Phần một :
Theo tây y chia làm hai loại :
A-Loại cảm giác kiến bò ở một bên thân :
1-Gọi là cơn cảm giác Jackson có cảm giác khởi từ một điểm ở bàn tay, bàn chân, ở nửa mặt thoáng qua vài phút, rồi đến môi.
2-Bệnh đau nửa đầu migrain.
3-Nếu dấu hiệu thường xuyên tái đi tái lại do hẹp động mạch cảnh.
4-Thường xuyên có cảm giác kéo dài hơn, thuộc bệnh xơ cứng rải rác do bướu não hay tổn thương mạch, bệnh trong vỏ não, đồi não, thân não, rối loạn thực thể mất nhận thức, mất cảm giác.
5-Trong bệnh hội chứng ống cổ tay, thường phải mổ, có dấu hiệu kiến bò, đau và teo cơ trong vùng dây thần kinh giữa 3 hoặc 4 ngón tay đầu, hoặc 3 ngón tay giữa, đau khi ấn vào giữa cổ tay.
6-Hội chứng khe ngực-cổ, cánh tay, xương sườn-cổ, động mạch dưới đòn ăn cắp máu động mạch.
B-Loại cảm giác kiến bò ở hai bên thân :
1-Khởi phát của bệnh viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh do thuốc, hoặc bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường.
2-Xơ cứng tủy thần kinh hỗn hợp do thiếu máu, rối loại cảm giác sâu và dấu hiệu tháp.
3-Xơ cứng rải rác hai bên thân
4-Chẻn ép tủy sau ở lưng, ở cổ hoặc ở lỗ chẩm như u màng não, u thần kinh
5-Hội chứng ống thắt lưng hẹp.
6-Tạng co giựt có hay không có cơn .
7-Giảm Kali-huyết nhiễm kiềm
8-Dị cảm đau ban đêm ở bàn tay ở phụ nữ trung niên lìên quan đến đau cổ tay 2 bên hay đau cột sống cổ.
9-Ngộ độc do thuốc điều trị của tây y.
Trên đây là thống kê những bệnh có liên quan đến dấu hiệu .“Cảm Giác Kiến Bò Đầu Ngón Tay Chân”, được giảng dạy trong trường y khoa tây y..
Do đó xét nghiệm trên lâm sàng, tây y chuyên khoa đã có nhiều cách chữa khác nhau vào gốc bệnh dẫn đến những sai lầm gây nhiều đau khổ cho bệnh nhân phải mổ chỗ này chỗ khác, cuối cùng “Cảm Giác Kiến Bò Đầu Ngón Tay Chân “ vẫn còn mà thân phải mang tật suốt đời. .
Phần hai : Cách chữa theo Khí Công Y Đạo :
Theo đông y-khí công. Bệnh của cơ thể cũng chia làm ngoại nhân và nội nhân.
Ngoại nhân :
Do thời tiết thuộc Khí, do ăn uống thuốc men thuộc Tinh, do ngoại cảnh và môi trường làm thay đổi tâm tính, định kiến thuộc Thần.
Thí dụ như tê tay chân, đau nhức mỏi mỗi khi thời tiết thay đổi, thuộc Khí, đông y gọi là phong thấp hàn, phong thấp nhiệt, do phong hàn, phong nhiệt, táo hàn táo nhiệt…
Tê nhức mỏi tay chân do ăn uống thuộc Tinh, như ăn cải xanh, khổ qua, rau rút… làm tê lạnh nhức tay chân.
Bệnh thuôc Thần vì định kiến sai lầm, vì sở tri kiến chấp, không tin ở những điều như thức ăn hay khí hậu làm ra bệnh, và không tin ăn uống có thể chữa được bệnh, nên cứ phạm phải sai lầm không theo quy luật đông y là những bệnh này nên ăn gì, kiêng ăn gì, khiến cho bệnh không khỏi mà trở thành bệnh nặng, chỉ tin vào tây y, bảo uống thuốc thì uống, bảo mổ thì mổ, dẫn đến những phản ứng phụ nguy hiểm cũng đành chịu.
Nội nhân :
Là bệnh phát sinh trong cơ thể do 3 yếu tố theo đông y là Khí-Huyết-Đàm
Khí, trong cơ thể là chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, là sự thở, sự làm việc co bóp của phổi, tim, gan, bao tử, lá lách, ruột, thận, bàng quang …để trao đổi khí, để trao đổi máu..Khi Khí bệnh có 3 trường hợp là khí thiếu, khí dư, khí tắc.
