Nam bệnh nhân 55 tuổi bị bệnh Parkinson, ngón tay bên trái co quắp, chân cứng khó cử động (dạng tê liệt). Bệnh nhân khai, bác sĩ tây y khám và đang điều trị bệnh Parkinson đã 6 năm, càng ngày càng đi đứng khó khăn nặng nề, chân tay co quắp hơn.
Cách Khám Bệnh :
Đo áp huyết tay trái 104/70mmHg mạch 66, tay phải 123/86mmHg mạch 68
Vọng chẩn : Ngón tay và cùi chỏ co cứng, cánh tay teo nhỏ, vai không nhúc nhích được
Văn chẩn : Hơi thở đều, nhẹ
Vấn chẩn : Hỏi xem bệnh nhân có đau chỗ nào. Trả lời không đau, không có cảm giác ở bàn tay ngón tay.
Thiết chẩn : Bàn tay lạnh, cứng các khớp ngón, mở các ngón tay không ra, không xòe bàn tay ra được. Đo nhiệt độ trán 36 độ C, má phải 36.6 độ C, má trái 35 độ C, huyệt Kiên Ngung ở đỉnh vai trái 34 độ C vai phải 37 độ C, lòng bàn tay phải 37 độ C, lòng bàn tay trái máy chỉ Low, thấp không đo được độ nào, huyệt Trung Quản ở bụng 35.8 độ C.
Cách Định Bệnh :
Cánh tay trái bị thiếu máu, nên gân cơ teo nhỏ dần trong thời gian dài 6 năm nên mới bị co quắp. Trung tiêu thổ hư hàn (bụng 35.8 độ C), có nghĩa là mẹ nó là tâm hỏa hư không nuôi thổ, thổ không nuôi phế kim, phổi bên trái không đủ dung lượng khí làm khí huyết của 2 kinh Phế và Đại Trường không ra đến đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ được, kinh mạch bị tắc nghẽn do đường gân cơ dẫn máu bị teo vì không đủ khí huyết, trong khi gan chứa huyết thì thiếu, nên không cung cấp đủ máu cho tim hoạt động. Có nghĩa cơ thể vừa thiếu khí thiếu huyết để nuôi cánh tay trái.
Cách Chữa Bệnh theo Tinh-Khí-Thần :
Khí :
a-Theo lý thuyết đông y, chỗ nào có huyết lưu thông chỗ đó ấm nóng, nên cần châm nặn máu 6 tĩnh huyệt, 5 thập Tuyên ở 5 ngón tay trái.
Một nguyên tắc khác là cực âm sinh dương, cực dương sinh âm, có nghĩa bàn tay nắm vào co cứng không mở ra được, vì chưa đến tình trạng cực (maximun), thầy thuốc dùng ngón tay cái ấn từng ngón tay trái của bệnh nhân bóp đè mạnh sát vào lòng bàn tay cho nắm khép ngón tay vào chặt hơn nữa tạo ra cực âm, tự động bệnh nhân sẽ có phản ứng làm tăng dương là khí lực chống lại, tự động 5 ngón tay sẽ mở ra. Lập lại động tác này nhiều lần, khiến tay vì sợ bóp vào đau sẽ có phản ứng chống lại mở xòe ra, khiến máu ở 5 đầu ngón tay rịn máu, làm thông 6 đường kinh trên tay.
Thử lại bằng máy đo nhiệt độ ở lòng bàn tay, đo lại nhiệt được 36.6 độ C
b-Bệnh nhân nằm ngửa, gấp cùi chỏ, ép cánh tay trái ngoài sát vào cánh tay trong, cho bàn tay chạm vai khi thở ra. Chờ bệnh nhân thở ra thì ép cánh tay vào cho bàn tay đụng sát vai. Lập lại 10 lần.
c-Bệnh nhân vẫn nằm ngửa, tay trái xuôi bên hông, bàn tay để ngửa. Khi bệnh nhân hít vào, bảo bệnh nhân nắm tay chặt lại, cùng lúc mình dùng sức của bàn tay mình đè vào cơ co ở cổ tay bệnh nhân khiến 5 ngón tay co gấp lại. Khi bệnh nhân thở ra, mình ấn đè vào cơ duỗi gần khuỷu tay bệnh nhân, khiến cho 5 ngón tay tự động mở xòe ra. Tập 10 lần. Sau khi tập xong, mình day mạnh 5 đầu ngón tay cho đến khi bệnh nhân có cảm giác máu thông ra tay. Day mạnh cả 10 đầu ngón chân để thông kinh mạch cho máu xuống chân.
d-Vuốt thông bổ 6 đường kinh tay ở hai tay và hai chân.
e-Mình cầm tay bệnh nhân để tập cho bệnh nhân bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần cho khí huyết thông ra tay. Tập cho bệnh nhân bài Quay Vai, đứng nắm chặt hai bàn tay bên hông trong lúc hít vào. Nín thở quay vai theo vòng tròn ngược ra phía sau 10 lần. Thở ra buông lỏng vai và bàn tay. Tập 10 lần.
f-Hướng dẫn bệnh nhân tập đi bài Chachacha 1 bước, 2 bước, Dậm Chân Phía Trước Phía Sau 5 phút.
Tinh :
Dặn bệnh nhân không được ăn nhưng thức ăn chua làm rút gân, chất hàn lạnh làm chậm sự lưu thông khí huyết.
Thần :
Nằm tập thở Đan Điền Thần, tăng nhiệt, tăng cảm giắc nóng ấm ở bàn tay trái, làm thư giãn thần kinh gân cơ, an thần, ngủ ngon.
Tài liệu tham khảo thêm :
Phương pháp chữa Bệnh Parkinson do thiếu khí
Làm sao đi đứng được dễ dàng trong bệnh Parkinson
Day vuốt huyệt, cách ép cánh tay và chân gối, thông 12 đường kinh tay chân. (Chùa Linh Sơn, Toronto)