thuộc khí) thì không có kết qủa như ý muốn nếu không dùng thêm thuốc bổ máu và ăn uống những chất bổ máu đủ theo phương pháp bổ Tinh, thì tế bào sẽ bị hủy hoại gây ra biến chứng bệnh khác.
Vì thế môn KCYĐ đã nghiên cứu bệnh tật tìm nguyên nhân và cách chữa đếu theo tiêu chuẩn phân tích những diễn biến của áp huyết ờ 2 tay 2 cổ chân trong, để điều chỉnh được tất cả những bệnh tật đả làm xáo trộn khí huyết của tạng phủ, bằng cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần cùng lúc.
Thân
doducngoc