Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

192 - Hỏi cách chữa lưỡi miệng lở loét

Cháu bị bệnh nhiệt miệng, lưỡi cứ hay lở loét uống thuốc tây chỉ do một thời gian lại tái phát xin hỏi thầy Đỗ Đức Ngọc có cách gì chưa khỏi bệnh này không

TVT.

A-Nguyên nhân :

Miệng lưỡi lở loét do tỳ vị nhiệt, kiểm chứng được bằng máy đo áp huyết bên tay trái sẽ cao hơn bên tay phải. Có sự khác biệt nhất khi đo cả hai bên tay trước và sau khi ăn 30 phút, lấy kết qủa cả 3 số tâm thu (số thứ nhất cho biết áp huyết cao hay thấp), tâm trương (số thứ hai chỉ sự đàn hồi của van tim), nhịp tim đập (số thứ ba cho biết chức năng gan tỳ vị hàn hay nhiệt).

Kết qủa số đo áp huyết bên tay trái liên quan đến chức năng bao tử, kết qủa số đo áp huyết bên tay phải liên quan đến chức năng gan.

Thông thường, lúc bụng đói trước khi ăn, áp huyết hai bên thấp hơn là sau khi ăn 30 phút lúc bụng no là đúng, nhưng dù thấp nhất hay cao nhất cũng phải nằm trong tiêu chuẩn ở lứa tuổi của mình, như sau :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nếu chức năng gan tỳ vị hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt, 2-3 giở sau, áp huyết lại trở lại bình thường như lúc bụng đói, nhưng nếu chức năng tiêu hóa kém, thức ăn còn nằm trong bao tử không chuyển hóa, nên áp huyết vẫn cao. Rồi đến bữa ăn kế tiếp, áp huyết lại cao hơn nữa. Thức ăn không tiêu chồng chất chứa trong bao tử, thí dụ bữa ăn sáng thức ăn vào bao tử 1 kg, chuyển hóa ra khỏi bao tử 0.6kg, còn lại trong bao tử 0.4 kg chưa kịp chuyển hóa, lại đến bữa ăn chiều, thức ăn vào bao tử thêm 1 kg thành 1.4kg, ban đêm nghỉ ngơi, thức ăn được chuyển hóa ra khỏi bao tử được nhiều nhất cũng không hết, số thức ăn còn lại lên men làm tăng nồng độ trong bao tử thành bao tử nhiệt, nhiệt khi đưa lên họng lở môi miệng, lưỡi đóng bợn trắng khô dầy. Biến chứng của bệnh này nhẹ thì bị loét bao tử, nặng thì bị ung thư bao tử.

Theo nguyên tắc, khi thức ăn vào bao tử, nó muốn chuyển hóa hết thức ăn ra khỏi bao tử phải có 3 điều kiện sau đây :

a-Không ăn qúa no, nhiều hơn sức làm việc của bao tử.

b-Chức năng của bao tử phải co bóp hoạt động tốt.

c-Cơ thể phải có thời gian nghỉ ngơi để bao tử làm việc, nên sau một giấc ngủ đêm, bao tử chuyển hóa hết thức ăn, giúp cho mình biết đói để bắt đầu ăn tiếp vào ngày hôm sau. Dấu hiệu chuyển hóa của bao tử suy yếu là sau khi ăn, mình bị buồn ngủ, chính là do nhu cầu nó đòi hỏi cơ thể cần phải được nghỉ ngơi dồn hết năng lượng giúp nó chuyển hóa.

Có người bị ung thư bao tử, khi mổ bao tử vẫn còn những thức ăn cũ lâu ngày kết thành khối cứng trong bao tử không chuyển hóa được.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Cách chữa theo phương pháp đông y khí công là đối chứng trị liệu, điều chỉnh lại chức năng khí hóa của cơ thể hoạt động đồng bộ cả 3 yếu tố tinh-khí-thần.