Huyết, trong cơ thể được áp lực khí đẩy đi nuôi tế bào khắp cơ thể, có 4 trường bệnh là huyết thiếu, huyết dư, huyết ứ tắc và huỳết bị hỏng do nhiễm độc hay thiếu khí oxy.
Đàm, trong đông y nói chung bao gồm chất bột lipid, chất béo chất đạm protein từ thức ăn không đủ điều kiện chuyển hóa thành dạng lỏng hay thể hơi mà biến thành đặc gọi là đàm mỡ, tây y gọi là glycérid, cholesterol…những chất này kết hợp với calci dư thừa mà cơ thể không hấp thụ sẽ làm thành bướu mỡ, thành sạn gan mật, sạn thận bàng quang, làm tắc nghẽn những ống dẫn máu, những sợi thần kinh làm chúng bị xơ hóa.
Cho nên khi cơ thể có bệnh, dưới cách nhìn khám, định bệnh theo đông y-khí công đều xét đến 3 yếu tố Khí-Huyết-Đàm từ đâu đến là tìm gốc bệnh, ở chức năng hay cơ sở nào, trong tình trạng thiếu, thừa, ứ tắc, từ đó cách chữa thay thuốc là điều chỉnh lại Tinh-Khí-Thần, thì đối với tây y chỉ áp dụng có thuốc thuộc Tinh, nếu không khỏi thì mổ xẻ, không có phần điều chỉnh Khí-Thần
“Cảm Giác Kiến Bò Đâu Ngón Tay Chân” dưới cách tìm bệnh của KCYĐ là Khi-Huyết-Đàm được khám bằng máy đo áp huyết để tìm Khí-Huyết thiếu hay thừa hay ứ tắc. có 3 trường hợp dựa theo bảng áp huyết tiêu chuẩn của khí công theo tuổi :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên) :
1-Áp huyết thấp ở một tay, dưới tiêu chuẩn tuổi theo khí công :
Thí dụ, áp huyết tiêu chuẩn :120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
Nhưng khi đo có một bên thấp chỉ 100/70-80mmHg mạch 70-80, trường hợp này áp huyết bên nào thấp thì nửa đầu bên đó bị đau gọi là bệnh migrain.
Ngược lại áp huyết thấp nhưng mạch một bên cao hơn hay thấp hơn tiêu chuẩn như :
100/70-80mmHg nhịp mạch 90-100, sờ đầu ngón tay nóng, hỏi bệnh nhân thì không có bị đau đầu một bên, trường hợp này khi đo áp huyết sẽ bị nhồi hai lần, điều đó chứng tỏ tắc nghẹt ống dẫn máu ra đến đầu ngón tay do đàm, cholesterol, nên khi châm nặn máu 5 đầu ngón tay, rồi đo lại áp huyết sẽ trở lại bình thường,
Ngược lại áp huyết thấp và mạch cũng thấp như :
100/70-80mmHg mạch 60-65, ngoài tê đầu tay như kiến bò, tay còn lạnh và không có sức, vô lực, nhưng không đau nửa đầu, mà do hàn lạnh bởi thời tiết hoặc ăn uống chất hàn lạnh tạo ra tình trạng đàm, cholesterol làm nghẹt ống máu, co rút teo thần kinh gân cơ không dẫn máu ra tay, cũng châm nặn máu nhưng máu không có để thoát ra đầu tay, cần phải vuốt 5 đường kinh tay để thông khí và huyết, rồi tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp cho khí mạnh đẩy máu ra tay.
Cả hai trường hợp này, tây y tìm thấy tổn thương xơ hóa thần kinh rải rác làm đau nên cho uống thuốc giảm đau, vì xơ hóa rải rác nhiều chỗ không thể mổ được, nhưng nếu đau có chỗ như ở giữa cổ tay, khi chụp hình thấy, thì mổ cổ tay, còn chụp hình thấy xương cổ thoái hóa, xơ hóa, thì mổ ở xương sống cổ và lưng....
