Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

191 - Hỏi cách chữa tay tê cứng nhức mỏi không nắm cầm được

Thầy ơi cho con hỏi! Mẹ con năm nay đã hơn 50 tuổi, dạo này không hiểu vì sao bàn tay mẹ con tê cứng lại, nhức mỏi, không thể cầm nắm, hoạt động mạnh được. Đã uống thuốc tây rồi mà vẫn chưa khỏi.

Mẹ con còn bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, ... không biết nó có liên quan đến chứng bệnh tê cứng tay của mẹ con không?

Mong thầy trả lời sớm cho con!

Xin chân thành cảm ơn thầy nhiều!!!!

A-Nguyên nhân :

Tất cả các bệnh đều liên quan đế áp huyết cao hay thấp so với tiêu chuẩn như sau :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nếu đo áp huyết cao hơn so với số tuổi gọi là bệnh cao áp huyết. Nếu những người đang uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết, bây giờ đo lại, có số đo áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn lại có bệnh áp huyết thấp.

Đau tay tê cứng nhức mỏi không cầm được vật gì cũng chia thành hai loại bệnh do cao áp huyết và do thấp áp huyết. Khi bị tê liệt cũng có hai loại : Cao áp huyết làm tê liệt, gân tay chân sẽ bị co cứng. Áp huyết huyết thấp thì tê liệt xuội, tay chân mềm lỏng lẻo vô lực.

Nếu không có máy đo áp huyết ở nhà, có thể kiểm chứng tay tê đau do cao áp huyết hay thấp áp huyết ở bên tay đau như sau :

a-Bệnh nhân đưa tay cử động lên cao xuống thấp, đưa ra trước ra sau, cử động mọi hướng, xem có tìm được 1 điểm đau nào nhất định một chỗ hay không, thử đi thử lại cũng chỉ đau 1 điểm có thể sờ được đúng vào điểm đau ấy : Đó là do khí huyết bị tắc nghẽn đúng chỗ đó do áp huyết cao.

b-Khi cử động các hướng để tìm điểm đau, cảm thấy đau một vùng, chứ không có điểm đau nhất định để có thể chỉ đúng được chỗ đau : Đó là do thiếu khí huyết tuần hoàn bởi áp huyết bị tụt thấp.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Khi đo áp huyết hai tay, lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương, nhịp tim, sẽ thấy kết qủa số đo hai tay khác nhau, bên cao bên thấp do phản ứng phụ của thuốc giãn mạch.

Áp huyết cao thì kiêng ăn thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, cà phê, trái cây nhãn xoài, sầu riêng, mít, chôm chôm, măng cụt, khô mực, các lại mắm chua...

Áp huyết thấp kiêng ăn thức ăn chua, hàn lạnh, cam, chanh, bưởi, kem, dưa leo, khổ qua, đậu xanh, hoa cúc...

Khí :

a-Dùng kim thử tiểu đường châm vào 10 đầu ngón tay nặn máu, sẽ cho ra hai kết qủa :

Nếu vừa châm xong máu tự chảy ra là cao áp huyết, tiếp tục nặn ra hết máu bầm, rồi ra đến máu đỏ. Khi máu ra, nặn nữa lại không ra máu, nặn mãi lại ra máu, chứng tỏ ống dẫn máu bị nghẽn do cholesterol làm nghẽn tuần hoàn máu. Bàn tay tê cứng thuộc trường hợp này thì các ngón tay cứng không cử động nắm bàn tay để khép các ngón ép vào lòng bàn tay được. Khi đo áp huyết máy đo bơm nhồi hai lần hay ba lần là do cholesterol kết tủa chung quanh ống mạch tim.

Nếu châm xong nặn cũng không ra máu, là áp huyết thấp, thiếu máu thông ra bàn tay, nên đau tê nhức cả cánh tay bàn tay không có lực, cần phải nặn cho ra được máu thông ra đến đầu ngón tay.

Cả hai trường hợp, sau khi nặn ra máu, ngửa bàn tay bị bệnh, dùng bàn tay kia hay nhờ người khác, bấm ép từng ngón tay một vào sát lòng bàn tay, khi ép ngón tay thì bệnh nhân thở ra để thư giãn thần kinh giúp giảm đau, mỗi ngón bấm ép nhiều lần cho đến khi các ngón tay mềm, bàn tay nắm lại được dễ dàng. Còn trường hợp áp huyết thấp, ngón tay mềm, thì cũng ép ngón tay vào bàn tay, nhưng làm cho từng khớp lóng tay vuông góc, bệnh nhân có cảm giác đau giựt tay lại, bấm từng ngón, đều phải có phản ứng đau giựt tay lại, chứng tỏ 6 đường kinh trên tay đã đưa khí huyết thông ra tới ngón tay, có cảm giác bàn tay có lực, có thể cầm được đồ vật,

b-Tập luyên bàn tay :

Bệnh nhân nằm ngửa, hít vào thì hai bàn tay nắm vào thật chặt, thở ra thì mở xòe bàn tay ra, tập 50 lần.

c-Tập luyện khuỷu tay :

Người nhà phụ giúp, khi bệnh nhân thở ra thì ép cánh tay ngoài vào sát cánh tay trong cho bàn tay xòe đụng được vào vai, mỗi lần ép bàn tay đụng vai, thì bệnh nhân thở ra, tập 10 lần.

d-Tập khớp vai và bả vai :

Chập hai bàn tay bệnh nhân đan lại, khi thở hơi ra làm giảm đau thì đưa hai bàn tay lên trên ra sau đầu 50 lần để thông khớp vai và bả vai.

e-Đứng tập Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần để thông khí huyết cổ gáy vai tay và bàn tay, điều hòa tim mạch làm nhịp tim đập đều, cần phải vỗ hai bàn tay cho máu thông xuống bàn tay.

f-Đứng tập bài Nắm bàn tay Quay khớp vai 10 lần

g-Sau khi hết bệnh, tiếp tục tập toàn bài khí công để tăng cường sức khỏe sẽ không còn lo đến bệnh tật.

Thần :

Áp huyết cao tập thở thiền ở Đan Điền Tinh, áp huyết thấp tập thở ở Đan Điền Thần, giúp điều hòa áp huyết, an thần ngủ ngon

Thân

doducngoc

Tài liệu đính kèm :

Vỗ tay 4 nhịp

http://ca.video.yahoo.com/watch/7797226/20633564

Quay vặn khớp vai

http://ca.video.yahoo.com/watch/7797738/20634713

Những bài tập động công trong lớp :

http://ca.video.yahoo.com/watch/4688300/12529458

Thở Đan Điền Tinh

http://video.yahoo.com/watch/7399636/19355762

Thở Đan Điền Thần

http://video.yahoo.com/watch/7399604/19355646

Bài 1 : Bấm huyệt chữa đau tay vai không nâng lên được.

Bài 2 : Đau các khớp tay, khuỷu tay, bàn tay (Chùa Linh Sơn, Toronto)

http://video.yahoo.com/watch/3883616/10582902

Day vuốt huyệt, cách ép cánh tay và chân gối, thông 12 đường kinh tay chân. (Chùa Linh Sơn, Toronto)

http://video.yahoo.com/watch/3883986/10583780