Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Bài 419 : Huyết Áp Tĩnh Mạch Cửa Tăng là dấu hiệu của nhiều bệnh chữa bằng KCYĐ.

Theo kinh nghiệm của Giáo Sư Bác Sĩ Lưong Phán trong bài giảng Huyết Áp Tĩnh Mạch Cửa Tăng như sau :

A-Có những dấu hiệu :

Tuần hoàn bàn hệ ở bụng : khi có khi không khoảng 40%, nhứt là trên rốn. Trong trường hợp còn tĩnh mạch rốn hình "đầu sữa" to (trong bệnh xơ gan Cruveil-hier-Baumgarten).

Bệnh cổ trướng lúc có lúc không.

Bệnh lách to (50%)

Phình tĩnh mạch thực quản (chụp X-quang, soi mềm)

Nôn ra máu

Trong đa số trường hợp gan cứng.

B-Hậu quả :

Loét dạ dày-tá tràng thường kết hợp theo.

Bệnh não "tĩnh mạch cửa-tĩnh mạch chủ"

Nhiễm khuẩn huyết tĩnh mạch cửa- tĩnh mạch chủ do vi khuẩn Gram âm.

C-Nguyên nhân :

Trong đa số trưòng hợp vật cản tuần hoàn tĩnh mạch là ở trong gan như ;

Xơ gan do rượu, gan phì đại, nhưng cũng có thể teo gan, xơ gan sau đau gan, xơ gan mật, xơ gan tím, xơ gan nhiễm sắc tố sắt, ung thư gan tiên phát, bệnh gan u nang, viêm tĩnh mạch huyết khối trong gan, bệnh sán-máng gan-lách.

Vật cản sau gan (không có gan to, cũng không vàng da) trong bệnh chèn ép tĩnh mạch cửa do hạch hoặc khối u, ung thư tụy, viêm tĩnh mạch cửa, thiếu phát triển hoặc hẹp bẩm sinh tĩnh mạch cửa ở trẻ em, u hang tĩnh mạch cửa.

Vật cản trên gan trong hội chứng tắc tĩnh mạch trên gan, dạng cấp đau, dạng bán cấp, thường có tăng hồng cầu, viêm màng ngoài tim co khít, huyết khối hoặc chèn ép tĩnh mạch cửa dưới, trên, chỗ tiếp khẩu các tĩnh mạch trên gan.

Tất cả những dấu hiệu bệnh, nguyên nhân bệnh và hậu qủa bệnh trên lâm sàng là những kinh nghiệm qúy báu mà bác sĩ đã mang ra giảng dạy trong ngành tây y, cho đến nay cũng đã được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết trên những huyệt ở Mạch Nhâm, và mạch ở rốn nơi huyệt Thần Khuyết, theo đông y có chức năng :

Ôn thông nguyên dương, cấp cứu hồi dương cố thoát, kiện vận trường vị, vận khí cơ trường vị hóa hàn thấp trệ. Bụng lạnh bị mất nhiệt năng.

1-So sánh áp huyết ở từng huyệt trên Mạch Nhâm :

a-Đặt máy đo áp huyết bên tay phải đo bình thường thì số đó áp huyết liên quan đến tim và gan, nhưng cũng đặt máy đo áp huyết bên tay phải, khi bấm đè vào rốn huyệt Thần Khuyết sẽ cho ra kết qủa áp huyết tĩnh mạch cửa liên quan đến gan.

b-Đổi máy đo áp huyết sang tay trái thì số đo áp huyết liên quan đén tim, bao tử, nhưng khi bấm đè vào rốn trên huyệt Thần Khuyết sẽ cho ra kết qủa áp huyết tĩnh mạch cửa liên quan đến tỳ (lách).

Nếu bình thường đo áp huyết hai tay thấy cao, nhưng bấm từng huyệt trên Mạch Nhâm từ Chiên Trung, Cưu Vĩ, Cự Khuyết, Thượng Quản, Trung Quản, Kiến Lý, Hạ Quản, Thủy Phân, Thần Khuyết, Âm Gia, Khí Hải, thì áp huyết xuống thấp dần

c-Thông thường khi bấm những huyệt này để đo áp huyết theo dõi chức năng chuyển hóa của lục phủ ngũ tạng, và làm hạ áp huyết, nhưng nó sẽ thay đổi theo sự khí hóa của cơ thể và lệ thuôc vào yếu tố Tinh tử thức ăn thuốc uống phù hợp hay không theo nhu cầu cơ thể cần. Như khi ăn uống sai lầm, khí huyết thay đổi, chuyển hóa bế tắc hay rối loạn, thì khi đo áp huyết ấn đè trên rốn lúc nào áp huyết cũng cao không xuống, lúc đó chính là áp huyết tĩnh mạch cửa tăng, thì có những dấu hiệu bệnh như bài giảng của Bác sĩ Lương Phán.

Khi một bệnh nhân bám đè trên rốn cảm thấy có khối u cục cứng, tức đau, thì đã có dấu hiệu bệnh ăn không tiêu, làm rối loạn trường vị, gan mật hoặc tỳ vị, sờ ấn ở rốn có nghe mạch đập mạnh nhanh, đó là áp huyết tĩnh mạch cửa tăng mà bác sĩ có thể nghe bệnh bằng ống nghe ở rốn..

2-Chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa ở rốn, làm bớt căng tức ở hông sườn như chai gan, sưng lách, cứng đầy đau tức bao tử, trương phình tĩnh mạch. Đông Y Khí Công làm hạ áp huyết của tĩnh mạch cửa ở bụng bằng Trà Phan Tả Diệp (Senna Laxatif) để lọc máu nhiệt độc, máu nhiễm mỡ, cholesterol... đã gây ra ứ tắc khí huyết tuần hoàn trong gan, mỗi tối uống 3-5 viên trong 3 ngày đến 5 ngày.

Khí :

Sau mỗi bữa ăn 30 phút, tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, và 2 lần tập vào sáng tối. Tập đều mỗi ngày trong 1-2 tháng bụng sẽ mềm, không còn căng cứng từc hai bên hông sườn, và tĩnh mạch cửa được giảm áp lực, đo áp huyết nơi tĩnh mạch cửa ờ rốn sẽ thấp hay lọt vào tiêu chuẩn bình thường không còn làm cho gan tỳ sưng cứng..

Thần :

Có thể dùng dụng cụ của Diện Chẩn là Thất Tinh Châm đặt ngay vào rốn, dùng bàn tay đè lên ấn sâu 3cm, nằm tập theo dõi hơi thở phồng xẹp ở huyệt trong 30 phút trước khi đi ngủ sẽ có cảm giác áp lực tĩnh mạch cử đập nhẹ đều chậm lại và bụng mềm làm giảm áp huyết tĩnh mạch cửa, làm thông khí huyết bế tắc ứ nghẽn trong bụng, trong gan tỳ vị ruột...

Thân

doducngoc