Đã có những bệnh nhân đã mổ sau 1 năm ở cổ, lưng hoặc cổ tay, cái đau và cảm giác kiến bò còn nguyên, đến khí công xin chữa bệnh được khỏi cho đến nay, các bệnh nhân này đã tiếc không biết đi đến với môn KCYĐ sớm để khỏi bị mổ oan mang tật.
Cách đây hơn 10 năm, một cô bệnh nhân khai bệnh chóng mặt kinh niên, chỉ nằm mà không ngồi được lâu 1-2 phút, đã từng đi khám chữa nhiếu năm không khỏi, cuối cùng bệnh nhân được gửi đi bác sĩ chuyên khoa, kết qủa chụp hình cho biết bệnh chóng mặt của cô do thoái hóa khớp xương cổ gáy, xơ hóa thần kinh cột sống, và cho cô biết rằng nếu không mổ kịp sẽ bị tê liệt.
Sau khi mổ, bệnh tê đầu tay và chóng mặt càng ngày càng nặng thêm, trước khi chưa mổ cô còn đi đứng ngồi nằm với thời gian lâu, được, còn đi làm được, sau khi mổ thi không ngồi lâu được vì chóng mặt, nên mất việc, xin bác sĩ đã mổ cột sống chứng nhận cô còn chóng mặt để được hưởng tiền trợ cấp mất việc, bác sĩ bào bệnh chóng mặt là cô giả vờ, vì so sánh hai 2 tấm phim chụp xương cổ gáy, lúc trước các đốt xương bị thoái hóa chèn ép thần kinh não tủy, bây giờ các đốt xương cổ gáy và lưng trở lại bình thường không còn chèn ép thần kinh, nên không thể nào còn bệnh chóng mặt được.
Khi chồng cô dẫn cô đến tôi chữa, khi khám cũng tìm ra những điều tây y đã biết, nhưng khi chữa, KCYĐ không xem việc thoái hóa thần kinh gân cơ rải rác hay thoái hóa những xương sống cổ lưng làm chèn ép là gốc bệnh, chỉ xét theo 3 yếu tố Khí-Huyết-Đàm.
Thứ nhất cơ thể không đủ máu lên đầu làm chóng mặt, thứ hai do đàm là cholesterol kết tủa nghẹt ống dẫn máu, thứ ba cơ thể không vận động để đủ khí thúc đẩy máu tuần hoàn.
Cơ thể không đù máu lên đầu, tôi hướng dẫn bệnh nhân dùng bài khí công cào đầu, vuốt cổ gáy, chà tai, xoa mặt, bài Cúi Ngửa 4 Nhịp đưa máu lên nuôi não, nằm ngửa bấm hai huyệt Ế Phong. Châm nặn máu 5 đầu ngón tay. Hướng dẫn bệnh nhận Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng chậm 50 lần, rồi tôi bảo cô ngồi lên, cô trả lời, cô sợ ngồi lắm, sẽ chóng mặt quay cuồng. Tôi trả lời, tôi đo áp huyết đã lên rồi, mặt cô hồng hào rồi, cô cứ ngồi lên để tôi biết còn bệnh chóng mặt hay không mới chữa tiếp được chứ. Cô nghe theo, từ từ ngồi dạy, không chóng mặt, đi được một mình không cần phải nhờ chồng dắt.
Tôi hướng dẫn cô về nhà uống thêm thuốc B12, tập 7 bài đầu khí công, Cúi Ngửa 4 Nhịp, Vỗ Tay 4 Nhịp, khoảng 3 tháng sau áp huyết cô lên đủ và đếu hai tay, hết chóng mặt, hết cảm giác tê tay kìến bò, và cô đã đi làm trở lại...
2-Áp huyết cao ở một tay hơn tiêu chuẩn tuổi theo khí công.
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên) :
Có một bệnh nhân nữ đến khai bệnh, đêm ngủ bị đau tê bàn tay ngón tay ở trường hợp 8 trong bài :
8-Dị cảm đau ban đêm ở bàn tay ở phụ nữ trung niên lìên quan đến đau cổ tay 2 bên hay đau cột sống cổ.
Bà đi khám. bác sĩ cho biết bà thuộc bệnh Mal Formation Chiari, cần phải mổ cột sống vì thần kinh tủy bị chèn ép, nếu không mổ sau 3 tháng khi các ngón tay tê cứng thì sẽ bị liệt.
