Nam bệnh nhân, người Pháp, khoảng 40 tuổi, khai bị khó thở ăn không tiêu, có khối cứng dười rốn càng ngày càng phát triển làm đau.
Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết và nhiệt kế :
Áp huyết tay trái 124/77mmHg mạch 50, tay phải 131/74mmHg mạch 47.
Sờ tay vùng rốn có khối u to như một cái bao tử nhỏ cứng, nằm ngang, chạy qua chạy lại khi đè vào không đau, chưa biết khối u chứa khí hay nước, nhưng mạch nhịp tim 50 và 47 là mạch thực hàn. Đo nhiệt độ trên trán và bụng 36 độ C.
Định Bệnh theo ngũ hành:
Áp huyết bên gan cao hơn, và hàn hơn, nguyên nhân do ăn uống nhiều chất hàn lạnh như cam chanh, nhiều chất chua, chất bột, bao tử không đủ nhiệt để chuyển hóa, thức ăn xuống ruột bị ứ lại. Những gì ứ tắc bị giữ lại một chỗ đông y gọi là do thấp khí, có hai loại thấp khí hàn và thấp khí nhiệt. Đo áp huyết và nhiệt kế cũng như thiết chẩn bụng, trán, tay chân đều lạnh, chắc chắn dẫn đến hậu qủa ăn không tiêu. Những chất chua mà người tây phương thường thích ăn như cam, chanh, bưởi, canberge… theo tây y cho là tốt, có lợi cho sức khỏe, nhưng không hướng dẫn chống chỉ định, những bệnh thiếu máu, áp huyết thấp, người gầy ốm, chân tay lạnh, không được dùng. Nhưng chất này làm mất máu, và những bệnh ung thư đa số đều thuộc thấp hàn và thiếu khí huyết theo đông y, nếu hình thành bướu ở bụng mà không khu trú ở cơ quan nội tạng nào thì tây y gọi là bướu trong ổ bụng, nó là loại bướu lành, nhưng khó chữa, thuốc hóa trị liệu không có đường dẫn thuốc vào, và không biết là ung thư gan hay bao tử hay thận…để xử dụng đúng loại biệt dược đặc trị chuyên môn cho loại đó.
Đã có bệnh nhân tuổi thanh niên, khi scan thấy có bướu, thử máu nghi ung thư ở gan, chữa theo ung thư gan không kết qủa, đổi sang cách chữa ung thư bao tử, cũng không có kết qủa, đổi sang chữa ung thư thận cũng không có kết qủa, cuối cùng bướu lớn dần bằng trái bưởi giữa bụng dưới, đè vào gan thận, bao tử, ruột..bướu qúa to không thể mổ được nữa, lại làm cho khó thở, rối loạn tim mạch, đè vào ruột và bọng đái làm bí tiêu, tiểu, phân ra đằng miệng, áp huyết xuống thấp 70/60mmHg mạch 40, hơi thở yếu dần đến chết trong bệnh viện trước sự chứng kiến của người thân, và các bác sĩ, mà trước đó 1 tháng còn khỏe mạnh, không tìm ra bệnh gì.
Chữa Bệnh theo Tinh-Khí-Thần :
Khí :
a-Hướng dẫn bệnh nhân tập tại chỗ, bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngưc 200 lần, sau đó ngậm miệng giữ khí, nằm trên giường, xuôi hai tay bên hông, chỉ cần nhắm mắt theo dõi hơi thở ở huyệt Thần Khuyết ngay lỗ rốn khi mình ấn đè tay vào huyệt, huyệt này làm tán hàn, hồi phục dương khí, tăng hỏa khí giúp ấm nóng bụng. Sau 15 phút, đo nhiệt độ ở bụng lên 38 độ C, khối u ở bụng mềm, mình không nghe tiếng nước chảy ra, nhưng có tiếng bụp bụp là khí thoát ra, khối u mền nhỏ lại.
Đo lại áp huyết, tay trái 128/75mmHg mạch 78, tay phải 125/84mmHg mạch 73
b-Nằm Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, trong lúc bệnh nhân tập, người chữa, đứng bên cạnh, dùng ba ngón tay ấn đè vào huyệt Trung Quản,
Thần :
Hướng dẫn bệnh nhân nằm thở ở Thần Khuyết (huyệt ở rốn), giữa lòng bàn tay phải đặt ngay vào rốn, bàn tay trái đặt chồng lên trên. Đặt nhiệt kế dưới bàn tay, ban đầu nhiệt kế chỉ 30 độ C. Dặn bệnh nhân nhắm mắt, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, chỉ cần theo dõi hơi thở ra, mỗi lần thở ra tưởng tượng hơi thở đó dồn vào bàn tay làm nóng bàn tay. Mình đứng qua sát thấy nhiệt độ tăng dần theo mỗi hơi thở ra từ 30 dến 31, 32, 33, 34, 35, 36, rồi 36.1, 36.2, 36.3, 36.4, 36.5, 36.6, 36.7, 36.8, 36.9, 37.0, 37.1, 37,2 và nhiệt độ không tăng thêm nũa, lúc đó bụng sôi, mềm, nóng ấm, bụng và bàn tay chảy mồ hôi.
Tinh :
Hướng dẫn bệnh nhân uống trà hỗn họp tự pha chế : Trà Sơn Tra, Gừng, Trần Bì.
Ra tiệm thuốc bắc mua 1 hộp Trà Gừng (Ginger Tea), 2 hộp Trà Sơn Tra (Hawthorn Tea), 1gói 1lb Trần Bì .
Gừng làm ấm bao tử, Sơn Tra tiêu mỡ, hạch, bướu, Trần Bì hạ khí tiêu đàm, không bị kết tủa thức ăn thành bướu đàm.
Lấy 30g Trần Bì nấu 1 lít nước, cho nhỏ lửa sôi 5 phút, cất vào bình thủy cả nước lẫn cái.
Sau mỗi bữa ăn, cho nửa gói trà gừng, 1 gói Trà Sơn Tra vào ly, đổ nước vỏ quýt (Trần Bì) đầy ly, khuấy đều, uống hết 1 lần..
Mỗi ngày pha 3 lần uống sau 3 bữa cơm, hoặc sau 2 bũa cơm và 1 lần vào lúc 9 giờ tối.