Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Câu hỏi 271 : Vọp bẻ teo bắp chân ở bé 4 tuổi.

Kính chào Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tôi ở Hà Nội, Việt Nam. Tôi xin được trình bày và xin ý kiến của Thầy về hiện tượng teo chân của con tôi.

Con gái tôi năm nay 4 tuổi, từ hơn 02 tháng nay cháu bị hiện tượng co cơ (chuột rút) ở chân trái (cứ vài ngày lại bị một lần), sau đó dần dần chân cháu bị nhỏ lại. Hiện nay chỉ bằng 6 phần so với chân bên phải.

Gia đình tôi đã cho cháu làm các xét nghiệm như sau: Điện cơ, Xét nghiệm dịch não tủy, Xét nghiệm các chỉ tiêu hóa sinh, công thức máu, các chỉ tiêu huyết học, Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, Xét nghiệm GEN SMN-1, Kiểm tra thần kinh ngoại vi đùi và chân, Chụp XQ xương chậu, khớp háng, chỏm xương đùi, Siêu âm màu doppler kiểm tra tốc độ dòng chảy máu ở hai chân, Siêu âm khớp háng.

Tất cả đều cho kết quả là bình thường.

Đến nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được cháu bị teo chân do nguyên nhân gì và hiện nay vài ba ngày cháu vẫn bị đau do co cơ (như chuột rút) chân trái, làm cho cháu rất đau.

Xin gửi Thầy hình ảnh chân của cháu để Thầy xem.

Gia đình chúng tôi xin ý kiến của Thầy.

Cảm ơn tất cả ý kiến của Thầy.

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Nguyên nhân của bệnh vọp bẻ, teo cơ, có nhiều yếu tố như :

Di truyền khi mang thai :

Đứa trẻ bị độc tố thuốc lá Nicotin, hoặc rượu từ người cha, hay thuốc sâu rầy có chất phosphore, hay từ thuốc lợi tiểu mà người mẹ đã dùng, hoặc cha mẹ có dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường.

Do cháu bị rối loạn chuyển hóa như giảm Clor-huyết, Natri-huyết, cơ thể mất nước do tiêu chảy ở bệnh dịch tả hay do xuất mồ hôi nhiều khi say nắng, ói mửa.

Do giảm calci-huyết làm cơ thể thiếu chất vôi, hoặc thiếu chất đường, hoặc tính hấp thụ kém cơ thể thiếu máu nuôi cơ bắp, hoặc chức năng thận suy gây ra bệnh còi xương và vọp bẻ.

Tất cả những dấu hiệu này đều có thể biết được nhờ máy đo áp huyết ở 2 tay và 2 cổ chân trong thấp hơn tiêu chuẩn của khí công. Thử độ đường trong máu sẽ bị thấp.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Cho cháu dùng thuốc bổ máu Đương Quy Tửu trước mỗi bữa ăn 30 phút:

Những bệnh có thể uống được thuốc bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe gin).

Tankwe Gin-natural Chinese Herb Mix

2-Mua thuốc sữa Calcigénol cho cháu uống để bổ xương, tăng chất vôi, uống vào sáng và tối, có thể mua ở tiệm thuốc tây hay mua trên mạng ở link này :

(01-09-11 08:43:00) #100360043: - publicié -calcigénol irradié ...

- [ Dịch trang này ]

3-Cho cháu ăn thêm chất ngọt như chè táo đỏ, uống nhiều nước hơn bình thường, kiêng ăn thức ăn chua, lạnh như nước đá, nước chanh..

Mỗi tuần thử đường trong máu lên đủ tiêu chuẩn 5-7mmol/l chưa, nếu chưa thì tiếp tục ăn chè táo đỏ, còng đủ độ đường trong máu thì ngưng không đực ăn nhiều ngọt nữa.

4-Nếu cháu kém ăn, nấu 10 Lá Mơ Tam Thể với 1 lít nước, cạn cón 1/2 lít, cho cháu uống làm hai lần, ngay khi ăn cơm.

Khí :

1-Tập 7 bài đầu khí công cho cháu, mỗi sáng, tối.

2-Sau mỗi bữa ăn, tập cho cháu bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50-100 lần làm tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, và đưa khí huyết xuống chân.

3-Xoa dầu nóng xoa vuốt bắp chân teo, rồi cho cháu tập nhảy dây, và nhẩy cò cò bằng chân teo cho chức năng hấp thụ chuyển hóa máu nuôi chân teo nhiếu hơn.

4-Cho cháu tập đi xe đạp và bơi lội mỗi tuần.

5-Tắm ngâm người trong nước nóng ấm pha gừng giã 100g hay bột gừng làm tăng tính thẩm thấu nước gừng ấm vào hai chân giúp khí huyết lưu thông mạnh, cứng xương, ấm thận và xương cột sống.

Thần :

Tối trước khi đi ngủ, bó gừng giã đắp vào gan bàn chân bên teo, bảo cháu nằm thở bình thường nhưng để ý đến gan bàn chân trong 30 phú, xem có cảm giác nóng ấm ở gan bàn chân không, đó là các dùng ý dẫn khí và huyết xuống gan bàn chân, thì khí huyết sẽ đi qua muôi cơ bắp chân lớn dần.

Ghi chú :

Cần theo dõi đo áp huyết ở chân xem áp huyết ở chân có tăng lên ở hai bên chân đều nhau không.

Thân

doducngoc