Tôi đo áp huyết bên tay trái bình thường 130-140mmHg, bên tay phải cao từ 150-160mmHg, như vậy ai cũng có thể biết cảm giác kiến bò đầu tay là do nghẽn cholesterol làm căng tắc ống mạch máu ra đầu ngón tay, nên 5 đầu ngón tay tê cứng, cảm giác kiến bò, vì tây y không đo áp huyết bên tay phải, chỉ đo bên tay trái, nên qủa quyết bệnh không do áp huyết.
Tôi châm nặn máu 5 đầu ngón tay rồi bấm bẻ gập các lóng đốt ngón tay ép sát vào lòng bàn tay để làm giãn mạch, mền ngón tay, và cho máu ở mỗi đầu ngón được ép cho máu chảy ra, lúc đó bà hết cảm giác kiến bò ở đầu ngón tay, đo lại áp huyết xuống còn 130mmHg. Cứ mỗi tuần bà đến tái khám một lần. Nhưng khi đi bệnh viện tái khám, bác sĩ hối thúc đi mổ vì chụp xương cổ gáy thấy có những đốt cột sống bị chèn ép, nếu không mổ sẽ tê liệt, gia đình bà, chị em cùa bà là bác sĩ cũng hối thúc đi mổ. Bà hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo bà nên hỏi bác sĩ mổ có bảo đảm sau khi mổ có khỏi hết bệnh kiến bò tê tay không. Bà nhiều lần tranh cãi với bác sĩ và cho tôi biết, tổn thuơng thoái hóa xương cổ gay thì phải mổ còn tê đầu tay như kiến bò thì không bảo đảm, nhưng không mổ sẽ bị tê liệt.
Đến một năm sau bà trở lại tôi và nói bác sĩ lại kêu mổ nữa. Tôi bảo bà hỏi lại bác sĩ xem, trước kia ông nói 3 tháng sẽ tê liệt, đến nay 1 năm tôi vẫn bình thường.
Vài tháng sau, bà đến cho hay, bác sĩ bảo, nếu không mổ, ông sẽ xếp hồ sơ, sau này tê liệt thì không mổ được nữa, bà lại xin ý kiến tôi.
Tôi bảo tùy bà, nhưng bà hỏi bác sĩ cho bà biết một vài bệnh nhân giống bệnh tê đau ngón tay như bà đã mổ rồi để bà liên lạc với họ xem bệnh cảm giác kiến bò làm tê đau tay ban đêm không ngủ được của họ đã khỏi sau khi mổ hay chưa. Bà bảo bác sĩ không cho, ông ấy giận, và mấy người em bác sĩ của bà cũng giận la bà không chịu đi mổ, tại sao cứ đi chữa theo khí công làm gì cho mất thời giờ...
Tôi nói với bà. mỗi người có một nghiệp bệnh, để tùy duyên, nhưng nhớ rằng vẫn cần phải tập khí công đều đặn giữ cho áp huyết hai tay đều lọt vào tiêu chuẩn thì không sợ bị tê liệt, vì bà cũng đã thấy nhiều bệnh nhân đã mổ cột sống, mổ cổ tay vài năm sau cũng đã trở thành bệnh nhân đến với khí công đã được khỏi bệnh.
3- Áp huyết cao ở cả hai tay làm hai tay đều có cảm giác kiến bò.
Theo kinh nghiệm của khí công, "cảm giác kiến bò đầu tay" do áp huyết cao vừa do cholesterol trong ống máu làm nghẽn tắc tuần hoàn ra đế đầu tay, khiến cho áp huyết tăng đủ sức đẩy máu tuần hoàn nuôi các tế bào.
Đối với khí công trường hợp này còn nhẹ chỉ cần châm nặn máu 5 đầu ngón tay, rồi bấm bẻ các khớp lóng ngón tay cho khi huyết thông ra đầu ngón tay đẩy máu chảy rịn ra làm thông kinh mạch, sau đó tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp cho thông khí huyết. Cuối cùng đo lại áp huyết sẽ xuống bình thường, và muốn ổn định áp huyết lâu dài, cần tập cả cách thở thiền ở huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh trước khi đi ngủ 30 phút.
Trường hợp bệnh nặng hơn, ngoài đau tê kiến bò đầu ngón tay, còn bị đau cổ gáy vai, nhức đầu... đã đề cập trong nhiều bài trước không thuộc phạm vi bài này.
Thân
doducngoc