Tinh :

a-Chức năng của bao tử tạo ra thấp khí để làm mục nát thức ăn, nếu sự co bóp của bao tử yếu không đẩy thức ăn xuống ruột non, thức ăn sẽ lên men, tạo ra nhiệt, lúc đó bao tử bị thấp nhiệt gây biến chứng lở môi miệng. Cách chữa là phải ngưng ngay việc đưa thức ăn thêm vào bao tử, mà phải đẩy khí thấp nhiệt và thức ăn cũ ra khỏi bao tử bằng các ăn cháo Ý Dĩ mua ở tiệm thuốc bắc. Lấy 1 nắm hay 100g Ý Dĩ nấu với 1,5 lít nước cạn thành cháo, ăn thay cho bữa cơm, ăn nhạt không cho muối hay đường gì cả, công dụng của Ý Dĩ là tháo thấp, giúp tống hết thức ăn và nhiệt dư thừa của bao tử ra ngoài.

Ăn trong hai ngày để chỉnh lại chức năng hoạt động của bao tử. Sau đó mỗi tuần ngưng ăn cơm, lại ăn cháo Ý Dĩ 1 ngày, hay ăn xen kẽ, ban ngày ăn hai bữa cơm, tối ăn thêm một bữa cháo Ý Dĩ cho đến khi khỏi bệnh.

b-Không được ăn vặt, và ăn những chất có gia vị cay, nóng, những chất ăn không tiêu... và để bao tử có thời giờ nghỉ ngơi sẽ phục hồi lại chức năng chuyển hóa.

c-Sau bữa ăn uống trà Hoa Cúc giúp cơ thể hạ nhiệt, giải nhiệt độc

d-Mua ở tiệm thuốc bắc viên thuốc ngậm làm bằng Dưa Hấu (gọi là thuốc Dưa Hấu), ngậm trong miệng, làm mát cơ thể, chữa lưỡi miệng nóng lở loét.

e-Mua ở tiệm thuốc tây thuốc Phan Tả Diệp tên thương mại là Senna Laxatif, uống mỗi tối 3 viên trong 3 ngày, để lọc máu xổ độc trong gan theo đường phân ra ngoài, sau đó mỗi cuối tuần xổ 1 lần. Nếu không có bán trong tiệm thuốc tây, thì mua Lá Phan Tả Diệp ở tiệm thuốc bắc (giống lá me), lấy 1 thìa lá, bỏ vào 1 ly nước sôi, hãm 30 phút cho thuốc ngấm thành mầu vàng chanh, uống vào 3 buổi tối, và 1 lần vào cuối mỗi tuần.

Khí :

a-Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, giúp cơ bao tử co bóp nhồi nhuyễn thức ăn. Mỗi ngày tập 5 lần, giúp bao tử đẩy hết thức ăn ra khỏi bao tử, thì bao tử sẽ không bị tích lũy thấp nhiệt.

Bài tập này có công dụng chữa tất cả các bệnh ung thư và đề phòng ngăn ngừa bệnh ung thư, mỗi ngày tập 10 lần, nó sẽ giúp cho thông khí huyết trong lục phủ ngũ tạng và toàn thân để lọc máu tống độc ra ngoài.

b-Sau khi ăn 30 phút tập bài Kéo Ép Gối giúp bao tử co bóp, sau khi tập xong, bao tử cần nghỉ ngơi để làm công việc hấp thụ chất bổ, nên phải tập bài thở thiền 30 phút để dưỡng thần như dưới đây .

Thần :

Nằm ngửa, nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, tập thở thiền ở Đan Điền Tinh 30 phút, bàn tay phải người nam đặt dưới rốn 5cm, bàn tay trái đặt chồng lên trên, chỉ cần theo dõi bụng phồng lên xẹp xuống, nghe hơi trong bụng sôi, nghe khí chuyển động từ bao tử và gan chạy xuống bụng dưới, có cảm giác bụng càng ngày càng mềm, ấm nóng, bàn tay rịn mồ hôi là tập đúng.

Bài tập này tập ngay sau khi tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, sau mỗi bữa ăn 30 phút, và tập thở thiền 30 phút trước khi đi ngủ vào mỗi tối, giúp chức năng hấp thụ và chuyển hóa của cơ thể được phục hồi và giúp an thần ngủ ngon.

Thân

doducngoc